Bưởi là trái cây quen thuộc, giàu vitamin và rất tốt cho sức khỏe. Thế nhưng không phải ai ăn bưởi cũng tốt và nên lưu ý những ‘đại kỵ’ này khi ăn bưởi để khỏi gây hại cho cơ thể.
Ảnh minh họa: Internet
PGS.TS.Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, những người mắc bệnh sau không nên ăn nhiều bưởi.
Người rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy
Bưởi chứa hàm lượng lớn chất xơ và vitamin C vì vậy người bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn nhiều. Người bị rối loạn tiêu hóa ăn bưởi sẽ khiến cho bệnh ngày càng trầm trọng hơn.
Người bị suy thận
Do bưởi chứa nhiều kali, nên người suy thận ăn vào sẽ bài tiết rất khó.
Người bị suy tim
Vì ăn bưởi chứa nhiều Kali, sức lọc của thận giảm nên ảnh hưởng đến người bị suy tim.
Ảnh minh họa: Internet
Người hay bị chân tay lạnh
Bưởi có tính hàn nên không tốt cho người chân tay lạnh.
Người bị dạ dày, tá tràng
Trong bưởi chứa hàm lượng lớn chất xơ và vitamin C, người bị viêm loét dạ dày, tá tràng hay viêm tuyến tụy không nên ăn bưởi bởi trong bưởi chứa axit, các chất hữu cơ làm tăng axit trong dạ dày, gây chứng ợ nóng và khiến tình trạng viêm loét thêm trầm trọng, nhất là bưởi chua.
Người đói không nên ăn bưởi
Bưởi chứa một lượng axit rất lớn. Nếu ăn khi đói nó sẽ làm hại dạ dày của bạn, đặc biệt với những người đang áp dụng kiểu giảm cân với bưởi.
Do đó, bạn chỉ nên ăn bưởi khi đã ăn cơm hay một chút gì đó để lót dạ. Như vậy bưởi sẽ phát huy tác dụng cải thiện tiêu hóa cho bạn. Đồng thời hạn chế việc tăng cholesterol trong m.áu.
Ảnh minh họa: Internet
Không ăn bưởi cùng cà rốt, dưa chuột
Cà rốt, dưa chuột không được ăn cùng bưởi. Nếu ăn cùng sẽ làm mất giá trị dinh dưỡng của vitamin C trong bưởi.
Không ăn bưởi cùng gan lợn
Gan lợn không được ăn cùng bưởi. Trong gan lợn có chứa đồng, sắt, kẽm… nếu như kết hợp với vitamin C trong bưởi, sẽ làm tăng tốc độ ôxy hóa kim loại, và làm mất giá trị dinh dưỡng vốn có.
Không ăn ngay sau uống rượu, hút thuốc
Thông thường phải sau 48 giờ thôi không hút t.huốc l.á, uống rượu nữa mới nên ăn bưởi hoặc uống nước bưởi. Bởi trong nước bưởi có chứa chất Pyranocoumarin làm tăng cường chuyển hoá cytochromes P450 (men ruột) gây nên những tác dụng như: Làm tăng độc tính của t.huốc l.á, nicotin và ethanol, gây hại cho sức khoẻ. Vì vậy không nên ăn bưởi sau khi dùng những chất kích thích trên.
Ảnh minh họa: Internet
Không ăn khi tiêu hóa kém
Bưởi có tính lạnh, khiến cho người bị tiêu chảy ăn vào sẽ càng nghiêm trọng. Do vậy, nếu trong người yếu thì không nên ăn nhiều bưởi. Thông thường người ta chỉ dùng bưởi để hạ nhiệt, hạ quá mức cũng sẽ gây ra triệu chứng đau bụng…
Không ăn khi đang dùng thuốc
Các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng, bệnh nhân đang sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc cho người già, tốt nhất là không nên ăn bưởi và uống nước ép từ bưởi.
Đối với người có lượng mỡ trong m.áu cao, nếu dùng một cốc nước ép bưởi để uống một viên thuốc giảm béo thì có thể dẫn đến hiện tượng đau cơ, thậm chí là dẫn đến bệnh về thận.
Một số bệnh nhân trong thời kỳ sử dụng thuốc chống dị ứng nhất định, nếu ăn bưởi hoặc là uống nước ép bưởi, nhẹ thì có thể gây ra đau đầu, tim đ.ập mạnh, loạn nhịp tim…, nghiêm trọng có thể dẫn đến đột tử.
Cách tốt nhất, khi sử dụng một vài loại thuốc nào đó, nhất là thuốc thuộc các nhóm trên thì nên hỏi trực tiếp ý kiến bác sĩ xem có thể ăn bưởi được không.
QUẢNG AN (TỔNG HỢP)
Theo T.iền phong
Mang thai, tăng mấy cân là đủ?
Nguyễn Ngân (23 t.uổi, huyện Thường Tín, TP Hà Nội) hỏi: “Cháu mang thai con đầu lòng được hơn 3 tháng, nhưng do bị nghén, không ăn uống được nên cháu sụt hơn 5 kg so với trước khi mang thai.
Vậy cháu có cần phải tăng cân bù hay không và nên tăng bao nhiêu trong thai kỳ?”
Ảnh minh họa
PGS-TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, trả lời: Tình trạng dinh dưỡng của mẹ trong quá trình mang thai được biểu hiện qua mức tăng cân. Mức tăng cân của mẹ có liên quan chặt chẽ tới cân nặng của trẻ khi sinh.
Mẹ tăng cân ít có nguy cơ đẻ con nhẹ cân dưới 2.500 g (đẻ non hoặc là suy dinh dưỡng bào thai). Mức tăng cân phụ thuộc vào chế độ ăn uống, lao động, nghỉ ngơi và tình trạng dinh dưỡng của mẹ trước khi có thai.
Phụ nữ Việt Nam cần đạt mức tăng cân trong thời gian mang thai 9 tháng từ 10-12 kg, trong đó 3 tháng đầu tăng 1 kg, 3 tháng giữa tăng 4-5 kg và 3 tháng cuối tăng 5-6 kg.
Nếu 3 tháng giữa tăng dưới 3 kg và 3 tháng cuối tăng dưới 4 kg, người mẹ cần tăng cường ăn uống bồi dưỡng và nghỉ ngơi, ngược lại nếu cân nặng tăng quá mức, đặc biệt trong 3 tháng cuối nếu mỗi tháng tăng quá 2 kg hay mỗi tuần tăng trên 1 kg sẽ không tốt.
Đây có thể là dấu hiệu bệnh lý như: phù, cao huyết áp, bà mẹ phải đi khám ngay để có những can thiệp kịp thời.
D.Thu ghi
Theo nld.com.vn