Những người không nên uống cà phê

Cà phê là một thức uống được chứng minh là có nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên không phải ai cũng nên uống cà phê.

Cà phê được chứng minh là có nhiều lợi ích cho sức khỏe như giúp chúng ta giúp tỉnh táo hơn, bảo vệ cơ thể khỏi một số bệnh, giảm cân… Tuy nhiên, với một số người, cà phê có nhiều tác dụng phụ tiêu cực hơn là tích cực.

Người bị rối loạn giấc ngủ: Uống một tách cà phê (hoặc nhiều hơn) sau một đêm ngủ không ngon giấc giúp bạn tỉnh táo. Nhưng thói quen này có thể kéo dài chu kỳ khó ngủ và mệt mỏi, do đó, nên tránh hấp thụ caffeine ít nhất 6 giờ trước khi đi ngủ. Đặc biệt, với người bị rối loạn giấc ngủ cần chú ý giảm lượng cà phê tiêu thụ.

Người hay lo lắng: Caffeine là một chất kích thích, có thể làm trầm trọng thêm sự căng thẳng ở một số người, do đó những người hay lo lắng nên tránh cà phê.

Ảnh minh họa.

Người bị trào ngược dạ dày thực quản: Caffeine có thể nới lỏng cơ thắt thực quản dưới là van giữa thực quản và dạ dày, làm các chất axit trong dạ dày xâm nhập vào thực quản, dẫn đến các triệu chứng trào ngược khó chịu như khó thở, ho, buồn nôn.

Người bị bệnh tim: Caffeine trong cà phê có thể gây tăng huyết áp và nhịp tim tạm thời. Người có bệnh tim phải tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng nên uống bao nhiêu cà phê là an toàn.

Người bị hội chứng ruột kích thích: Caffeine có thể tăng cường hoạt động đường ruột, trong đó có nguy cơ tiêu chảy (một trong những biểu hiện của hội chứng ruột kích thích).

Người bị glaucoma (cườm nước): Áp lực nội nhãn tăng lên đối với những người bị bệnh tăng nhãn áp khi uống cà phê.

Người bị động kinh: Uống nhiều cà phê có liên quan đến việc tăng tần suất co giật, gây nguy hiểm tới tính mạng.

Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai nên hạn chế caffeine ở mức 200 mg (khoảng 2 tách cà phê) mỗi ngày để giảm thiểu nguy cơ sẩy thai, chuyển dạ sinh non và con nhẹ cân.

Mẹ cho con bú: Vì caffeine là chất kích thích và lợi tiểu nên người mẹ đang cho con bú có nguy cơ bị mất nước. Nên tránh caffeine càng nhiều càng tốt trong thời kỳ mang thai và cho con bú.

T.rẻ e.m dưới 12 t.uổi: Caffeine dễ khiến chúng ta bồn chồn, có khả năng làm tăng nhịp tim ở trẻ nhỏ, tăng cảm giác lo lắng, khó tập trung và đau bụng. Ngoài ra cà phê có tính axit khá cao, do đó nguy cơ làm hỏng men, sâu răng.

‘3 không’ khi uống cà phê để tốt cho sức khỏe

Nếu bạn thích khởi động ngày mới với một cốc cà phê, bạn nên lưu ý 3 điều cần cân nhắc trước khi tiêu thụ caffeine.

Nhiều người có thói quen bắt đầu ngày mới của mình với một tách trà hoặc cà phê nóng.

Tuy nhiên, việc tiêu thụ caffeine có thể đi kèm với một số bất lợi vì nó đã được nghiên cứu và chứng minh rằng cà phê là một chất kích thích hệ thần kinh trung ương và việc sử dụng caffeine thường xuyên sẽ gây ra sự phụ thuộc nhẹ về thể chất.

Vì vậy, nếu bạn thích khởi động ngày mới với một cốc cà phê, bạn nên lưu ý 3 điều cần cân nhắc trước khi tiêu thụ caffeine.

1. Không bao giờ uống cà phê khi bụng đói

Caffeine có thể loại bỏ chất nhờn và lớp lót chất béo tốt trong thành dạ dày của bạn, gây ra sự mất cân bằng trong dạ dày lâu dài. Hãy đảm bảo ăn một bữa sáng cân bằng lành mạnh để lót thành dạ dày trước khi bạn tiêu thụ caffeine.

Tiến sĩ Karishma Shah, một chuyên gia dinh dưỡng đã giải thích rằng caffeine là một chất lợi tiểu trong tự nhiên, có thể gây mất nước và do giá trị pH là 5, cà phê đen có tính axit.

Không nên uống cà phê khi bụng đói.

Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng, caffeine có mối quan hệ trực tiếp với nồng độ cortisol (hormone gây căng thẳng). Vì vậy, một người nhạy cảm uống cà phê khi bụng đói có thể bắt đầu bị đ.ánh trống ngực và rùng mình, dần dần dẫn đến mức độ lo lắng cao hơn.

Điều này là do cortisol của bạn tăng lên khi bạn tiêu thụ caffein, và đối với những người vốn đã dễ bị căng thẳng, mức cortisol tăng cao hơn nữa có thể tạo ra sự tàn phá hệ thống.

Các chuyên gia khuyến cáo, nếu bạn ngừng sử dụng caffeine đột ngột, bạn có thể có các triệu chứng cai nghiện như đau đầu, mệt mỏi, lo lắng, cáu kỉnh, tâm trạng chán nản và khó tập trung.

2. Không nên uống cà phê vào buổi tối

Caffeine khi vào cơ thể sẽ nhanh chóng được hấp thụ, một số caffeine sẽ tồn tại trong cơ thể trong vài giờ. Thời gian bán hủy điển hình của caffeine dao động từ 5-7 giờ. Thời gian bán hủy khi đặt trong bối cảnh dinh dưỡng, là khoảng thời gian cần thiết để cơ thể loại bỏ một nửa liều lượng ban đầu của một phân tử.

Ví dụ, nếu bạn thưởng thức một tách cà phê với khoảng 100mg caffeine lúc 3 giờ chiều, đến 9 giờ tối khi bạn đã sẵn sàng đi ngủ, khoảng 50mg caffeine đó có thể vẫn còn trong cơ thể bạn.

Nên uống cà phê cách giờ đi ngủ khoảng 6-7 giờ.

Nếu bạn muốn ngủ ngon vào ban đêm, hãy biết giới hạn của bạn với việc bạn nên uống cà phê muộn nhất vào giờ nào. Cần lưu ý thêm là caffeine vẫn có thể làm mất ngủ ngay cả khi bạn uống nó 6 giờ trước khi đi ngủ.

3. Không nên thêm chất béo vào đồ uống

Một số ý kiến cho rằng nên thêm chất béo vào cà phê sẽ giúp xoa dịu dạ dày và điều này giúp làm chậm quá trình hấp thụ caffeine vào m.áu, nâng mức cortisol của bạn một cách từ từ và ổn định.

Tuy nhiên, theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, thực ra cà phê cũng có nhiều chất chống ôxy hóa làm hệ thần kinh tỉnh táo, làm việc hiệu quả hơn. Nhưng khi uống cà phê mọi người hay uống cà phê sữa hoặc cho thêm đường thì lại nạp thêm nhiều năng lượng vào cơ thể và là vấn đề đáng ngại cho những người đang thừa cân.

Không nên thêm chất béo vào cà phê.

PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm cho biết, lượng cà phê uống mỗi ngày phụ thuộc vào tổng lượng caffeine có trong cà phê và các thức uống có cafein (như các loại nước trà). Bạn không nên nạp vào cơ thể quá 400mg caffeine/ngày (tương đương với khoảng 3 tách cà phê).

Khi uống cà phê bạn nên hạn chế cho thêm đường ngọt, hay sữa đặc có đường (có thể dùng sữa tươi tách béo, không đường hay sữa gầy).

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *