Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 1 (sớm): Làm sao để nhận biết? Có điều trị khỏi được không?

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 1 thường chưa có nhiều dấu hiệu nên nhiều người thường không biết và bỏ qua nó. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin về triệu chứng, cách chẩn đoán bệnh trong giai đoạn này.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 1 (COPD giai đoạn 1) sẽ không có nhiều triệu chứng và bạn sẽ không biết và nhận ra bệnh được ngay. Bệnh tiềm ẩn trong cơ thể và mất nhiều năm mới bộc lộ ra ngoài. Nếu không chú ý bạn sẽ bỏ sót giai đoạn đầu tiên này.

Không hề có cách chữa bệnh khỏi hoàn toàn dù cho ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh, nhưng nếu phát hiện sớm thì có thể điều trị sớm. Điều này giúp giảm tốc độ phát triển của bệnh và đảm bảo chất lượng cuộc sống lâu dài.

1. Triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 1

Ở giai đoạn 1, đây là giai đoạn nhẹ và thường chưa có nhiều triệu chứng của bệnh và hầu hết mọi người đều không biết mình bị phổi tắc nghẽn mãn tính cho đến giai đoạn sau.

Những triệu chứng có thể xảy ra thường sẽ là ho, có đờm, bị hụt hơi,… Những điều này khiến người bệnh tưởng rằng mình chỉ bị viêm họng thông thường. Đặc biệt, bệnh xảy ra nhiều ở t.uổi già, vậy nên nhiều người sẽ chủ quan rằng do cơ thể già đi và không để ý nhiều.

Những triệu chứng có thể xảy ra thường sẽ là ho, có đờm, bị hụt hơi,.. (Ảnh: Internet)

Bạn nên chú ý đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để có biện pháp chữa trị sớm nhất.

2. Chẩn đoán bệnh COPD giai đoạn 1

Bác sĩ có thể sử dụng một trong các cách dưới đây để xác định bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 1.

Phép đo xoắn ốc

Đây là bài kiểm tra nhịp thở đơn giản để bác sĩ có thể biết được bạn có bị COPD hay không và bệnh đang ở giai đoạn nào. Bạn hít một hơi thật sâu và thổi mạnh vào 1 ống được nối với dung kế. Sau đó bạn hít một loại thuốc giúp mở đường thở và thổi vào ống 1 lần nữa.

Bài kiểm tra sẽ cho bạn biết:

– Lượng không khí bạn thở ra

– Lượng khí bay ra trong giây đầu tiên là bao nhiêu

Bác sĩ sẽ sử dụng những kết quả này để đ.ánh giá chính xác tình trạng của phổi. Nếu chỉ số đ.ánh giá chức năng phổi FEV1 cao hơn 80% thì bạn đang ở giai đoạn 1.

Xét nghiệm thiếu hụt alpha-1-antitrypsin (AAt)

Xét nghiệm này giúp đ.ánh giá những bất thường trong m.áu có thể gây ra bệnh COPD. Xét nghiệm này dành cho người dưới 45 t.uổi và trong gia đình bạn có t.iền sử mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Ngoài ra, một số kỹ thuật khác có thể giúp đ.ánh giá chức năng phổi bao gồm: Chụp X quang hoặc CT ngực, kiểm tra đi bộ 6 phút, xét nghiệm m.áu,…

3. Điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 1

– Nếu bạn bị mắc bệnh COPD giai đoạn 1, bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn giúp bạn dễ dàng thở hơn. Bạn nên dùng khi ho nhiều và khó thở.

Thuốc giãn phế quản có thể được chỉ định cho bệnh nhân COPD giai đoạn sớm (Ảnh: Internet)

– Người bệnh nên tập thể dục thể thao nhẹ nhàng, điều độ để nâng cao sức khỏe.

– Giữ tâm trạng thoải mái, ổn định, không nên quá lo lắng về tình trạng sức khỏe.

– Chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng, đảm bảo sức khỏe.

– Bỏ t.huốc l.á nếu bạn có sử dụng. T.huốc l.á là yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn và là nguyên nhân chính gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

4. Các câu hỏi thường gặp về bệnh COPD giai đoạn sớm

4.1. COPD giai đoạn sớm có chữa khỏi được không?

Bất kỳ giai đoạn nào của bệnh phổi mãn tính đều không thể chữa được, dù là giai đoạn sớm hay giai đoạn cuối. Tuy nhiên, việc sớm phát hiện bệnh COPD sẽ giúp bạn có hướng điều trị sớm. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa bệnh tiến triển đến các giai đoạn sau, kéo dài sự sống cho người bệnh.

Phát hiện càng sớm thì tiên lượng của bệnh nhân COPD càng tốt (Ảnh: Internet)

4.2. Tại sao việc phát hiện sớm COPD lại đóng vai trò quan trọng?

Việc phát hiện bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 1 sớm có ý nghĩa quan trọng đối với bác sĩ cũng như người bệnh. Bác sĩ có thể xác định rõ tình trạng sức khỏe của người bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Bệnh nhân qua đó cũng có lối sống cũng như các biện pháp giúp giảm những triệu chứng bệnh.

Phát hiện bệnh sớm sẽ giúp người bệnh kéo dài sự sống càng lâu càng tốt, tránh để bệnh phát triển nhanh đến những giai đoạn nặng hơn.

4.3. Khi nào tôi cần gặp bác sĩ?

Thường giai đoạn sớm của bệnh sẽ không có nhiều triệu chứng cụ thể, nhưng nếu bạn ho nhiều, khó thở và tức ngực thường xuyên, thì cần gặp bác sĩ để được tư vấn.

Trên thực tế bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính chưa có nhiều biểu hiện cũng như nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Nhưng việc phát hiện sớm và điều trị sớm bệnh sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển của bệnh và đảm bảo sức khỏe cho mọi người. Nếu có dấu hiệu bất thường bạn nên gặp bác sĩ để nhận được những tư vấn chính xác nhất và có hướng điều trị phù hợp.

Giải pháp điều trị mới cho bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính có triệu chứng

Phần lớn bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn đầu không được quản lý tốt do chưa nhận biết được các triệu chứng cũng như chưa được chẩn đoán và điều trị ngay từ sớm.

Đa số bệnh nhân khi đến bệnh viện thăm khám bệnh đã ở giai đoạn tiến triển, cuộc sống hàng ngày phải đối mặt với tình trạng khó thở thường xuyên, thức giấc ban đêm do ho và khó thở, không thể thực hiện những việc đơn giản thường ngày. Vì vậy, cải thiện triệu chứng sớm đóng vai trò quan trọng để cải thiện chất lượng sống của bệnh nhân và giảm bớt nguy cơ các biến chứng trong tương lai.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Chronic Obstructive Pulmonary Disease – viết tắt là COPD) là bệnh phổ biến trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, tỷ lệ mắc COPD đang có xu hướng gia tăng do các yếu tố nguy cơ như ô nhiễm môi trường, hút t.huốc l.á ngày càng tăng mạnh. COPD đang là bệnh lý xếp thứ 5 trong gánh nặng bệnh tật toàn cầu và đứng hàng thứ 3 trong tất cả các nguyên nhân gây t.ử v.ong.

Với mục tiêu giảm gánh nặng bệnh bằng cách quản lý triệu chứng ngay từ giai đoạn sớm, giúp người bệnh có thể vui sống với từng hơi thở mỗi ngày, trong thời gian vừa qua, các hội thảo khoa học “Giải pháp điều trị mới cho các bệnh nhân COPD có triệu chứng” được phối hợp tổ chức bởi Hội Hô hấp Việt Nam, Hội Phổi Việt Nam, Liên chi hội Hô hấp TPHCM, Liên chi hội Lao và Bệnh Phổi và VPĐD GSK tại Việt Nam đã được diễn ra ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Tại hội thảo, các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực hô hấp đã cùng thảo luận về cách tiếp cận điều trị phù hợp với đặc điểm bệnh lý, chiến lược thực hành trong điều trị thuốc giãn phế quản kép tác dụng kéo dài cho nhóm bệnh nhân COPD có triệu chứng và làm thế nào để nâng cao nhận thức về bệnh để tầm soát từ sớm cũng như hỗ trợ bệnh nhân tuân thủ điều trị.

PGS.TS.BS. Trần Văn Ngọc, Chủ tịch Liên chi Hội Hô hấp TP. Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Hội Phổi Việt Nam, Nguyên Phó trưởng Khoa Y, Đại học Y dược TP HCM

PGS.TS.BS. Trần Văn Ngọc, Chủ tịch Liên chi Hội Hô hấp TP. Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Hội Phổi Việt Nam, Nguyên Phó trưởng Khoa Y, Đại học Y dược TP HCM cho biết thêm: ” Hiện nay ở Việt Nam, các ca COPD chiếm tỷ lệ khoảng 7,1% ở nam và 1,9% ở nữ từ 40 t.uổi trở lên nhưng đa phần các bệnh nhân ở giai đoạn sớm chưa được kiểm soát1. Chẩn đoán và điều trị sớm COPD rất quan trọng để bảo toàn chức năng phổi. Hiện tại các dữ liệu và nghiên cứu khoa học cho thấy việc sử dụng thuốc giãn phế quản kép có tác dụng hiệu quả về cải thiện triệu chứng, cải thiện chức năng phổi và chất lượng cuộc sống tốt hơn thuốc giãn phế quản đơn mà không làm tăng thêm các tác dụng bất lợi.

Ngay tại Hội thảo, một giải pháp thuốc giãn phế quản kép tác dụng kéo dài mới đã được GSK ra mắt lần đầu tiên tại Việt Nam nhằm hỗ trợ bác sĩ điều trị các bệnh nhân COPD có triệu chứng.

Đây là một trong những thuốc nghiên cứu thuộc ngành hô hấp có bề dày lịch sử của GSK trên toàn cầu. Đây cũng là nỗ lực của GSK để đem đến các thuốc tiên tiến mới, đáp ứng mô hình bệnh tật tại Việt Nam và giúp nhân viên y tế và bệnh nhân có thể tiếp cận được khi họ cần đến chúng.

(1): Chronic respiratory diseases. WHO https://www.who.int/respiratory/copd/burden/en/; [Last accessed: 03/2020]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *