Căn bệnh khiến n.am s.inh 21 t.uổi t.ử v.ong, 80 người phải theo dõi sức khỏe

Sau nhiều ngày điều trị bệnh cúm A/H5N1, n.am s.inh viên 21 t.uổi ở Khánh Hòa đã t.ử v.ong do chuyển nặng.

Những người tiếp xúc với bệnh nhân phải theo dõi sức khỏe.

Ngày 23/3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Khánh Hòa cho biết, nam bệnh nhân trên dương tính với virus cúm A/H5N1 diễn tiến nặng, phổi bị xơ. Đây là ca đầu tiên t.ử v.ong do cúm A/H5N1 tại Việt Nam trong năm nay, chưa rõ nguồn lây nhiễm.

Trước đó, bệnh nhân được đưa tới Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Khánh Hòa. Bệnh viện này liên tục hội chẩn với Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương ( Hà Nội), Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa nhưng tình trạng bệnh nhân quá nặng, không thể cứu sống.


Bệnh nhân được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Khánh Hòa. Ảnh: X.N.

Theo điều tra dịch tễ, bệnh nhân nam 21 t.uổi, là sinh viên Đại học Nha Trang. N.am s.inh bị mệt từ hôm 11/3, tự mua thuốc uống nhưng bệnh tình không thuyên giảm. Người này trở về nhà tại thị xã Ninh Hòa, tiếp xúc mẹ, em gái và tới cơ sở 2 Trung tâm Y tế thị xã Ninh Hòa, được chẩn đoán viêm họng – thanh quản cấp, theo dõi sốt xuất huyết. Bác sĩ đề nghị nhập viện nhưng bệnh nhân xin điều trị ngoại trú.

Sau đó, n.am s.inh sốt cao, đau bụng quanh rốn, đi phân lỏng, được đưa vào Bệnh viện Đa khoa khu vực Ninh Hòa, bác sĩ chẩn đoán nhiễm khuẩn ruột, cảnh báo n.hiễm t.rùng huyết.

Đến ngày 17/3, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa. Xét nghiệm mẫu bệnh phẩm tại Viện Pasteur Nha Trang, kết quả dương tính với cúm A/H5N1. N.am s.inh được chuyển điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Khánh Hòa nhưng trở nặng, t.ử v.ong.

CDC tỉnh đang tiếp tục tìm nguồn lây và điều tra dịch tễ, khoanh vùng những người tiếp xúc bệnh nhân để tránh lây thành dịch và lan rộng trong cộng đồng.

Ngoài ra, hơn 80 người tiếp xúc với bệnh nhân đang được theo dõi sức khỏe. Trong số đó có 3 người thân, 6 sinh viên chung phòng, 60 sinh viên cùng lớp, 14 nhân viên y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa và 6 nhân viên y tế tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Khánh Hòa. Ký túc xá Trường Đại học Nha Trang – nơi bệnh nhân ở và các khu vực khám, điều trị, xe vận chuyển bệnh nhân được phun hóa chất khử khuẩn.

Cúm gia cầm A/H5N1 nguy hiểm như thế nào?

Bệnh do virus cúm A/H5N1 gây ra cho các loài chim, động vật có vú và con người. Người bệnh thường có triệu chứng diễn biến cấp tính giống với các loại cúm thông thường nhưng có thể kèm theo một số dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm hơn:

– Sốt cao liên tục trên 38 độ C

– Cảm thấy rét run, mệt mỏi, choáng váng đầu óc

– Đau ngực, tim đ.ập nhanh

– Đau họng, ho

Chỉ sau nửa ngày, các triệu chứng có thể trở nên trầm trọng. Người bệnh có biểu hiện suy hô hấp cấp như khó thở, thở nhanh, da tím tái, đau lan tỏa, mệt mỏi đặc biệt là đau đầu, nhức cơ, đau toàn thân, ý thức mê man. Bệnh có thể diễn tiến nghiêm trọng dần và gây biến chứng viêm phổi, t.ử v.ong nếu không được điều trị kịp thời.

Thời gian ủ bệnh của cúm A/H5N1 dài hơn các chủng virus khác, từ 2-8 ngày và có thể dài đến 17 ngày sau khi người bệnh tiếp xúc với các nguy cơ như: g.iết mổ hoặc sử dụng các sản phẩm từ gia cầm nhiễm virus như thịt, trứng hoặc tiếp xúc với người nhiễm bệnh. Đây là khoảng thời gian virus tiềm ẩn trong cơ thể, chưa có dấu hiệu, chỉ chờ cơ hội khởi phát.

Theo các chuyên gia y tế, có nhiều nguyên nhân gây bệnh cúm A/H5N1 cho cộng đồng:

– Sinh sống gần các trang trại gia cầm là điều kiện thuận lợi làm virus dễ lây nhiễm.

– Một số khu chợ bán trứng và gia cầm có điều kiện vệ sinh không đảm bảo.

– Ăn thịt gia cầm và trứng chưa được nấu chín.

Tăng cường tiêm vắc xin Covid-19 trong nhóm trẻ mầm non và học sinh

Chiều nay 20.11 Bộ Y tế thông báo trong nước có 274 ca mắc Covid-19 mới; tăng cường tiêm vắc xin cho học sinh và trẻ mầm non

Liên bộ Y tế và GD-ĐT vừa ban hành kế hoạch tăng cường triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho t.rẻ e.m mầm non, học sinh trong các cơ sở giáo dục. Kế hoạch hướng đến mục tiêu tăng tỷ lệ bao phủ vắc xin phòng Covid-19 mũi 3 cho trẻ từ 12 đến dưới 18 t.uổi và mũi 2 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 t.uổi nhằm tăng cường hiệu quả phòng bệnh.

Tiêm vắc xin cho học sinh và nhóm trẻ mầm non tiếp tục được chú trọng trong thời điểm cuối năm. Ảnh LIÊN CHÂU

Theo đó, tối thiểu 80% trẻ từ 12 đến dưới 18 t.uổi trong các cơ sở giáo dục thuộc đối tượng chỉ định được tiêm vắc xin phòng Covid-19 mũi 3.

Tối thiểu 80% trẻ từ 5 đến dưới 12 t.uổi trong các cơ sở giáo dục thuộc đổi tượng chỉ định được tiêm đủ 2 liều vắc xin phòng Covid-19.

Với nhóm trẻ mầm non, hai bộ sẽ định kỳ ít nhất một lần/tuần thông tin cập nhật về tiến độ tiêm chủng, thông tin về các tỉnh thành tiêm chậm để chỉ đạo liên ngành.

Thêm 155 bệnh nhân Covid-19 khỏi bệnh

Theo báo cáo của các sở Y tế, hôm nay có 155 bệnh nhân Covid-19 được công bố khỏi bệnh, không có ca t.ử v.ong. Từ đầu dịch đến nay, hơn 10,6 triệu bệnh nhân Covid-19 tại Việt Nam đã được điều trị khỏi.

Có 107 bệnh nhân đang thở ô xy, trong đó 63 ca thở ô xy qua mặt nạ; 21 ca thở ô xy dòng cao HFNC; 2 ca thở máy không xâm lấn; 21 ca thở máy xâm lấn. Tổng số ca t.ử v.ong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.169 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Về tiến độ tiêm vắc xin Covid-19, Bộ Y tế cho biết, hơn 263,25 triệu liều đã tiêm trên cả nước. Trong đó, số liều tiêm cho người từ 18 t.uổi trở lên là gần 222,43 triệu; số liều tiêm cho trẻ từ 12 – 17 t.uổi là gần 23,65 triệu; số liều tiêm cho trẻ từ 5 – 11 t.uổi là gần 17,2 triệu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *