Đây là phương pháp phẫu thuật mới nhất về lasik, lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam.
Hệ thống máy Laser Wavelight Ex 500 điều trị tật khúc xạ – Ảnh: THÙY DƯƠNG
Ngày 18-10, Bệnh viện Mắt kỹ thuật cao Phương Nam tổ chức lễ chuyển giao công nghệ phẫu thuật Lasik Contoura – theo bản đồ giác mạc của từng bệnh nhân.
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Phượng, trưởng khoa Lasik của bệnh viện viện này, cho biết lần đầu tiên tại Việt Nam áp dụng phương pháp điều trị tật khúc xạ theo bản đồ giác mạc của từng bệnh nhân.
Mỗi giác mạc của bệnh nhân có độ cong khác nhau nên sẽ được máy thu thập 22 ngàn điểm vẽ bản đồ 3D của giác mạc. Sau đó bản đồ này sẽ được chuyển qua máy điều trị Laser để điều trị tật khúc xạ một cách chính xác nhất.
Phương pháp này được ứng dụng trên các bệnh nhân bị cận và loạn, với độ cận dưới 8 độ và độ loạn dưới 3 độ.
Bệnh viện đã áp dụng phương pháp này để điều trị cho một số bệnh nhân. Bước đầu ghi nhận thị lực của bệnh nhân sau phẫu thuật đạt trên 20/20, bệnh nhân hạn chế được phần chống chói lóa khi lái xe ban đêm, khó khăn khi đọc, đây là những triệu chứng thường gặp sau phẫu thuật Lasik.
Theo tuoitre
Giám đốc sở Giáo dục Đà Nẵng dặn dò học sinh làm 9 điều để tránh bệnh về mắt
Tại buổi khám sàng lọc và hỗ trợ điều trị miễn phí cho các học sinh, Giám đốc sở Giáo dục Đà Nẵng đã có những dặn dò giúp các em phòng tránh bệnh về mắt.
Ngày 10/10, hưởng ứng “ngày thị giác thế giới 2019”, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng phối hợp Quỹ Fred Hollows tại Việt Nam, Bệnh viện Mắt Đà Nẵng tổ chức khám sàng lọc;
Và hỗ trợ điều trị miễn phí các bệnh về mắt cho gần 500học sinh của tất cả các điểm trường thuộc trường Tiểu học Hòa Phú.
Đoàn khám mắt cho học sinh người Cơ Tu. Ảnh: HV
Đây là một trường miền núi ngoài địa bàn dự án, nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh trong việc tự chăm sóc để có một đôi mắt khỏe mạnh.
Đoàn khám gồm các bác sĩ chuyên khoa mắt, điều dưỡng mắt và kỹ thuật viên khúc xạ thuộc bệnh viện Mắt Đà Nẵng, với các tình nguyện viên là tập thể nhân viên của FHF Việt Nam, các sở Giáo dục và Đào tạo, Ngoại vụ, Y tế…
Chương trình với các nội dung kiểm tra thị lực, khám khúc xạ và hỗ trợ cấp kính miễn phí cho học sinh được phát hiện mắc tật khúc xạ và hỗ trợ điều trị các bệnh mắt.
Mục đích là nhằm góp phần phòng tránh tật khúc xạ, tật cận thị học đường cho học sinh.Với thông điệp năm 2019 “hãy thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời để em có đôi mắt khỏe”đây cũng là thông điệp truyền thông quan trọng của dự án chăm sóc mắt học đường.
Theo thống kê của Tổ chức Phòng chống mù lòa Quốc tế, hiện nay trên thế giới có khoảng 36 triệu người bị mù; 217 triệu người bị suy giảm thị lực ở mức trung bình và nghiêm trọng.
Trong đó, có 124 triệu người bị tật khúc xạ chưa được chỉnh kính và 65 triệu người bị đục thủy tinh thể.
Và hơn 75% trong số nguyên nhân gây mù và bị suy giảm thị lực mức trung bình và nghiêm trọng là có thể phòng tránh được .
Tại Việt Nam, hiện nay chưa có thống kê chính thức số người bị mù và tỷ lệ bị tật khúc xạ.
Theo nghiên cứu năm 2015 của Tổ chức Brien Holden thì ước tính có khoảng 25-40% t.rẻ e.m khu vực thành thị và 10-15% khu vực nông thôn bị tật khúc xạ.
Điều này có nghĩa là khoảng 3 triệu t.rẻ e.m đang bị tật khúc xạ cần được chỉnh kính và số lượng học sinh bị tật khúc xạ ngày càng tăng và trẻ hóa.
Bà Lê Thị Bích Thuận – Giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng cho biết, dự án “Chăm sóc mắt học đường” được triển khai tại 3 tỉnh Hải Dương, Đà Nẵng, T.iền Giang.
Với mục tiêu nâng cao nhận thức về chăm sóc bảo vệ mắt cho khoảng 2,2 triệu học sinh Việt Nam, đặc biệt là đối tượng học sinh độ t.uổi từ 6-15.
Và làm cơ sở cho cấp bộ ban hành hướng dẫn chương trình chăm sóc mắt học đường thực hiện trên phạm vi toàn quốc, hướng đến việc giảm tỷ lệ suy giảm thị lực ở t.rẻ e.m một cách bền vững tại Viêt Nam.
Đã có hơn 100.000 học sinh đã được hưởng lợi từ các hoạt động của dự án như: khám sàng lọc tật khúc xạ, cấp kính, phẩu thuật các bệnh lác lé, sụp mi, đục thủy tinh thể miễn phí ;Từ năm 2016, dự án “Chăm sóc mắt học đường” được triển khai tại tất cả các Trường tiểu học, Trung học cơ sở trên địa bàn 4 quận: Hải Châu, Thanh Khê, Cẩm Lệ và Ngũ Hành Sơn và năm 2019 mở rộng tại quận Liên Chiểu.
Ngoài ra các em còn được bổ sung kiến thức chăm sóc mắt từ thầy cô, nhân viên y tế đã được các ngành chuyên môn tập huấn.
Tại buổi khám, cô Thuận cũng dặn dò học sinh 9 cách thức để nhằm giảm các bệnh về mắt.
Đó là: Tư thế khi ngồi học phải ngồi thẳng lưng, ngay ngắn, không cúi mặt sát xuống bàn. Cần đảm bảo đủ ánh sáng trên lớp học và khi học bài (cụ thể có đèn bàn nơi học bài);
Không đọc sách, học bài, làm việc với máy tính, xem tivi ở khoảng cách gần và liên tục quá lâu, quá nhiều.
Sau một giờ đọc sách, học bài và làm việc với máy tính cần nghỉ ngơi 5-10 phút, xoa nhẹ lên mắt nhiều lần;
Tăng cường sinh hoạt ngoài trời, tích cực hoạt động thể lực;
Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là bổ sung Vitamin A ;
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, sử dụng khăn mặt riêng, rửa mắt bằng nước sạch, rửa tay bằng xà phòng, không nên dùng tay bẩn dụi vào mắt… đề phòng bệnh đau mắt đỏ, mắt hột…
Không chơi các trò chơi nguy hiểm như: đ.ánh trổng, đ.ánh n.hau, các vật sắc nhọn, b.ắn ná thun, b.ắn bi…vì dể gây chấn thương mắt.
Khi có dị vật vào mắt phải đến cơ sở y tế khám ngay. Không nhỏ bất cứ thuốc gì vào mắt, khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Kiểm tra, đo thị lực mắt tối thiểu 1 năm/lần. Khi thị lực dưới 7/10 phải đi khám ngay.
AN NGUYÊN
Theo giaoduc.net