Tác dụng giảm cân của từng loại trà, 2 điều nên tránh khi uống

Hầu hết các loại trà đều có tác dụng với sức khỏe bao gồm giảm cân. Tuy nhiên, bạn không nên dùng quá 3-4 tách mỗi ngày và không uống trà quá nóng.

Chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ Lauren Manaker chia sẻ về các loại trà có thể hỗ trợ mọi người trên hành trình giảm cân.

Trà xanh có thể giúp cơ thể đốt cháy chất béo, giảm mỡ vùng bụng. Ảnh: Adobe

Trà xanh

Theo New York Post, chuyên gia Manaker giải thích trà xanh có cả chất chống oxy hóa và caffeine, cả hai đều tốt cho việc giảm cân. Chất chống oxy hóa catechin trong trà hỗ trợ quá trình trao đổi chất của bạn, giúp cơ thể đốt cháy chất béo và giảm mỡ ở vùng bụng.

Trà đen

Trà đen trải qua quá trình lên men làm tăng hàm lượng flavonoid. Những hóa chất thực vật thearubigins và theaflavin hỗ trợ quá trình trao đổi chất và góp phần giảm cân. Các chất chống oxy hóa trong trà đen, được gọi là polyphenol cùng với caffeine cũng được cho có tác dụng giảm cân.

Trà bạc hà

Trà bạc hà có khả năng cải thiện tiêu hóa nhờ tinh dầu bạc hà. Menthol – hợp chất tìm thấy trong bạc hà cũng có thể ngăn ngừa đầy hơi. Chuyên gia Manaker cho biết nghiên cứu ghi nhận mùi bạc hà có tác dụng ức chế sự thèm ăn, dẫn đến giảm cân.

Trà gừng

Trà gừng chứa gingerol, hoạt động như chất chống oxy hóa và chống viêm, từ đó tăng cường khả năng đốt cháy calo của cơ thể. Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Metabolism cho thấy những người uống trà gừng ít đói hơn và ăn ít hơn.

Trà ô long có hương vị đặc biệt, nhiều tác dụng với sức khỏe. Ảnh: Adobe

Trà ô long

Trà ô long có một số hợp chất polyphenolic hỗ trợ giảm cân. Chuyên gia Manaker nhận định: “Những thành phần hoạt tính sinh học này có tác dụng tăng cường chuyển hóa và đốt cháy chất béo hiệu quả hơn”.

Nghiên cứu công bố trên tạp chí Nutrients cho thấy những người uống trà ô long trong hai tuần đã tăng quá trình oxy hóa chất béo. Điều này có thể hỗ trợ giảm cân. Các nhà khoa học cũng nhận thấy rằng trà ô long làm giảm lượng insulin và lượng đường trong m.áu.

Trà hibiscus

Trà hibiscus hương vị thơm ngon, không chứa calo có thể góp phần giảm cân. Chuyên gia Manaker đ.ánh giá các hợp chất anthocyanin trong hoa hibiscus có thể hạn chế sự hấp thụ carbohydrate của cơ thể. Chiết xuất hoa hibiscus còn có tác dụng chống béo phì và hạn chế sự tích tụ chất béo trong cơ thể.

Tác dụng, nguy cơ của các loại trà

Các chất phytochemical trong trà mang đặc tính chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe. Một số nghiên cứu ghi nhận uống 2-3 tách trà mỗi ngày liên quan đến giảm nguy cơ t.ử v.ong sớm, bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường loại 2. Tuy nhiên, uống trà quá nóng (55-60 độ C) thường xuyên lại có thể tăng mối nguy mắc ung thư thực quản, dạ dày.

Trà chứa caffeine nhưng nhìn chung ở nồng độ thấp hơn so với cà phê. Một tách trà trung bình chứa 50mg caffeine trong khi cà phê chứa 100mg caffeine. Bạn hạn chế uống trà không quá 3 đến 4 tách trà mỗi ngày để tránh tác dụng phụ của caffeine.

Ngoài ra, những người hay mất ngủ, loét dạ dày, cao huyết áp, bệnh tim hoặc tiểu tiện không tự chủ nên hạn chế uống trà. Một số loại thuốc có thể tương tác với trà.

Ngoài ra, những người thiếu m.áu do thiếu sắt nên uống trà giữa các bữa ăn thay vì trong bữa ăn vì trà có chứa tannin – chất ức chế hấp thu sắt.

Những loại trà bạn nên uống để hạ huyết áp

Một số loại trà, chẳng hạn như trà xanh, trà đen, trà hoa cúc, trà gừng,… có thể giúp hạ huyết áp.

Trà có thể giúp điều trị bệnh cao huyết áp như thế nào?

Theo The Times of India, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các thành phần hoạt tính trong trà có thể giúp thư giãn mạch m.áu, cải thiện chức năng của động mạch, giảm viêm và giúp điều chỉnh một số quá trình khác trong cơ thể ảnh hưởng đến huyết áp. Dưới đây là một số loại trà bạn có thể thử.

Trà xanh

Theo Đại học Oxford, tiêu thụ 5-6 tách trà xanh hàng ngày có thể làm giảm huyết áp tâm thu, cholesterol toàn phần và cholesterol LDL.


Trà xanh được xem là loại trà tốt nhất đối với các bệnh nhân bị cao huyết áp. Ảnh: Pexels

Trà dâm bụt

Một số nghiên cứu cho thấy uống loại trà thảo dược không chứa caffeine, giàu chất chống oxy hóa này, có thể giúp giảm mức huyết áp tâm thu khi so sánh với giả dược.

Trà ô long

Một số nghiên cứu ở người Trung Quốc cho thấy uống 1 hoặc 2 tách trà ô long mỗi ngày dường như có tác dụng ngăn ngừa huyết áp cao.

Trà đen

Các nghiên cứu cho thấy rằng với mỗi tách trà đen uống hàng ngày, bạn có thể hạ huyết áp và nguy cơ mắc các biến cố tim mạch lớn.

Trà hoa cúc

Được biết đến với tác dụng làm dịu, trà hoa cúc có thể giúp giảm cả căng thẳng và huyết áp cao.

Trà gừng

Theo nghiên cứu, trà gừng đã cho thấy hứa hẹn trong việc giảm mức huyết áp và hỗ trợ sức khỏe tim mạch nhờ đặc tính chống viêm.

Trà bạc hà

Thường được sử dụng để làm dịu hệ tiêu hóa, trà bạc hà cũng có thể có tác động tích cực đến mức huyết áp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *