Bé đến t.uổi này, mẹ cai bình sữa đi thôi, cho bé bú bình lâu cũng nguy hiểm đấy

Chiếc bình ti dường như là một người bạn thân thiết với nhiều em bé. Tuy nhiên, mẹ cũng cần cai bi ti khi bé đạt đến một độ t.uổi nhất định.

Bình sữa dường như là một người bạn thân thiết với nhiều em bé. Tuy nhiên, đến một độ t.uổi nhất định, mẹ cần cai bình ti cho bé. Để bé dùng bình ti lâu, răng, hàm của bé sẽ bị ảnh hưởng, gây hàm hô, răng mọc lệch, ảnh hưởng đến vẻ ngoài của bé.

Ngoài ra, nếu bé bú bình trong một thời gian dài, sức căng cơ của môi sẽ thay đổi, môi trên sẽ cong lên và miệng sẽ khó khép lại. Tất nhiên, các bậc cha mẹ đều biết rằng bình sữa là một phần quan trọng trong cuộc sống của một em bé. Nếu cai bình ti quá sớm, bé sẽ bị tổn thương. Vậy đâu là thời gian chuẩn nhất để giúp bé cai bình ti?

Khi bé được 6 tháng t.uổi, bạn nên bắt đầu tập cho bé cai bình ti. Bé cần được cai bình ti hoàn toàn khi được 1 t.uổi rưỡi.

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ đã gợi ý rằng các em bé có thể sử dụng cốc uống nước hình mỏ vịt hoặc cốc có ống hút khi trẻ được 6 tháng t.uổi. Khi gần được 1 t.uổi rưỡi, bé nên cai bình ti hoàn toàn. Bú bình trong thời gian quá dài làm ảnh hưởng đến sự phát triển khuôn mặt của bé.

Làm thế nào để giúp bé bỏ bình sữa?

Bé đã gắn bó với bình ti trong thời gian dài vì vậy việc cai bình ti không phải là dễ dàng. Bố mẹ nên từng bước cai bình ti cho bé.

Trước hết, mẹ hãy mua cốc uống càng sớm càng tốt và giới thiệu cốc uống với bé. Hãy dạy bé uống nước bằng cốc từng bước từng bước một.

Thứ hai, cho bé dùng cốc để uống cũng là cách để rèn luyện bé phối hợp tay, mắt. Sau bữa ăn, mẹ hãy dùng cốc cho bé uống nước tráng miệng. Dần dần, bé sẽ hình thành thói quen dùng cốc uống nước, sữa.

Cuối cùng, bố mẹ cần giảng giải cho trẻ hiểu rằng con đã lớn nên cần phải dùng cốc. Uống nước bằng cốc chứng tỏ con đã lớn lên, giỏi giang và khéo léo. Đây là lời động viên tuyệt hay để khuyến khích trẻ cai bình ti và bắt đầu uống nước, sữa bằng cốc.

Xử trí nanh sữa ở trẻ sơ sinh

Em chuẩn bị sinh em bé và đây là con đầu lòng. Cách đây vài hôm, trên diễn đàn dành cho các bà mẹ nuôi con nhỏ có nói về bé sơ sinh có nanh sữa.

Vậy xin bác sĩ cho em biết về vấn đề này. Xin cảm ơn bác sĩ!

Linhlangson2@yahoo.com

Nanh sữa thường gặp ở trẻ sơ sinh, là những nang nhỏ, kích thước 1-3mm, màu trắng, nằm rời rạc hay tập trung thành đám trên niêm mạc khẩu cái, xương hàm hay ngay trên bờ lợi. Đa số trường hợp nanh sữa không gây đau đớn hay khó chịu nhiều cho trẻ. Hằng ngày, sau khi cho trẻ bú, chỉ cần vệ sinh răng miệng cho trẻ sau các lần bú và theo dõi các nanh này.

Vệ sinh miệng bằng cách dùng gạc mềm và tẩm nước muối sinh lý để làm sạch lợi là tốt nhất. Gạc mềm nên dùng loại băng gạc được mua ở địa chỉ tin cậy, đảm bảo vệ sinh. Bên cạnh đó, trước khi vệ sinh, chà lưỡi cho bé, cha mẹ nên rửa tay sạch sẽ. Bình thường, nanh sẽ tự biến mất sau 1-2 tuần. Tuy nhiên, cũng có trẻ quấy khóc hoặc bỏ bú do nanh sữa bị nhiễm khuẩn gây sưng đau.

Khi bị nhiễm khuẩn, nanh vẫn có màu trắng nhưng niêm mạc lợi xung quanh rìa đốm trắng sẽ có màu đỏ, sưng, thậm chí còn bị loét do sang chấn, có thể có sốt nhẹ.

Vì vậy, trong quá trình chăm sóc trẻ, thấy có nanh sữa mà trẻ lười ăn, bỏ bú, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để bác sĩ răng hàm mặt tiến hành thủ thuật nhể nanh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *