Bệnh viêm khớp dạng thấp nên tránh ăn gì?

Bệnh viêm khớp dạng thấp nên tránh ăn gì để tốt cho sức khỏe là vấn đề được khá nhiều người quan tâm.

Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Tâm Anh chia sẻ nhóm thực phẩm không nên có mặt trong thực đơn của người bệnh viêm khớp dạng thấp:

Thịt đỏ và thịt đã chế biến

Nghiên cứu cho thấy, ăn nhiều thịt đỏ (thịt heo, thịt bò, thịt dê…) và thịt đã qua chế biến (giăm bông, xúc xích, thịt xông khói…) làm tăng các triệu chứng viêm khớp dạng thấp.

Nguyên nhân, những loại thịt này thúc đẩy quá trình sản xuất interleukin-6 (IL-6), protein phản ứng C (CRP) và homocysteine – các dấu hiệu viêm trong cơ thể.

Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra, ăn nhiều thịt đỏ làm tăng nguy cơ gây viêm khớp dạng thấp. Ngược lại, chế độ ăn ít hoặc không có thịt đỏ được chứng minh là cải thiện các triệu chứng viêm khớp rõ rệt.

Sản phẩm từ sữa

Chúng ta thường được khuyên uống (hoặc ăn) các sản phẩm từ sữa (như sữa tươi, sữa chua, phô mai…) để đảm bảo cung cấp đủ canxi và vitamin D cho cơ thể.

Tuy nhiên sữa cũng góp phần làm tăng tình trạng viêm ở người bệnh viêm khớp dạng thấp. Đó là do chúng chứa chất béo bão hòa – tác nhân gây viêm.

Nếu bạn vẫn muốn duy trì sữa trong thực đơn của mình, hãy chọn các sản phẩm sữa ít béo thay vì chọn loại nguyên kem.

Thịt đỏ và thịt đã qua chế biến không tốt cho người viên khớp dạng thấp. (Ảnh minh họa)

Thực phẩm nhiều muối

Nạp quá nhiều muối không chỉ có hại cho huyết áp. Nếu bạn bị viên khớp dạng thấp và đang dùng thuốc steroid điều trị, các triệu chứng sẽ có xu hướng trở nên trầm trọng hơn. Người bệnh viêm khớp dạng thấp nên đặt mục tiêu nạp ít hơn 5g muối mỗi ngày.

Thực phẩm nhiều đường

Ăn nhiều đồ ngọt không tốt cho tất cả mọi người, đặc biệt là những ai bị viêm khớp dạng thấp.

Các nghiên cứu chứng minh nạp quá nhiều thực phẩm chứa đường sẽ làm trầm trọng hơn các triệu chứng viên khớp dạng thấp, cũng như tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh viêm khớp.

Cụ thể, trong một nghiên cứu ở 1.209 người trưởng thành độ t.uổi 20 – 30, những người uống đồ uống có đường fructose 5 lần mỗi tuần nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp gấp 3 lần so với những ai uống ít hoặc không sử dụng đồ uống có đường fructose.

Thực phẩm chứa gluten

Gluten là nhóm các protein có trong nhiều loại ngũ cốc như lúa mạch, lúa mì, lúa mạch đen và triticale (lai giữa lúa mì và lúa mạch đen). Một số nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn không có hoặc có ít gluten giúp làm giảm triệu chứng viêm do viêm khớp dạng thấp.

Muốn hạn chế dung nạp gluten, người bệnh cần cân nhắc trước khi ăn bánh mì, bánh quy, pizza, nước ngọt, chất làm ngọt.

Nội tạng động vật không tốt cho người viêm khớp. (Ảnh minh họa)

Thực phẩm chế biến quá kỹ

Các món ăn được chế biến quá kỹ như thức ăn nhanh, ngũ cốc ăn sáng và bánh nướng thường chứa nhiều ngũ cốc tinh chế, đường bổ sung, chất bảo quản cùng các thành phần có khả năng gây viêm khác. Tất cả đều làm trầm trọng thêm triệu chứng viêm khớp.

Nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn phổ biến của người phương Tây (giàu thực phẩm chế biến sẵn) là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh viênm khớp dạng thấp do làm tăng tình trạng viêm và các yếu tố nguy cơ như thừa cân – béo phì.

Rượu

Vì rượu có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng viêm khớp, cho nên, bất kỳ ai bị bệnh viên khớp dạng thấp cũng nên hạn chế hoặc tránh uống rượu. Nghiện rượu mạn tính còn có liên quan đến việc tăng nguy cơ bị viêm xương khớp.

Ngoài ra, khi bạn đang uống thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp mà uống rượu, sẽ gây hại cho các cơ quan trong cơ thể. Chẳng hạn, uống rượu khi đang dùng thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen và naproxen có thể gây c.hảy m.áu dạ dày, viêm loét dạ dày; uống rượu khi dùng acetaminophen, leflunomide (Arava) hoặc methotrexate gây hại cho gan.

Nội tạng động vật

Tim, gan, bao tử động vật chứa nhiều photpho, ăn nhiều sẽ khiến người bệnh cảm nhận rõ rệt các cơn đau khớp. Không chỉ vậy, họ còn bị tình trạng sưng to tại đầu gối và mắt cá chân, đi lại khó khăn vì đau nhức kéo dài.

Ăn hành tây mỗi ngày ngừa loãng xương, viêm khớp và nhiều lợi ích khác

Hành tây là loại củ quen thuộc có nhiều tác dụng đã được chứng minh, cải thiện sức khỏe và giúp giảm đau cơ, viêm khớp.

Hành tây không chỉ là nguyên liệu cho nhiều món ăn ngon mà còn có nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe, tăng cường cho cơ thể các vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa tăng khả năng phòng loãng xương, viêm khớp và nhiều bệnh khác.

Tuy nhiên, không phải chỉ ăn hành tây là có thể nhận được các lợi ích dinh dưỡng tốt cho cơ thể mà cần bổ sung đa dạng nguồn thực phẩm và thực hiện ăn uống lành mạnh, lối sống khoa học. Tham khảo các thông tin đã được nghiên cứu về củ hành tây để cân nhắc đưa vào thực đơn của bản thân và gia đình:

1. Dinh dưỡng có trong hành tây

Hành tây chứa ít calo những nhiều dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Ảnh: Internet

Ngoài hương vị đặc biệt cho nhiều món ăn, hành tây còn chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi như vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa như quercetin.

Chất dinh dưỡng trên mỗi một cốc hành tây tươi xắt nhỏ có:

Lượng calo: 32Carbohydrate: 15 gProtein: 2 gChất béo: 0Chất xơ: 3 gĐường: 7 g

Hành tây cũng là một nguồn vitamin như: Vitamin C, vitamin B6, kali, mangan, đồng. Hành tây ít calo, hầu như không có chất béo và chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe có thể giúp chống viêm trong bệnh viêm khớp và các tình trạng liên quan. Ăn hành sống hoặc nấu chín là sự bổ sung lành mạnh cho nhiều món ăn.

Hành tây thuộc chi Allium, giàu chất hóa học có thể giúp bảo vệ tim, giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư và giúp cơ thể sản xuất insulin dễ dàng hơn. Hành tây cũng là một trong những nguồn thực vật cung cấp quercetin lớn nhất có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Quercetin thuộc nhóm chất chống oxy hóa gọi là flavonoid giúp t.iêu d.iệt các gốc tự do (các hạt không ổn định trong tế bào) trước khi chúng có cơ hội gây ra thiệt hại thực sự cho cơ thể.

2. Tăng cường sức khỏe xương, giảm viêm khớp

Hành tây chứa quercetin có thể hoạt động bằng cách ngăn chặn hoạt động của các hóa chất gây viêm.

Quercetin có trong hành tây đã được chứng minh là có nhiều lợi ích khi giảm đau và cải thiện sức khỏe tổng thể. Các nghiên cứu cho thấy quercetin có thể hoạt động bằng cách ngăn chặn hoạt động của các hóa chất gây viêm trong cơ thể như prostaglandin và leukotrien. Những chất này lưu hành với số lượng lớn gây ra các bệnh mạn tính như viêm xương khớp (OA) và viêm khớp dạng thấp (RA).

Hành tây có thể đóng vai trò ngăn ngừa bệnh loãng xương, một tình trạng làm xương yếu đi. Một nghiên cứu ở những người gần hoặc đã qua thời kỳ mãn kinh cho thấy những người ăn hành hàng ngày có mật độ xương cao hơn, dẫn đến xương chắc khỏe hơn. BS. Rui Hai Liu, giáo sư khoa học thực phẩm tại Đại học Cornell cho biết hành tây càng cay thì đặc tính tăng cường sức khỏe càng mạnh.

Quercetin còn có tác dụng giúp xương chắc khỏe hơn. Một nghiên cứu của một nhóm các nhà khoa học tại Đại học Bern, Thụy Sĩ phát hiện ra rằng quercetin ức chế quá trình p.hân h.ủy xương. Các nhà khoa học suy đoán rằng quercetin có thể hoạt động giống như một loại thuốc phổ biến dùng để điều trị chứng loãng xương.

Trong nghiên cứu này, các tác giả đã phân tích các thành phần hóa học hoạt động của hành trắng và phát hiện ra rằng hợp chất có khả năng làm giảm tình trạng mất xương nhất là một peptide có tên GPCS. Sau đó, họ đã thu được một nhóm tế bào xương tách biệt từ chuột sơ sinh và cho các tế bào này tiếp xúc với hormone tuyến cận giáp để kích thích mất xương, sau đó cho một số tế bào được điều trị tiếp xúc với GPCS.

Theo nghiên cứu, việc điều trị bằng GPCS đã ức chế đáng kể sự mất khoáng chất của xương, bao gồm cả canxi, khi so sánh với các tế bào không tiếp xúc với GPCS. Tuy nhiên, cần có thêm các nghiên cứu để xác định xem liệu GPCS có tác dụng tương tự ở người hay không, cần bao nhiêu hành tây hoặc GPCS để có tác động tích cực đến sức khỏe của xương và xác định cơ chế hoạt động của GPCS trên tế bào xương.

3. Một số lợi ích sức khỏe khác của hành tây

Nguy cơ ung thư thấp hơn

Nhiều loại hành chứa chất có thể giúp chống lại ung thư. Một nghiên cứu cho thấy những người ăn nhiều hành nhất có ít khả năng mắc bệnh ung thư ruột kết, cổ họng và buồng trứng nhất. Một nghiên cứu khác cho thấy những người đàn ông ăn nhiều rau thuộc họ hành tím ít có khả năng mắc bệnh ung thư tuyến t.iền liệt nhất. Một chế độ ăn giàu quercetin có thể làm giảm nguy cơ phát triển ung thư phổi.

Tác dụng kháng khuẩn

Theo một số nghiên cứu, hành tây có thể t.iêu d.iệt nhiều loại vi khuẩn. Trong một thí nghiệm, chiết xuất hành và tỏi đã làm chậm sự phát triển của một số vi khuẩn. Cần nhiều nghiên cứu hơn để chỉ ra hành tây ảnh hưởng đến vi khuẩn trong cơ thể như thế nào.

Sức khỏe tiêu hóa

Hành tây có fructooligosacarit, chất hoạt động như prebiotic (thức ăn cho vi khuẩn khỏe mạnh trong đường ruột có thể giúp tiêu hóa. Chúng đi qua ruột non và nuôi dưỡng vi khuẩn khỏe mạnh trong ruột già.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ

Hành tây có chứa các hợp chất lưu huỳnh hữu cơ, mang lại cho chúng mùi vị và mùi hăng, nồng. Những hợp chất này có thể giúp giảm mức cholesterol trong cơ thể và có thể giúp phá vỡ cục m.áu đông, giảm nguy cơ mắc bệnh bệnh tim và đột quỵ.

Nên ăn hành sống thay vì nấu chín để hấp thụ được nhiều hợp chất lưu huỳnh nhất từ hành tây.

Kiểm soát bệnh đái tháo đường

Cả quercetin và hợp chất lưu huỳnh hữu cơ có trong hành tây đều có tác dụng thúc đẩy sản xuất insulin, khiến chúng trở thành lựa chọn rau hữu ích.

Giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

Flavonoid có nguồn gốc từ thực vật và được tìm thấy với số lượng lớn trong hành. Một nghiên cứu cho thấy chế độ ăn giàu flavonoid trong thời gian dài làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

Hành tây chứa chất có lợi cho sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa một số bệnh. Ảnh: Internet

4. Tác dụng phụ của hành tây

Ăn hành tây có thể có một số tác dụng phụ, bao gồm:

Có thể ảnh hưởng đến mùi cơ thể của bạn. Khi cơ thể p.hân h.ủy các hợp chất lưu huỳnh có trong hành, chúng có thể phản ứng với mồ hôi trên da tạo ra cảm giác thường được coi là khó chịu mùi cơ thể.

Có thể làm tăng đầy hơi và chướng bụng nhất là người mắc hội chứng ruột kích thích.

Có thể gây ngộ độc thực phẩm. Cơ quan y tế Hoa Kỳ đã từng phát hiện đợt bùng phát vi khuẩn salmonella đối với hành trồng ở California. Tuy vậy, đợt bùng phát như thế này rất hiếm xảy ra ở hành tây vì lớp vỏ mỏng bên ngoài có thể bảo vệ khỏi bị nhiễm bẩn và quá trình sấy khô hành để chuẩn bị đưa ra thị trường càng làm giảm nguy cơ phát triển của vi khuẩn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *