Người bị bệnh tiểu đường sẽ có nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch cao hơn so với người bình thường.
Không những vậy, lượng đường trong m.áu cao thời gian dài sẽ làm tổn thương các mạch m.áu trong tim, tăng khả năng hình thành các mảng xơ vữa.
Do đó, việc chăm sóc sức khỏe tim mạch rất quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường.
Tiểu đường và bệnh tim là 2 bệnh mạn tính phổ biến nhất thế giới. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cho biết mắc bệnh tiểu đường sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ bệnh tim. Trong khi đó, người trưởng thành bị tiểu đường có nguy cơ t.ử v.ong vì bệnh tim cao gấp 2-4 lần bình thường, theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today (Anh).
Người bị tiểu đường cần tránh t.huốc l.á vì t.huốc l.á sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tim. Ảnh PEXELS
Đường huyết cao trong thời gian dài không chỉ làm tổn thương các mạch m.áu mà còn khiến cơ tim cứng lại, thậm chí có thể góp phần suy tim. Ngoài ra, các mảng xơ vữa cũng làm mạch m.áu cứng lại, gây tắc nghẽn mạch m.áu, làm cản trở lưu thông m.áu đến tim.
Để giảm các nguy cơ trên, người mắc tiểu đường cần chăm sóc sức khỏe tim bằng các biện pháp sau:
Kiểm soát đường huyết
Điều quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường là phải thường xuyên theo dõi đường huyết. Họ cần uống thuốc và thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Chế độ ăn uống cân bằng
Người bị tiểu đường cần tuân thủ chế độ ăn cân bằng với nhiều rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc giàu protein và chất béo lành mạnh. Đồng thời, họ cần tránh các món có nhiều đường và chất béo có hại.
Tập thể dục
Tập thể dục đều đặn sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc các vấn đề về tim ở bệnh nhân tiểu đường. Các bài tập trọng tâm là đi bộ, chạy bộ, đạp xe và bơi lội. Những hình thức tập này giúp tăng cường sức bền, tăng khả năng bơm m.áu, cải thiện sức khỏe tim và lưu thông m.áu trên khắp cơ thể.
Tùy theo nhu cầu và năng lực thể chất của mỗi người mà sẽ có cường độ tập khác nhau. Tuy nhiên, nguyên tắc chung là cần tập với cường độ vừa phải trở lên trong ít nhất 30 phút/ngày. Mức độ tập này được khoa học chứng minh là giúp điều chỉnh đường huyết và ngăn ngừa bệnh tim.
Bỏ t.huốc l.á
Một trong những điều cơ bản nhất để kiểm soát tiểu đường lẫn bệnh tim là phải bỏ t.huốc l.á. Hút thuốc là yếu tố nguy cơ chính gây bệnh tim và các biến chứng tiểu đường. Do đó, bỏ t.huốc l.á sẽ giảm đáng kể những nguy cơ này, theo Medical News Today.
Ăn nhiều thịt đỏ tăng nguy cơ mắc tiểu đường?
Bệnh tiểu đường loại 2 ngày càng có xu hướng gia tăng và trẻ hóa, vậy ăn nhiều thịt đỏ làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường loại 2?
Bệnh tiểu đường là căn bệnh khá nhiều người mắc phải, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm về tim mạch, thận, ung thư và chứng mất trí nhớ.
Nguyên nhân dẫn tới căn bệnh này ngoài có thể do lối sống kém lành mạnh, nạp quá nhiều đường và chất béo, không bổ sung chất xơ, lười vận động…. Căn bệnh này nên được phát hiện sớm để có những biện pháp điều trị hiệu quả ngay từ khi mới mắc bệnh.
Bệnh tiểu đường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. (Nguồn: Sohu)
Một nghiên cứu mới do các nhà nghiên cứu của Đại học Harvard cho thấy, người ăn 2 phần thịt đỏ mỗi tuần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn những người ăn ít.
Nhóm nghiên cứu thu thập và phân tích dữ liệu sức khỏe từ hơn 210.000 người tham gia trong một số dự án nghiên cứu sức khỏe dài hạn của Mỹ.
Trong thời gian theo dõi kéo dài 36 năm, cứ 2 đến 4 năm những người tham gia sẽ báo cáo về chế độ ăn, tình trạng sức khỏe của mình một lần, ghi chép lại các loại thực phẩm, tần suất họ tiêu thụ.
Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy, hơn 22.000 người tham gia đã mắc bệnh tiểu đường loại 2 trong giai đoạn này.
Phân tích cũng cho thấy, ăn cả thịt đỏ đã qua chế biến và chưa qua chế biến đều liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Trong số những người tham gia khảo sát, người ăn nhiều thịt đỏ nhất nguy cơ mắc bệnh này cao hơn 62% so với những người ăn ít thịt đỏ nhất.
Sau khi điều chỉnh các yếu tố khác như hoạt động thể chất và lượng rượu nạp vào cơ thể, các nhà nghiên cứu phát hiện ra có mối quan hệ giữa lượng tiêu thụ thịt đỏ và bệnh tiểu đường loại hai. Cụ thể, mỗi khẩu phần thịt đỏ qua chế biến liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn 46%, trong khi con số ở thịt đỏ chưa qua chế biến là 24%.
Theo các chuyên gia, công trình nghiên cứu trên không khẳng định ăn thịt đỏ là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh tiểu đường, mà nó cho thấy mối liên hệ giữa lượng thịt đỏ bạn nạp vào và nguy cơ mắc bệnh.
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến nghị, mỗi người nên hạn chế tiêu thụ thịt đỏ xuống 1 lần/tuần (khẩu phần khoảng 70gram). Bạn có thể thay thế thịt đỏ bằng protein thực vật từ các loại hạt, đậu, sữa, để có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Khi thay thế thịt đỏ bằng các loại hạt và đậu sẽ giúp giảm 30% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, khi thay thế bằng các sản phẩm từ sữa giúp giảm 22%.