Muốn phòng ngừa ung thư triệt để, trước hết cần tránh xa 4 điều này

Với kinh nghiệm hơn 60 năm trong nghề, một chuyên gia ung bướu đã đúc rút được 4 yếu tố gây ung thư hàng đầu, mà con người có thể chủ động phòng ngừa, để tránh xa căn bệnh nan y này.

GS Sun Yan

GS Sun Yan, 91 t.uổi, là một trong những chuyên gia tiên phong trong lĩnh vực điều trị ung thư ở Trung Quốc. Với kinh nghiệm hơn 60 năm trong nghề, chuyên gia này đã đúc rút được 4 yếu tố gây ung thư hàng đầu, mà con người có thể chủ động phòng ngừa, để tránh xa căn bệnh nan y này.

Yếu tố 1: Thói quen sống không lành mạnh

Theo thống kê, khoảng 50% các ca ung thư có liên quan đến thói quen sống thiếu lành mạnh.

Trước hết phải xét đến chế độ dinh dưỡng. Nếu duy trì một chế độ ăn giàu calo và nhiều chất béo, bạn sẽ có nguy cơ cao bị thừa cân, béo phì, và đây cũng là căn nguyên có thể dẫn chúng ta đến nhiều loại ung thư khác nhau.

Nhiều loại thực phẩm cũng có mối liên quan trực tiếp đến bệnh ung thư như cà muối, dưa chua, vốn có hàm lượng nitrit cao, dưới tác dụng của axit dạ dày, nó sẽ chuyển hóa thành nitrosamine, chất đã được chứng minh về khả năng làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản, ung thư đường ruột, ung thư dạ dày. Thói quen ăn uống quá nóng hoặc quá lạnh cũng làm tăng rủi ro phát triển ung thư, đặc biệt là ung thư thực quản.

Bên cạnh vấn đề dinh dưỡng, một số thói quen xấu khác như thức khuya, lạm dụng đồ uống có cồn, lười vận động thể chất cũng là tác nhân đưa chúng ta đến gần hơn với ung thư

Yếu tố 2: Các tác nhân gây ung thư sinh học

Không chỉ có những hóa chất độc hại, mà cả các loại vi sinh vật, bao gồm: vi khuẩn, virus, nấm mốc cũng có thể gây ra tổn thương t.iền ung thư có thể chuyển hóa thành ung thư nếu không được điều trị kịp thời, cụ thể:

– Virus: Virus HPV đã được chứng minh có mối liên quan chặt chẽ với bệnh ung thư cổ tử cung, ung thư lưỡi, ung thư thanh quản. Một ví dụ khác là virus viêm gan B và virus viêm gan C đều là những nhân tố chủ chốt gây ung thư gan.

– Nấm mốc: Hai loại nấm mốc có mối liên quan mật thiết nhất với ung thư là Aspergillus flavus và Aspergillus Vers. Những loại nấm mốc này thường xuất hiện trên thực phẩm. Chúng có khả năng tạo ra aflatoxin, là tác nhân gây ung thư gan.

– Vi khuẩn: Ví dụ điển hình nhất là vi khuẩn HP gây tình trạng viêm, loét dạ dày, vốn là những tổn thương t.iền ung thư.

Yếu tố 3: Ô nhiễm môi trường

Tốc độ đô thị hóa nhanh chóng khiến ô nhiễm môi trường đang trở thành một vấn đề rất đáng lưu tâm. Các loại khí thải công nghiệm, khí thải đốt nhiên liệu, nước nhiễm kim loại nặng… đều là những tác nhân có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư, đặc biệt là ung thư phổi, nếu phơi nhiễm thường xuyên.

Theo WHO, ô nhiễm không khí được coi là kẻ g.iết n.gười thầm lặng. Ước tính có khoảng 30% các trường hợp t.ử v.ong do ung thư phổi có liên quan đến ô nhiễm không khí.

Yếu tố 4: Hút thuốc

Mỗi năm Việt Nam có hơn 165.000 ca mắc mới và khoảng 114.000 người t.ử v.ong vì ung thư; trong đó ước tính có khoảng 1/3 các trường hợp là do có liên quan đến sử dụng t.huốc l.á hoặc hít khói t.huốc l.á.

Hút t.huốc l.á cũng là nguyên nhân chính gây ung thư phổi. 90% bệnh nhân ung thư phổi do hút t.huốc l.á. Trong khói t.huốc l.á có khoảng 4000 hoạt chất gây độc hại cho cơ thể. Trong số đó, có hơn 70 tác nhân gây ung thư, ví dụ như: benzen, ethylen oxit, vinyl chloride, asen, đặc biệt chất 3-4 benzopyzen là chất gây ung thư rất rõ trong thực nghiệm.

Khi đi vào cơ thể, các chất gây ung thư có trong khói t.huốc l.á hầu hết sẽ được chuyển hóa và gây ung thư theo nhiều cơ chế khác nhau như gắn với bộ gen gây nên các đột biến gen; gắn với màng tế bào làm rối loạn quá trình phát triển của tế bào; hoặc kích thích quá trình viêm dẫn đến tăng sinh mạch m.áu bất thường và phát triển ung thư.

Vì vậy có những bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư phổi nhưng họ không hút thuốc, mà có thể họ đã tiếp xúc với một số lượng đáng kể khói t.huốc l.á (hút t.huốc l.á thụ động, hít phải khói t.huốc l.á trong thời gian dài).

Cùng tiếp xúc với tác nhân gây ung thư, vì sao không phải ai cũng mắc bệnh?

Nghiên cứu vừa được công bố chỉ ra rằng, một số loại đột biến gen nhất định có thể khiến con người dễ bị tổn thương hơn bởi các tác nhân gây ung thư.

Một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Nature Reviews Cancer, của các nhà khoa học đến từ Trung tâm Ung bướu của Đại học Hawaii (Mỹ) đã chỉ ra rằng, một số loại đột biến gen nhất định có thể khiến con người dễ bị tổn thương hơn bởi các tác nhân gây ung thư.

Công trình khoa học được thực hiện bởi TS Michele Carbone và cộng sự đã đ.ánh giá về các bằng chứng khoa học, được công bố trong thời gian gần đây, chỉ ra rằng, hầu hết các trường ung thư là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen của một người và các yếu tố gây ung thư từ môi trường mà người đó phơi nhiễm.

Qua nghiên cứu, nhóm tác giả đi đến kết luận rằng, nguy cơ khởi phát ung thư từ việc phơi nhiễm với một yếu tố gây ung thư nào đó của mỗi người là không giống nhau. “Chính vì sự đột biến gen mà một số người sẽ nhạy cảm với các tác nhân gây ung thư hơn những người khác” – TS Michele Carbone nhận định.

Cũng theo nhóm tác giả, dựa trên nền tảng của nghiên cứu này, các bác sĩ có thể đề ra phương án phòng ngừa ung thư hiệu quả hơn, cũng như khoanh vùng được nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư, chỉ bằng cách xác định sự hiện diện của các đột biến gen trong bảng mã di truyền của họ.

Được biết, đây là lần đầu tiên, vai trò của tương tác gen – môi trường đối với ung thư được đ.ánh giá ở cấp độ phân tử. Theo nhận định của giới chuyên môn, kết quả của công trình này sẽ là nền tảng cho rất nghiên cứu, cũng như ứng dụng trong phòng chống và điều trị ung thư.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *