Sự hiện diện của hội chứng trao đổi chất ở những người mắc bệnh vẩy nến có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Hội chứng trao đổi chất – rất phổ biến ở bệnh nhân vẩy nến – làm gia tăng bệnh động mạch vành bằng cách tăng sự tích tụ mảng bám làm tắc nghẽn động mạch của tim – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Theo nghiên cứu được công bố trên chuyên san Journal of the American Association of Dermatology , sự hiện diện của hội chứng trao đổi chất ở những người mắc bệnh vẩy nến có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim (gồm đau tim và đột quỵ).
Các nhà khoa học thuộc Viện Tim Mỹ cho biết những người mắc cả hai tình trạng trên có thể có mức mô mỡ vùng bụng cao hơn – một yếu tố nguy cơ gây bệnh tim. Các chuyên gia cho biết phát hiện này có thể mở ra hướng giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch ở những người mắc bệnh vẩy nến.
Đồng tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Nehal N.Mehta cho biết: “Hội chứng trao đổi chất – rất phổ biến ở bệnh nhân vẩy nến – làm gia tăng bệnh động mạch vành ở các tình nguyện viên bằng cách tăng sự tích tụ mảng bám làm tắc nghẽn động mạch của tim. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng trong số các thành phần gây hội chứng trao đổi chất, cao huyết áp và béo phì đóng góp nhiều nhất vào sự tích tụ mảng xơ vữa động mạch vành, và do đó có thể là mục tiêu tốt để can thiệp”.
Cơ thể sẽ xảy ra điều gì sau khi tiêu thụ mì ăn liền?
Nhiều người đã biết mì ăn liền không tốt cho sức khỏe, nhưng các tác hại cụ thể nó gây ra sau đây chắc hẳn chưa được biết đến.
Mì ăn liền là thực phẩm bất kỳ ai cũng từng ăn trong đời bởi sự nhanh gọn, hương vị đa dạng cho những người bận rộn. Dù nhiều người biết rằng đồ ăn liền không tốt cho sức khỏe nhưng vì chúng rất tiện ích và dễ chế biến nên vẫn lựa chọn cho bữa ăn của mình.
Tuy nhiên, mọi người thật sự cần biết tới tác hại mì ăn liền có thể gây ra cho cơ thể sau khi tiêu thụ để đưa ra lựa chọn một bữa ăn thực thụ, đủ chất và tốt cho sức khỏe hơn.
Mì ăn liền chứa rất nhiều muối
Mì ăn liền chủ yếu là muối và carbohydrate, chúng chỉ tốt khi tiêu thụ vừa phải. Một gói mì có thể đã chứa đủ lượng natri được khuyến nghị hàng ngày nên mọi người sẽ dễ bị vượt quá mức này. Chúng cũng thường không chứa đủ giá trị dinh dưỡng như vitamin, chất xơ và khoáng chất.
Cơ thể bị tích nước sau khi tiêu thụ mì ăn liền
Mì ăn liền không chỉ khiến mọi người dễ đầy bụng mà còn cảm thấy lừ đừ, uể oải. Điều này là do lượng nước mà cơ thể tích trữ lại sau khi ăn chúng, từ đó khiến gương mặt sưng phù và cũng có thể tăng cân tạm thời.
Mì ăn liền khó tiêu hóa hơn các thực phẩm khác
Mì ăn liền là thực phẩm đã qua chế biến nên nó tồn tại rất lâu trong dạ dày. So với mì tươi mất khoảng 2 tiếng để tiêu hóa hết thì cùng thời gian đó, mì ăn liền chỉ mới bắt đầu quá trình này.
Tiêu thụ mì ăn liền làm tăng nguy cơ mắc bệnh
Các nghiên cứu chỉ ra rằng những phụ nữ ăn mì ăn liền ít nhất 2 lần/tuần sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Những tình trạng sức khỏe này có thể bao gồm tiểu đường và bệnh tim. MSG, một chất phụ gia có trong mì ăn liền, cũng khiến người dùng bị đau đầu và buồn nôn.
Thị lực bị giảm sút
Mì ăn liền được làm để có thể sử dụng ngay cả sau thời gian dài nên nó có chứa các chất phụ gia với mục đích bảo quản lâu hơn. Một trong những chất phụ gia, chất bảo quản đó có thể gây rất nguy hiểm cho con người, tác dụng phụ có thể xảy ra nếu ăn quá nhiều là thị lực giảm sút, mắt mờ.
Bỏ gói gia vị, thêm rau để món mì lành mạnh hơn
Dù không tốt cho sức khỏe, nhưng đối với nhiều người, mì ăn liền vẫn rất hấp dẫn. Một cách để mọi người có thể thưởng thức mì ăn liền mà tốt cho sức khỏe hơn là tự mình chế biến với những loại thực phẩm và gia vị lành mạnh. Điều này sẽ cho phép mọi người kiểm soát lượng muối, bổ sung chất xơ và protein, cũng như không phải tiêu thụ các chất phụ gia có hại cho sức khỏe.
Một bữa ăn lành mạnh luôn tốt hơn mì ăn liền
Thỉnh thoảng ăn mỳ ăn liền sẽ không gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, ăn thường xuyên thực sự có liên quan đến chất lượng chế độ ăn uống không tốt và các vấn đề sức khỏe. Một gói mì ăn liền dù ngon, dễ chế biến cũng không thể thay thế một bữa ăn lành mạnh, cung cấp đủ dinh dưỡng.