Đây là lý do vì sao thích ăn đồ ngọt mà nhiều người không nghĩ đến
Tín hiệu do não phát ra
Đường là nguồn nặng lượng cơ bản của cơ thể con người, có khoảng 50% năng lượng được tổng hợp từ quá trình phân hóa glucoze. Chính vì vậy, một khi nồng độ đường trong máu bị giảm xuống sẽ ảnh hưởng đến não bộ, còn làm tăng gánh nặng cho gan và thận.
Một giai đoạn nào đó mà bạn bỗng thích ăn đồ ngọt thì rất có thể là tín hiệu não phát ra để báo rằng cơ thể bạn đang thiếu hụt năng lượng, cần bổ sung glucoze để đảm bảo sự sống và trạng thái khỏe mạnh bình thường của cơ thể.
Cảm giác vui vẻ do Dopamine mang lại
Vì sao thích ăn đồ ngọt? Nguyên nhân có thể còn là do bạn thích thú với cảm giác vui vẻ mà chất Dopamine sinh ra. Trong đồ ngọt có chứa nhiều hàm lượng đường, sau khi tiếp xúc với cơ thể sẽ xảy ra phản ứng hóa học, từ đó tiết ra một lượng lớn chất Dopamine.
Dopamine không ngừng được hấp thu và dung giải, sau đó thông qua mạch máu đi đến mọi cơ quan bên trong cơ thể, kích thích thần kinh làm cho bạn cảm thấy vui thích và hưng phấn sau khi ăn đồ ngọt.
Mối liên quan với tình trạng đường huyết
Khi đường huyết tăng lên, trạng thái cảm xúc của con người sẽ trở nên vui vẻ và ổn định hơn. Ngược lại, đường huyết giảm sẽ khiến bạn dễ u uất, nóng nảy, khó chịu. Đây là lý do mà lúc này bạn thường thích bổ sung đồ ngọt.
Sau khi hấp thu một lượng lớn hợp chất Carbohydrat mà điển hình là tinh bột và glucoze, trong một thời gian ngắn sẽ khiến đường huyết cao hơn, giúp bạn cảm thấy thỏa mãn và phấn chấn trở lại.
Thích ăn đồ ngọt mà thiếu hiểu biết coi chừng bệnh tật quấn thân
Làm tăng tốc độ lão hóa da
Thành phần đường trong huyết dịch có thể “bám” trên các phân tử protein, làm phá vỡ Elastin và Collagen, khiến cho mặt xuất hiện nhiều nếp nhăn, da bị nhão, chảy xệ và sớm lão hóa.
Ngoài ra, thích ăn đồ ngọt một cách vô tội vạ còn làm thay đổi các thành phần lipit ở bề mặt da, tạo cơ hội cho vi khuẩn Propionibacterium acnes sinh sôi ở tuyến mỡ dưới da, khiến cho da mặt bị nhiều dầu, nhiều mụn nhọt.
Béo phì
Chị em ăn nhiều đồ ngọt trước tiên hãy cẩn thận bởi thành phần đường có thể làm nhiễu tín hiệu truyền đến não bộ, cụ thể là bạn đã ăn no rồi nhưng vẫn cảm thấy còn rất đói, lâu ngày khiến cơ thể hấp thu quá nhiều nhiệt lượng dư thừa, gây béo phì và kéo theo nhiều bệnh mãn tính khác.
Có thể gây đau đầu
Ăn đồ ngọt nhiều trong một thời gian ngắn sẽ làm đường huyết tăng cao đột ngọt, sau khoảng 2 tiếng, các phản ứng hóa học của glucoze hoàn thành lại làm đường huyết giảm nhanh chóng. Sự chênh lệch này có thể dẫn đến đau đầu, phổ biến nhất là chứng đau nửa đầu, ngoài ra nguy cơ tiểu đường cũng cao hơn.
Tăng áp lực lên mạch máu
Thành phần đường không chỉ gây rối loạn Cholesterol mà còn khiến mạch máu toàn thân bị co lại, áp lực mạch máu tăng cao. Trong khi đó, mạch máu ở động mạch vành rất mỏng, một khi mạch máu bị hẹp hoặc tắc nghẽn sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường, thậm chí gây phát bệnh tim cấp tính.
Gây ra gan nhiễm mỡ
Thích ăn đồ ngọt mà không biết kiểm soát liều lượng cũng như lựa chọn thực phẩm có lợi sẽ thúc đẩy mỡ thừa tích tụ ở các tế bào gan, lâu ngày làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Ngoài ra, các bệnh mãn tính phổ biến như tiểu đường, cao huyết áp, mỡ máu cao v.v… cũng dễ phát tác.
Thiên Khuê (Theo Familydoctor)