Húng quế thường được dùng làm gia vị nhưng loại thảo dược này còn được dùng làm thuốc từ rất lâu đời.
Có thể dùng toàn cây, một số trường hợp dùng riêng hạt hoặc rễ chữa nhiều bệnh.
1. Đặc điểm và công dụng của húng quế
Húng quế tên khác là: Húng giổi, rau é, hương tử hoa, tô bạc hà… Tên khoa học là Ocimum basilicum L. var. basilicum., thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae).
Húng quế là loại cây thảo, sống hằng năm. Thân và cành vuông, nhẵn hay có lông, thường phân cành ngay từ dưới gốc, cao 50-60cm. Lá mọc đối có cuống, phiến lá hình thuôn dài, hình trái xoan – mũi mác; có thứ màu xanh lục, có thứ màu tím đen nhạt.
Cụm hoa mọc thành xim co ở đầu cành, gồm nhiều vòng, có 5-6 hoa nhỏ màu trắng hay hơi hồng. Các vòng mọc cách xa nhau ở phía dưới và xít nhau ở ngọn; lá bắc nhỏ, rụng sớm; đài 5 răng không bằng nhau, mọc nghiêng, tồn tại khi cánh hoa đã rụng, màu lục hoặc tím tía; tràng hợp ở dưới thành ống, rồi xẻ 2 môi, trên chia 4 thùy nông, môi dưới nguyên, nhị 4 hơi thò ra ngoài; bầu 4 ô. Quả chứa hạt đen bóng.
Cành lá, cả hoa và hạt húng quế đều được làm thuốc.
Hạt húng quế chứa chất nhầy, khi ngâm vào trong nước sẽ nở ra, bao quanh hạt thành một màng nhầy trắng. Nước có tác dụng giải nhiệt và nhuận tràng.
Trong Đông y, hạt húng quế vị cay ngọt, tính bình có tác dụng thanh nhiệt, sáng mắt, trừ màng mộng, chữa mắt đỏ nhiều dử, lông quặm, mắt sinh màng mộng, giác mạc mờ đục nhìn không rõ …
Cành và lá cây húng quế vị cay, tính ấm, lợi vào các kinh phế, tỳ, vị, đại tràng có tác dụng trừ phong hành khí, hóa thấp tiêu thực, hoạt huyết giải độc; dùng chữa cảm mạo đau đầu, đầy bụng, tiêu hóa kém, viêm ruột, tiêu chảy, đau vùng thượng vị, tiêu chảy, k.inh n.guyệt không đều, đòn ngã tổn thương, viêm da l.ở l.oét, dị ứng mẩn ngứa…
Húng quế chữa dị ứng mẩn ngứa, nổi mề đay
2. Sử dụng húng quế trong phòng chữa bệnh
– Chữa mẩn ngứa, mề đay, dị ứng: Cành lá, cả hoa và hạt húng quế, rửa sạch, giã nhỏ, thêm nước ấm, lọc lấy nước cốt uống. Bã xoa đắp vào những chỗ da dị ứng mẩn ngứa.
– Chữa đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy: Lá húng quế 50g, sắc nước uống.
– Chữa nhức đầu, ho, viêm họng: Cành lá húng quế 40-60g hãm nước sôi, chia ra uống dần trong ngày.
– Chữa cảm mạo, ho gió, sổ mũi: Húng quế, húng chanh, xương sông – lượng bằng nhau; giã nát với ít muối, thêm nước lọc lấy nước cốt, bỏ bã, chia ra nhiều lần ngậm trong ngày.
– Phụ nữ sau sinh thiếu sữa : Cành lá húng quế 40g, sắc nước uống trong ngày.
– Chữa mắt sinh màng mộng, nhìn mờ: Hạt húng quế 6-9g, sắc nước uống trước khi đi ngủ.
Kiêng kỵ: Người khí hư, huyết táo sử dụng nhiều húng quế cần thận trọng; dùng quá lâu có thể dẫn tới đau xương khớp
Thực hư hiệu quả của phương pháp thải độc gan
Ngày càng quan tâm hơn tới sức khỏe bản thân, nhiều người tìm đến các phương pháp thải độc gan bằng thuốc, thực phẩm chức năng, nước uống detox, nước lá dân gian truyền miệng,…
và cả những lời đồn trên mạng.
Chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh lý về gan tại Bệnh viện trung ương Quân đội 108. Ảnh: BVCC.
Cơ thể tự đào thải độc tố thông qua gan
Thường xuyên bị nổi mề đay và xuất hiện nhiều mụn trứng cá, chị Nguyễn Mai Hoa (Ba Đình, Hà Nội) quyết định ra cửa hàng dược phẩm gần nhà mua thuốc để uống. Sau vài câu hỏi, người bán hàng phán đoán bệnh của chị Lan có thể do chức năng gan suy giảm và khuyên chị nên mua thêm thực phẩm chức năng giúp thải độc gan. Nghe giới thiệu sản phẩm được chiết xuất từ thảo dược, an toàn nên chị Lan đã mua một hộp về sử dụng.
Trong khi đó, do lo lắng cho sức khỏe của chồng sau những buổi nhậu nhẹt, chị Hoàng Thị Dung (Hoàng Mai, Hà Nội) đã tìm hiểu trên internet và ra hiệu thuốc mua loại sản phẩm được quảng cáo là hỗ trợ chức năng gan, giải độc gan cho chồng uống. Mặc dù chẳng biết tình trạng của gan thế nào và sản phẩm có tác dụng hay không, song theo chị Dung, “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.
Ở nước ta, tỷ lệ bệnh nhân mắc các bệnh lý về gan trong cộng đồng khá cao. Chính vì vậy, nhu cầu sử dụng thuốc và thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị gan rất lớn. Trên các trang mạng xã hội, người dùng có thể dễ dàng bắt gặp rất nhiều video hoặc hình ảnh kèm lời quảng cáo về các loại thuốc và thực phẩm chức năng bổ gan, thải độc, phòng ngừa cũng như hỗ trợ điều trị bệnh lý về gan. Ngoài thị trường, các sản phẩm này cũng được bày bán tràn lan với nhiều tên thương mại khác nhau. Tin theo quảng cáo hoặc nghe theo lời mách bảo, nhiều người đã tự ý mua về sử dụng mà không theo chỉ định của các bác sĩ.
BS Nguyễn Hoài Thu – Viện Y học Ứng dụng Việt Nam cho biết, gan đại diện cho hệ thống lọc chính của cơ thể con người, chuyển đổi thuốc và chất độc thành chất thải, làm sạch m.áu và chuyển hóa các chất dinh dưỡng quan trọng cung cấp cho cơ thể. Gan là một phần cơ bản trong cơ chế điều hòa tổng thể của cơ thể.
Một trong những cách chính mà cơ thể tự đào thải độc tố là thông qua gan. Gan chính là một phần cơ bản trong cơ chế điều hòa tổng thể của cơ thể. Trong những năm gần đây, nhiều sản phẩm tràn ngập thị trường với mục đích giải độc và làm sạch gan đôi khi khiến người tiêu dùng hoang mang không biết đâu là lựa chọn phù hợp.
Theo BS Thu, gan giúp loại bỏ chất thải, xử lý các chất dinh dưỡng và thuốc khác nhau. Một số chức năng thiết yếu của gan bao gồm: Xử lý các chất dinh dưỡng được ruột hấp thụ để chúng được hấp thụ hiệu quả hơn; Điều hòa thành phần m.áu để cân bằng protein, chất béo và đường; Phá hủy các tế bào hồng cầu cũ; Sản xuất các chất cần thiết tham gia vào quá trình đông m.áu. Ngoài ra, gan còn phá vỡ, chuyển hóa rượu và thuốc; Sản xuất protein và cholesterol thiết yếu; Loại bỏ độc tố khỏi m.áu trong đó có bilirubin, amoniac và các chất khác; Lưu trữ các khoáng chất như sắt và vitamin A.
Giải độc gan bằng lối sống lành mạnh
Nhiều người cho rằng, việc thanh lọc cơ thể sẽ giúp gan loại bỏ độc tố sau khi uống quá nhiều rượu hoặc ăn những thực phẩm không lành mạnh. Hoặc hy vọng thải độc gan sẽ giúp gan hoạt động tốt hơn hàng ngày cũng như góp phần giúp điều trị bệnh gan. Song, thực tế, theo BS Nguyễn Hoài Thu, hiện tại, không có nghiên cứu cũng như bằng chứng cụ thể nào cho thấy các liệu pháp giải độc hoặc thực phẩm bổ sung có thể khắc phục được tổn thương gan.
Người dùng có thể cảm thấy tốt hơn khi thực hiện chế độ ăn kiêng giải độc vì không ăn thực phẩm chế biến sẵn có chất béo rắn và đường đã qua chế biến. Những thực phẩm chế biến sẵn này có lượng calo cao nhưng lại ít dinh dưỡng, không tốt cho sức khỏe. Chế độ ăn kiêng giải độc cũng có thể loại bỏ các loại thực phẩm mà bạn có thể bị dị ứng hoặc nhạy cảm, như sữa, gluten, trứng hoặc đậu phộng.
“Thực tế, giải độc có thể gây hại cho gan. Các nghiên cứu đã phát hiện, tổn thương gan do thảo dược và thực phẩm bổ sung đang ngày càng gia tăng” – BS Thu cho biết. Ngoài ra, người dùng cũng cần chú ý về liệu pháp thải độc gan cũng như các sản phẩm thải độc gan. Bởi, một số công ty sử dụng các thành phần có thể gây hại hoặc đưa ra những tuyên bố chưa được kiểm chứng về hiệu quả của các sản phẩm gắn mác thải độc gan của họ.
Nếu nhịn ăn trong quá trình giải độc gan, mọi người có thể cảm thấy mệt, ngất xỉu, đau đầu hoặc bị mất nước. Nếu bị viêm gan B và đang bị tổn thương gan, việc nhịn ăn có thể khiến tổn thương trở nên tồi tệ hơn.
Để giúp phòng ngừa bệnh gan cũng như cải thiện sức khỏe bằng việc thay đổi lối sống khoa học lành mạnh, cần hạn chế uống rượu. Có chế độ ăn uống cân bằng mỗi ngày. Tăng cường chất xơ và vi khoáng từ trái cây và rau quả, hạt và ngũ cốc nguyên hạt. Hãy đảm bảo bổ sung protein cho các enzyme để góp phần giúp cơ thể giải độc một cách tự nhiên.
Ngoài ra, cần duy trì cân nặng khỏe mạnh, tập thể dục mỗi ngày nếu có thể. Đồng thời, giảm bớt hành vi nguy hiểm có thể dẫn đến viêm gan virus như: Tránh dùng các chất kích thích gây nghiện. Không dùng chung dao cạo râu, bàn chải đ.ánh răng hoặc các vật dụng khác trong nhà. Xăm hình đảm bảo ở các cơ sở uy tín có biện pháp vô khuẩn đảm bảo an toàn…