Giữa “tâm bão” cúm mùa: Đừng làm thay việc của bác sĩ

Thời tiết thay đổi thất thường, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm lớn, kèm gió mùa, nên tỷ lệ người mắc cúm tăng lên từng ngày, kéo theo nhu cầu sử dụng thuốc Tamiflu 75mg tăng cao. Trước diễn biến đó, các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân không nên tự ý mua thuốc điều trị có thể dẫn đến hệ lụy khó lường.

Khám cho bệnh nhân tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai.

Bùng phát bệnh cúm

Cúm mùa là một bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính do virut cúm gây nên. Bệnh xảy ra hàng năm, thường vào mùa đông xuân, lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp. Ở nước ta, các virut gây bệnh cúm mùa thường gặp là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B. Bệnh thường tiến triển lành tính nhưng cũng có thể biến chứng nặng, nguy hiểm…

Sau khi bị nhiễm virut cúm, người bệnh sẽ có các triệu chứng như sốt cao 39-40 độ C kèm theo rét run, nhức đầu, buồn nôn, đau mỏi toàn thân, mệt mỏi. Hoặc có thể kèm theo các biểu hiện sổ mũi, hắt hơi, nghẹt mũi, đau họng, ho…

Bệnh cúm mùa tiến triển thường lành tính, nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp, người bị suy giảm miễn dịch, người già trên 65 t.uổi, t.rẻ e.m dưới 5 t.uổi và phụ nữ có thai. Bệnh có thể gây viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng dẫn đến t.ử v.ong.

Theo Trung tâm Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), từ năm 2010 trở lại đây, mỗi năm trên thế giới có khoảng 9 – 45 triệu trường hợp mắc cúm với khoảng trên 61.000 trường hợp t.ử v.ong do biến chứng viêm phổi do cúm.

Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, trong 11 tháng qua cả nước đã ghi nhận 408.907 trường hợp mắc cúm, 10 trường hợp t.ử v.ong (giảm 10% số mắc và giảm 2 trường hợp t.ử v.ong so với cùng kỳ 11 tháng năm 2018). Hiện tại ở các bệnh viện, số lượng người bệnh vào viện đang có xu hướng gia tăng.

Tại Khoa Nhi – Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội) mỗi ngày tiếp nhận gần trăm ca đến khám và điều trị liên quan đến các bệnh về đường hô hấp và cúm của trẻ nhỏ.

Về lý do nhiều trẻ đến khám và điều trị các bệnh về đường hô hấp, Bác sĩ (BS) Đoàn Thị Anh Đào, Phó Khoa Nội tổng hợp cho biết: “Thời gian qua, đặc biệt là một tháng trở lại đây, bệnh nhân có bệnh lý hô hấp vào Khoa tăng cao hơn so với các tháng trước, khoảng 20-30%. Một phần do đây là mùa dịch cúm, mùa của bệnh lý đường hô hấp dưới, đặc biệt thời gian gần đây, các vấn đề liên quan đến ô nhiễm, khói bụi cũng ảnh hưởng…”.

Tương tự, tại Bệnh viện Nhi Trung ương mỗi ngày trung bình tiếp nhận từ 100 đến 200 bệnh nhân đến thăm khám với chung biểu hiện như: sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, đau đầu. TS-BS Ngô Thiện Hải – Phó Giám đốc Trung tâm Y học lâm sàng và các bệnh nhiệt đới t.rẻ e.m của bệnh viện cho biết, do đang là thời điểm giao mùa, thời tiết khắc nghiệt, nên số lượng bệnh nhi nhập viện do mắc cúm, đặc biệt là cúm A trong hai tuần vừa qua tăng cao.

Cao điểm có lúc lên tới 500 trẻ đến khám một ngày do cúm, tăng 10-20% so với trước. Còn tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, từ tháng 11/2019 đến nay tiếp nhận khoảng 3.099 trường hợp có chung triệu chứng cúm.

Không lạm dụng các hình thức tự chữa trị

Trước tình hình bệnh cúm bùng phát và gia tăng thời gian gần đây, trên mạng xã hội chia sẻ đơn thuốc về cúm. Trong các đơn thuốc này thường có Tamiflu 75mg (loại thuốc trị cúm phổ biến hiện nay). Thậm chí những người này còn cho rằng trẻ không bị cũng nên uống để phòng bệnh.

Thuốc được chỉ định với nhóm có nguy cơ như người có bệnh mạn tính về tim phổi, thận, biến chứng viêm phổi… Người bệnh chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc về chữa cúm.

Nếu mắc cúm thông thường, không cần dùng đến Tamiflu. Đặc biệt, lạm dụng thuốc Tamiflu có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc sau này. Đây là loại thuốc được bác sĩ kê đơn nên cũng không nên tự ý mua hay dự trữ trong nhà.

Chị Nguyễn T.V (trú tại Văn Khê, Hà Đông, Hà Nội) vừa mua thuốc Tamiflu với giá 150.000 đồng/viên. Như vậy, một vỉ 10 viên có giá lên 1,5 triệu đồng. Chị Nguyễn T.Q ở Triều Khúc, Hà Nội mua thuốc Tamiflu để điều trị cho con trai với giá 120.000 đồng/viên.

Chị Q cho biết, lo con đang ốm sốt ở nhà, nên chị phải bỏ ra số t.iền 1,2 triệu đồng cho 10 viên thuốc. Chứ vẫn biết cái giá này không đáng, biết là bị “bóp” nhưng cũng đành phải chấp nhận. Trong khi đó theo bảng kê khai tại Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) giá thuốc Tamiflu 75mg chỉ có giá 45.000 đồng/viên, tương ứng với 450.000 đồng/1 vỉ 10 viên.

Trước thực trạng nhiều người dân đổ xô đi mua thuốc Tamiflu về để dự phòng như hiện nay, khiến giá mặt hàng này bị đẩy lên cao gấp 3-4 lần, hiện giá dao động khoảng từ 150.000 đ – 200.000 đ/viên, Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho rằng mọi người không nên quá lo lắng, lùng sục khắp các nhà thuốc để tìm mua Tamiflu. Đây chỉ là một loại thuốc có tác dụng hỗ trợ, không phải thuốc điều trị đặc hiệu số một điều trị cúm, bởi có nhiều cách phòng và điều trị cúm hiệu quả.

Bên cạnh đó, các chuyên gia y tế cũng có lời khuyên người dân không lạm dụng các hình thức tự chữa trị vì việc chữa trị sai lầm dễ khiến cho tình trạng bệnh nặng hơn. Nhiều người nghĩ rằng trùm chăn, xông nước lá làm cơ thể đổ mồ hôi sẽ là cách chữa cúm hiệu quả vì khi cơ thể ra nhiều mồ hôi sẽ nhẹ nhõm.

Tuy nhiên, việc xông nước lá có tác dụng nhưng không phải lúc nào cũng xông được. Những trường hợp như người đang sốt cao, ra nhiều mồ hôi cơ thể suy nhược; trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang thai hoặc vừa mới sinh… không nên lạm dụng. Thực tế cơ thể cảm cúm yếu ớt, nếu đổ mồ hôi nhiều dễ gây mất nước, kiệt sức, sức đề kháng giảm làm bệnh nặng hơn.

Nhiều người cho rằng sốt mất nước thì truyền vào sẽ hết. Nhưng việc tự ý truyền nước mà không thăm khám, xét nghiệm rất dễ nguy hiểm tính mạng. Cảm cúm dùng đồng thời nhiều loại thuốc kháng sinh mau khỏi hơn là suy nghĩ rất nguy hại của không ít người. Thuốc kháng sinh chỉ được dùng nếu có biểu hiện của nhiễm khuẩn và phải dùng theo chỉ định của bác sĩ. Việc lạm dụng thuốc dễ dẫn tới tình trạng kháng thuốc.

PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai: “Cúm là một trong các loại virus của đường hô hấp, bao gồm cúm A và cúm B. Tuy nhiên, không phải cứ bệnh cúm là sử dụng Tamiflu để điều trị.

Làm gì để tránh lây cúm cả nhà?

Bác sĩ Nguyễn Thị Hiệp, Khoa A4B – Viện Lâm sàng các bệnh truyền nhiễm khuyến cáo, người chăm sóc bệnh nhân bị cúm cần phải lưu ý để không lây nhiễm cảm cúm: Cần đeo khẩu trang trong quá trình tiếp xúc với người cảm cúm, nhỏ mũi thuốc sát khuẩn, thường xuyên rửa tay sau và trước khi tiếp xúc với bệnh nhân bằng nước rửa tay diệt khuẩn.

Tuyệt đối không ăn thức ăn thừa của người bị cảm cúm. Đồ dùng của người cảm cúm như bát, đũa, thìa, cốc, chén… hằng ngày nên luộc sôi, tốt nhất là nên dùng riêng, không ôm áo quần bẩn của người bệnh vào người. Chú ý bồi dưỡng thêm chất bổ để đảm bảo sức khỏe khi chăm người bệnh cảm cúm, nên ăn thêm gia vị như tỏi, gừng, hành… làm ấm cơ thể và có tính kháng khuẩn.

Ăn nhiều rau quả, trái cây tươi chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, quýt… để tăng cường sức đề kháng. Mỗi ngày nên uống 1 ly trà gừng ấm và 1 lý tỏi băm nhuyễn pha nước để giảm thiểu tối đa nguy cơ bị lây bệnh cảm cúm.

Khăn giấy của bệnh nhân cảm cúm đã sử dụng nên để trong túi và xử lý với các loại rác thải khác. Khi thấy dấu hiệu của bị cảm cúm như: Sổ mũi, nhức đầu, đau mình mẩy, mắt đỏ, gai gai rét, phải cách ly và khám, điều trị ngay. Thảo Anh

Tuấn Anh

Theo baophapluat

Tamiflu không phải là “thần dược” trị cúm

Theo Bộ Y tế, dịch bệnh cúm mùa đang vào giai đoạn cao điểm với nhiều người mắc, nhất là trẻ nhỏ đã khiến không ít người đô xô tìm mua thuốc Tamiflu để dự phòng, điều trị cúm khiến cho loại thuốc này trở nên khan hiếm và bị đẩy giá lên cao.

Ảnh minh họa

Thống kê hơn 1 tháng qua, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương đã tiếp nhận trên 3.000 lượt người bệnh có triệu chứng cúm tới khám và điều trị. Tại Bệnh viện Nhi trung ương, mỗi ngày có 100 – 130 bệnh nhi đến khám với các biểu hiện nghi ngờ cúm, trong đó khoảng 30 bệnh nhi mắc cúm phải nhập viện điều trị.

PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, thuốc Tamiflu chỉ có tác dụng hỗ trợ, không phải thuốc điều trị đặc hiệu hàng đầu trong điều trị cúm, còn có nhiều cách phòng và điều trị cúm hiệu quả khác.

Số liệu thống kê của Cục Y tế Dự phòng cho thấy, năm 2019, số ca mắc cúm và t.ử v.ong do cúm trong cả nước thấp hơn so với năm 2018. Tính đến tháng 12, cả nước ghi nhận hơn 408.907 trường hợp mắc cúm, 10 trường hợp t.ử v.ong. Con số này giảm hơn 10% số mắc và giảm 2 trường hợp t.ử v.ong so với cùng kỳ năm 2018. Để phòng ngừa bệnh cúm mùa, hiện nay biện pháp hiệu quả nhất vẫn là tiêm phòng đầy đủ vaccine ngừa cúm.

NGUYỄN QUỐC

Theo SGGP

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *