Thang 11, ba ngươi Trung Quôc đươc chân đoan măc dich hach khiên nhiêu ngươi nhơ vê “cai chêt đen”, căn bênh tưng la nôi am anh cho cư dân châu Âu.
Những bệnh nhân mắc dịch hạch đau khắp cơ thể. Sau đó, họ nổi hạch nhỏ như hạt đậu. Kích thước hạch lớn dần lên, to bằng quả táo và lây lan khắp cơ thể khiến họ ho ra m.áu. Cuối cùng, người mắc bệnh t.ử v.ong.
Đó là kết thúc đau đớn của những người mắc căn bệnh mang tên “ cái c.hết đen”. Thế kỷ 14, dịch hạch càn quét khắp châu Âu và khiến 60% dân số t.ử v.ong. Nó được coi là đại dịch khủng khiếp nhất trong lịch sử loài người.
Ngày nay, dịch hạch đã trở thành căn bệnh trung cổ xa lạ bởi số người mắc ngày càng hiếm. Tuy nhiên, tháng 11, ba người Trung Quốc phát hiện mắc hai dạng dịch hạch khác nhau. Nó khiến nhiều người lo lắng về việc căn bệnh sẽ quay lại.
Những quan niệm về dịch hạch trong quá khứ
Con người đã bị dịch hạch tấn công 3 lần trong suốt 2.000 năm qua, khiến 200 triệu người t.ử v.ong. Đại dịch đầu tiên xảy ra vào thế kỷ 6. Lần thứ hai nó quét qua châu Âu Trung cổ vào thế kỷ 14 và đại dịch thứ ba bắt đầu ở Trung Quốc vào thế kỷ 19, sau đó lan sang châu Á, Mỹ.
Cảnh dịch hạch bùng phát vào thế kỷ 14 tại Florence do họa sĩ Giovanni Boccaccio vẽ lại. Ảnh: CNN.
Vào thời Trung cổ, nhiều người cho rằng dịch hạch là căn bệnh được thần linh gửi đến để trừng phạt tội lỗi. Đến thế kỷ 20, các nhà khoa học tin tưởng vào giả thuyết cả ba đại dịch đều do vi khuẩn Yersinia pestis gây ra. Chúng trú ngụ trong động vật có vú nhỏ và bọ chét. Yersinia pestis có cấu trúc giống các vi khuẩn gây viêm phổi, l.ở l.oét.
Nhưng bắt đầu từ những năm 1970 và 1980, một nhóm người phủ nhận căn bệnh tên gọi cái c.hết đen của đại dịch xảy ra vào thế kỷ 14 và gọi chúng bằng cái tên như dịch Ebola sớm.
Đến năm 2000, các nhà khoa học trích xuất được ADN từ những bộ xương thời Trung cổ. Họ đã tìm thấy những mảnh vỡ của Yersinia pestis. Câu hỏi đặt ra rằng, nếu không có những khác biệt về mặt di truyền, vậy tại sao dịch hạch của thế kỷ 14 lại gây ra ảnh hưởng khủng khiếp như vậy? Câu trả lời đến nay vẫn còn là một ẩn số.
Gần một thập kỷ trước, các nhà khoa học cho rằng dịch hạch xuất phát từ Đông Á cách đây 2.600 năm. Đại dịch thứ hai có thể bắt đầu ở Trung Quốc và xâm nhập vào châu Âu qua con đường tơ lụa. Một giả thuyết khác là nhà thám hiểm người Trung Quốc Trịnh Hòa đã mang theo mầm bệnh đến châu phi vào thế kỷ 15.
Tuy nhiên, những bằng chứng ADN cho thấy “cái c.hết đen” đã tồn tại cách đây 5.000 năm ở châu Âu. Và những giả thuyết Trung Quốc hay Trịnh Hòa là khởi nguyên cho đại dịch lần thứ hai là không chính xác.
Sự “hấp dẫn” của đại dịch thế kỷ
Kể từ khi đại dịch lần thứ 3 bùng phát cho đến nay, nhiều phương pháp y khoa đã giúp con người vơi bớt nỗi ám ảnh với căn bệnh. So với các bệnh khác, số người t.ử v.ong vì “cái c.hết đen” ngày càng giảm.
Chỉ riêng năm 2017, có 219 triệu người mắc sốt rét và 435.000 người c.hết vì căn bệnh này. Trong khi đó, từ năm 2010 đến 2015, có 584 người t.ử v.ong vì dịch hạch trên toàn thế giới, theo thống kê của WHO.
Ảnh: CNN.
Nhân viên của một trung tâm kiểm soát dịch bệnh địa phương mặc quần áo và khẩu trang phòng ngừa trước khi vào phòng thí nghiệm giám sát bệnh dịch hạch tại tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) ngày 28/8.
Với sự phát triển của y học, bệnh nhân có thể điều trị dịch hạch bằng thuốc kháng sinh. Trung tâm kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc đ.ánh giá căn bệnh có mức độ lây lan rất thấp.
Ngay cả khi căn bệnh này còn là mối đe dọa lớn với các quốc gia, nó vẫn khiến các nhà khoa học, sử học quan tâm và khám phá. Greatrex, một nhà nghiên cứu của Đại học Hong Kong, cho biết dịch hạch tiếp tục bị ám ảnh bởi chính quá khứ của nó. “Khi nghe về “cái c.hết đen”, nhiều người lập tức nghĩ đến căn bệnh dịch hạch đã g.iết c.hết 60% cư dân Châu Âu vào thế kỷ 14. Đó chính là điều “hấp dẫn” chúng tôi đi tìm những bí ẩn xung quanh nó”.
Nhà sử học Winston Black cho biết niềm yêu thích nghiên cứu “cái c.hết đen” của ông đến từ một dấu chỉ ký ức văn hóa sâu sắc gắn với Trung Đông và châu Âu. Tuy nhiên, Black nhấn mạnh các bệnh như sốt rét, Ebolo cũng cần được quan tâm nhiều hơn.
Theo news.zing.vn
Bằng chứng cực choáng dấu vết ngoài hành tinh dưới đáy biển
Có rất nhiều giả thuyết được đưa ra quanh nguồn gốc của quần thể kiến trúc đá dưới đáy biển Yonaguni , trong đó có không ít người tin rằng đây là sản phẩm của một nền văn minh đến từ ngoài hành tinh…
Ở phía cực Nam của Nhật Bản có một hòn đảo nhỏ mang tên là Yonaguni. Vùng biển quanh hòn đảo này là nơi ẩn chứa bí mật về một nền văn minh cổ kỳ lạ.
Câu chuyện bắt đầu vào năm 1987, khi Kihachiro Aratake, chủ sở hữu một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lặn trên đảo Yonaguni, lúc đó đang tìm kiếm các địa điểm lặn mới cho khách hàng của mình.
Tại độ sâu 20-30 m dưới mặt nước biển, ông đã tìm thấy một tổ hợp công trình lớn, đồ sộ bằng đá, có kích thước bằng hai sân bóng. Hay tin, hàng trăm thợ lặn và nhà khoa học đã đến khảo sát khu vực.
Tuy rằng các khối đá cấu tạo nên công trình này khá phổ biến trong khu vực và có thể hình thành trong tự nhiên dưới dạng các lớp hình chữ nhật hay tinh thể, nhưng có nhiều lý do để tin rằng công trình này là tác phẩm của con người
Tại một số vị trí trên khối đá Yonaguni có các trụ đá kích thước rất lớn được đặt sát cạnh nhau một cách rất hoàn hảo và không ai nghĩ rằng chúng được xếp đặt một cách tự nhiên.
Ngoài ra có nhiều cầu trúc giống như các bậc thang và lối đi, được đẽo gọn vô cùng vuông vắn…
…Và các phiến đá được cắt xể để tại nên các góc cạnh hình tam giác.
Quanh khu vực này, các thợ lặn cũng tìm thấy nhiều đồ gốm và công cụ bằng đá có niên đại lên đến hàng nghìn năm
Kể từ khi được phát hiện đến nay, quần thể kiến trúc đá dưới đáy biển Yonaguni đã trở thành chủ để tranh cãi của giới nghiên cứu. Có rất nhiều giả thuyết được đưa ra quanh nguồn gốc của công trình này, trong đó có không ít người tin rằng đây là sản phẩm của một nền văn minh đến từ ngoài hành tinh…
T.B (tổng hợp)
Theo kienthuc.net.vn