Lạc tốt cho sức khỏe nhưng đại kỵ với những người này

Lạc, hay còn gọi là đậu phộng, không còn xa lạ với chúng ta trong bữa ăn hàng ngày. Lạc được biết đến với lượng dinh dưỡng phong phú, giá lại rẻ.

Dù là một loại thực phẩm bổ dưỡng, nhưng những nhóm người dưới đây cần hạn chế ăn lạc để bảo vệ sức khỏe của mình:

Lạc tốt cho sức khỏe nhưng đại kỵ với những người này

Thành phần dinh dưỡng của lạc

Theo nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, một khẩu phần lạc tương đương 28g hoặc 28 hạt lạc sống có chứa hàm lượng dinh dưỡng như sau:

Lượng calo: 161

Chất béo: 14g

Natri: 5,1mg

Carbohydrate: 4,6g

Chất xơ: 2,4g

Đường: 1,3g

Chất đạm: 7,3g

Dưới đây là một số tác dụng quan trọng của lạc:

Ngăn ngừa ung thư: lạc chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất thiết yếu, giúp ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư.

Tốt cho tim mạch: lạc giàu chất chống oxy hóa và khoáng chất như kali và mangan, giúp kiểm soát lượng natri trong cơ thể, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như cao huyết áp và đột quỵ.

Phòng ngừa sỏi mật: theo một số nghiên cứu, việc tiêu thụ lạc có thể giảm nguy cơ mắc sỏi mật đến 25%. Điều này là do lạc có khả năng làm giảm sự tạo thành và tích tụ của các tinh thể trong mật.

Hỗ trợ tiêu hóa: Chất xơ trong lạc giúp giảm viêm và hỗ trợ quá trình tiêu hóa, làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề về đường ruột.

Chống trầm cảm: các axit amin có trong lạc có thể giúp tối ưu hóa sản xuất serotonin trong não, giúp cải thiện tâm trạng và chống lại các triệu chứng của bệnh trầm cảm.

Hỗ trợ phát triển thai nhi: lạc chứa acid folic, một dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là trong việc ngăn chặn các dị tật ống thần kinh. Việc bổ sung lạc vào chế độ ăn uống hàng ngày của phụ nữ mang thai có thể hỗ trợ sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.

Cải thiện sức khỏe trí não: thành phần dinh dưỡng trong lạc có tác dụng tốt đối với sức khỏe trí não, giúp cải thiện trí nhớ và tăng cường sự tập trung.

Với những lợi ích đa dạng này, việc bổ sung lạc vào chế độ ăn uống thường xuyên có thể giúp duy trì và cải thiện sức khỏe tổng thể một cách tự nhiên và hiệu quả. Tuy nhiên, những người dưới đây cần tránh xa hoặc hạn chế ăn lạc:

1. Người có cơ địa dị ứng: một số người có cơ địa dị ứng hoặc nhạy cảm và cần phải cẩn thận khi tiếp xúc với loại thực phẩm này.

Nếu bạn có các triệu chứng như phát ban, buồn nôn hoặc sưng mặt sau khi ăn lạc, nghĩa là bạn bị dị ứng với loại thực phẩm này. Một số trường hợp dị ứng với lạc bị nặng còn xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, khó thở, nôn mửa, co giật, chóng mặt.

Nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng nêu trên bạn cần dừng sử dụng lạc ngay lập tức, đồng thời tới thăm khám kịp thời ở các cơ sở y tế.

2. Người bị rối loạn mỡ m.áu: những người mắc các vấn đề về mỡ m.áu cần cân nhắc hạn chế lượng lạc trong chế độ ăn uống của mình. Vì lạc giàu chất béo và calo, việc tiêu thụ nhiều có thể gây ra tình trạng tăng cân và tăng nguy cơ cho các bệnh về tim mạch.

3. Người bị bệnh gout: người bị bệnh gout cũng nên hạn chế ăn lạc. Lạc có thể làm giảm sự bài tiết axit uric, dẫn đến việc tái phát bệnh gout. Hơn nữa, lượng calo cao trong lạc có thể góp phần vào tình trạng tăng cân, làm tăng nguy cơ gout.

4. Người da dầu và mụn: với những người có làn da dầu, dễ mắc mụn, việc tiêu thụ lạc có thể kích thích tuyến dầu, gây ra tình trạng da dầu và nổi mụn. Đặc biệt là khi lạc được chế biến với các gia vị cay nóng hoặc đường, làn da có thể trở nên kích ứng và dễ nổi mẩn đỏ.

5. Người bị rối loạn tiêu hóa hoặc đang giảm cân: với những người đang trải qua các vấn đề về tiêu hóa hoặc đang trong quá trình giảm cân, việc tiêu thụ lạc có thể tạo ra cảm giác đầy bụng và làm chậm quá trình tiêu hóa, đồng thời cung cấp lượng calo và chất béo không mong muốn.

Ăn dâu tây mỗi ngày có tốt không?

Dâu tây là một trong những loại quả mọng được nhiều người yêu thích. Nhờ có hàm lượng dinh dưỡng và chất chống oxy hóa cao nên có nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Nếu bạn là người yêu thích dâu tây thì bạn sẽ rất vui khi biết rằng đây là một trong những loại trái cây tốt cho sức khỏe nhất mà bạn có thể tìm thấy. Chúng là nguồn cung cấp vitamin C và chất chống oxy hóa tuyệt vời, đồng thời chúng cũng có thể giúp cơ thể chúng ta tăng cường sức khỏe theo nhiều cách khác. Dâu tây mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cần tận dụng tối đa cho dù ăn tươi hay đông lạnh.

1. Thành phần dinh dưỡng của dâu tây

Dâu tây chứa hàm lượng cao các vitamin, chất chống oxy hóa và các thành phần dinh dưỡng quan trọng khác.

Dâu tây chủ yếu bao gồm nước (91%) và carbohydrate (7,7%). Chúng chỉ chứa một lượng nhỏ chất béo (0,3%) và protein (0,7%).

Các chất dinh dưỡng trong 100g dâu tây:

Lượng calo: 32

Nước: 91%

Chất đạm: 0,7g

Carb: 7,7g

Đường: 4,9g

Chất xơ: 2g

Chất béo: 0,3g

Carb

Dâu tây tươi chứa rất nhiều nước nên tổng hàm lượng carb của chúng rất thấp, ít hơn 8g carbs trên 100g.

Hàm lượng carb tiêu hóa ít hơn 6g trong cùng một khẩu phần. Hầu hết carbs của những loại quả này đều đến từ các loại đường đơn giản – chẳng hạn như glucose, fructose và sucrose – nhưng chúng cũng chứa một lượng chất xơ vừa phải.

Dâu tây có chỉ số đường huyết (GI) là 40, tương đối thấp.

Chất xơ

Chất xơ chiếm khoảng 26% hàm lượng carb trong dâu tây. Một khẩu phần dâu tây nặng 100g cung cấp 2g chất xơ cả chất xơ hòa tan và không hòa tan.

Chất xơ rất quan trọng để nuôi các vi khuẩn thân thiện trong ruột của bạn và cải thiện sức khỏe tiêu hóa. Chúng cũng hữu ích cho việc giảm cân và có thể giúp ngăn ngừa nhiều bệnh tật.

2. Một số lợi ích sức khỏe của dâu tây

2.1 Chất chống oxy hóa trong dâu tây có thể làm giảm viêm

Chất chống oxy hóa và vitamin C trong dâu tây giúp giảm viêm mạn tính và các vấn đề sức khỏe liên quan.

Dâu tây rất giàu chất chống oxy hóa và vitamin C, chất chống viêm tự nhiên giúp giảm viêm mạn tính và các vấn đề sức khỏe liên quan. Theo một nghiên cứu năm 2021 được công bố trên tạp chí Chất chống oxy hóa, chất chống oxy hóa có trong dâu tây có thể giúp ngăn ngừa và kiểm soát các tình trạng liên quan đến viêm nhiễm, chẳng hạn như bệnh tim mạch và đái tháo đường.

Dâu tây đặc biệt chứa nhiều chất chống oxy hóa, như vitamin C, flavonoid và acid phenolic. Các chất chống oxy hóa có trong dâu tây có liên quan đến việc cải thiện tình trạng viêm. Nghiên cứu cho thấy rằng ăn dâu tây cũng có thể làm tăng tổng trạng thái chống oxy hóa.

Hơn nữa, các chất chống oxy hóa có trong dâu tây ngoài lợi ích chống viêm, thậm chí có thể làm giảm các triệu chứng viêm khớp. Một nghiên cứu đã báo cáo sự giảm đau và viêm ở những người trưởng thành béo phì uống 50g đồ uống được chế biến từ dâu tây đông lạnh hàng ngày trong 12 tuần.

Đáng ngạc nhiên là dâu tây cũng rất tốt trong việc giúp bảo vệ chúng ta khỏi dị ứng. Điều này là do chúng có khả năng chống viêm và chứa một loại flavonoid đặc biệt được gọi là fisetin. Fisetin có tác dụng giúp hệ thống miễn dịch của cơ thể chúng ta kiểm soát các phản ứng viêm đối với các chất gây dị ứng tiềm ẩn.

2.2 Tốt cho người bệnh đái tháo đường, giúp kiểm soát lượng đường

Các nghiên cứu cho thấy dâu tây có thể giúp giảm phản ứng insulin và cải thiện tình trạng kháng insulin. Vì dâu tây có hàm lượng GI thấp nên chúng không gây ra sự tăng đột biến lượng đường trong m.áu khi ăn. Hàm lượng chất xơ cao của chúng cũng giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường, khiến chúng trở thành lựa chọn tuyệt vời để điều chỉnh lượng đường trong m.áu. Đặc biệt là khi chúng được ăn cùng với một bữa ăn nhiều carb. Chính các anthocyanin đầy màu sắc dường như có tác dụng này.

Dâu tây có chỉ số đường huyết thấp nhưng không nên ăn quá nhiều một lúc vì chúng vẫn có thể gây ra sự tăng vọt nhanh chóng về lượng đường trong m.áu.

Dâu tây có chứa các hợp chất bảo vệ thực vật được gọi là polyphenol, hai trong số đó – acid ellagic và ellagitannin đã cho thấy nhiều hứa hẹn trong việc giúp kiểm soát một số tác động của bệnh đái tháo đường type 2.

2.3 Có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Dâu tây rất giàu sắc tố đầy màu sắc có tác dụng bảo vệ – nhờ hàm lượng cao các hợp chất có lợi cho tim như anthocyanin, nghiên cứu cho thấy dâu tây có thể giúp bảo vệ hệ thống tim mạch của bạn bằng cách hỗ trợ huyết áp và mức cholesterol khỏe mạnh. Nguồn cung cấp chất dinh dưỡng tốt cho tim, bao gồm kali, folate và vitamin C, dâu tây có thể giúp kiểm soát huyết áp. Những lợi ích tốt cho sức khỏe tim mạch này làm giảm các yếu tố nguy cơ chuyển hóa tim mạch dẫn đến các bệnh mạn tính như bệnh tim.

Ăn dâu tây có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Nhiều nghiên cứu khác nhau đã tìm thấy những lợi ích về sức khỏe tim mạch của việc tiêu thụ dâu tây hoặc thực phẩm bổ sung từ dâu tây. Mặc dù kết quả còn mâu thuẫn nhưng một số nghiên cứu cho thấy ăn dâu tây làm giảm lipid m.áu và huyết áp tâm thu.

2.4 Dâu tây có hợp chất flavonoid tăng cường sức khỏe não bộ

Theo một đ.ánh giá có hệ thống năm 2022 trên Báo cáo khoa học (Mỹ), polyphenol trong dâu tây hoạt động như chất chống oxy hóa có thể giúp duy trì chức năng nhận thức khi già đi, tăng cường sức khỏe não bộ và hỗ trợ tinh thần minh mẫn.

Dâu tây được cho là có tác dụng bảo vệ thần kinh. Nghiên cứu năm 2021 trên tạp chí khoa học Molecules cho biết, việc tiêu thụ dâu tây trong thời gian dài có liên quan đến tốc độ suy giảm nhận thức chậm hơn theo t.uổi tác. Các hợp chất thực vật được gọi là flavonoid trong dâu tây có thể giúp giảm tình trạng viêm trong não và trì hoãn tình trạng mất trí nhớ do t.uổi tác, có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer ở người lớn t.uổi.

2.5 Dâu tây có thể tăng cường tiêu hóa, hỗ trợ sức khỏe đường ruột

Một nghiên cứu năm 2020 được công bố trên tạp chí Nutrients kết luận với hàm lượng chất xơ cao, dâu tây có thể giúp hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa táo bón và nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong ruột. Chất xơ là một phần cần thiết cho sức khỏe tiêu hóa, sức khỏe trao đổi chất tổng thể, sức khỏe tim mạch và hơn thế nữa. Ăn nhiều chất xơ hàng ngày thậm chí có thể làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.

Dâu tây là nguồn giàu polyphenol và chất xơ, cả hai đều có đặc tính prebiotic, nghĩa là chúng cung cấp nguồn nhiên liệu cho vi khuẩn có lợi sống hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh. Chất xơ này thúc đẩy sự đều đặn, ngăn ngừa táo bón và nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong ruột. Bằng cách thường xuyên đưa dâu tây vào chế độ ăn uống, có thể thúc đẩy sự gia tăng vi khuẩn bifidobacteria, giúp giữ cho hệ thống tiêu hóa của bạn ở trạng thái tốt nhất.

2.6 Có thể giúp kiểm soát cân nặng

Dâu tây có chỉ số đường huyết (GI) thấp và do đó giúp điều hòa lượng đường trong m.áu. Các nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều thực phẩm có chỉ số GI thấp có thể có lợi cho việc kiểm soát cân nặng và giảm tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến béo phì.

2.7 Giúp làn da khỏe mạnh, sáng đẹp

Dâu tây chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, bao gồm vitamin C, hỗ trợ sản xuất collagen và sức khỏe làn da, mang lại cho chúng ta làn da căng mọng, tươi trẻ hơn. Vì vitamin C cũng chống lại các gốc tự do nên nó cũng có thể giúp chúng ta ngăn ngừa nếp nhăn và lão hóa sớm. Do đó, dâu tây trở thành một sự bổ sung tốt cho chế độ ăn uống để có làn da khỏe mạnh, rạng rỡ.

2.8 Có thể giúp đôi mắt khỏe mạnh

Các flavonoid và phytocehmical phenolic có trong dâu tây cũng rất tốt trong việc giúp đôi mắt khỏe mạnh vì chúng được cho là làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như thoái hóa điểm vàng.

Trong khi đó, hàm lượng vitamin C cũng có thể giúp bảo vệ mắt chúng ta khỏi các gốc tự do từ tia UV khắc nghiệt của mặt trời, cũng như củng cố giác mạc và võng mạc.

3. Dâu tây có an toàn cho mọi người không?

Dâu tây nói chung là an toàn cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên, dị ứng dâu tây có thể xảy ra nhưng hiếm gặp. Dâu tây, cùng với các loại trái cây như táo, đào, bơ và quả việt quất có chứa các chất tự nhiên gọi là salicylates. Một số người nhạy cảm với salicylat có thể gặp phản ứng dị ứng. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy phản ứng dị ứng với dâu tây là do không dung nạp thực phẩm hơn là phản ứng dị ứng thông thường.

Các triệu chứng dị ứng dâu tây bao gồm nhức đầu, phát ban trên da, đau dạ dày, hen suyễn hoặc thậm chí sốc phản vệ. Nhưng đối với hầu hết mọi người, dâu tây là một sự bổ sung thú vị và an toàn cho chế độ ăn uống lành mạnh. Nếu nhạy cảm với salicylat, nên cân nhắc trước khi ăn hoặc hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

Ngoài ra, dâu tây cũng chứa goitrogen, hợp chất có thể cản trở chức năng tuyến giáp, vì vậy những người mắc bệnh tuyến giáp nên giảm thiểu lượng ăn vào. Dâu tây có hàm lượng histamine cao, điều này có nghĩa là những người không dung nạp histamine có thể cần phải điều độ lượng ăn vào. Mặc dù dâu tây nhìn chung an toàn cho hầu hết mọi người nhưng điều cần thiết là phải lưu ý đến khả năng dị ứng hoặc nhạy cảm. Khi thưởng thức dâu tây, hãy nhớ rửa thật sạch trước khi ăn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *