Hạn chế nóng, sốt ở trẻ nhỏ- Cách gì?

Con tôi rất hay bị ốm vặt, hay bị sốt. Cháu mới được 4 t.uổi. Ngoài việc cho cháu dùng thuôc hạ sốt thì tôi cần phải làm gì thêm nữa không? Mong bác sĩ tư vấn!- Mai Thu Thảo ( Nghệ An) .

Hầu hết, các căn nguyên gây sốt ở trẻ là do nhiễm virus vì vậy trẻ sẽ tự hết sốt, trở lại bình thường sau một vài ngày. Hầu hết các bậc cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ thường cố gắng tìm mọi cách để hạ sốt cho trẻ nhằm mong muốn tránh tình trạng sốt cao co giật có thể xảy ra. Điều này không sai về mặt lý thuyết. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của nhiều chuyên gia cho rằng chính bản thân tình trạng sốt cũng có nhiều tác dụng tốt với tình trạng của đ.ứa t.rẻ cho nên nhiều khi cũng nên để cho cơn sốt làm nhiệm vụ của nó.

Mặc dù vậy cũng cần thiết phải hạ sốt cho trẻ khi trẻ sốt cao. Có thể dùng nước ấm để lau cho trẻ nhưng cũng phải biết lau như thế này có thể làm trẻ run hoặc giật mình hoảng hốt. Vì vậy cũng không nên lau nước ấm toàn thân cho trẻ khi trẻ bị sốt mà chỉ cần lau ở một vài nơi như trán, nách…Việc dùng thuốc hạ sốt cho trẻ vẫn có nhiều quan điểm trái ngược nhưng nhiều chuyên gia cho rằng nên bắt đầu dùng thuốc hạ sốt cho trẻ khi nhiệt độ đo được ở nách không thấp hơn 38,50C. Thuốc hạ sốt thường được sử dụng là paracetamol với liều dùng không quá 6 lần/24h.

Khi trẻ bị sốt thường mất nhiều nước (qua đường mồ hôi, hô hấp…) vì vậy rất quan trong là phải động viên khuyến khích cho trẻ uống đủ nước, không cho trẻ ăn “kiêng” khi ốm.Một điều còn quan trọng hơn cả việc cố gắng tìm mọi cách hạ sốt cho trẻ thâm chí hơn cả thuốc hạ sốt là việc phải theo dõi chặt chẽ tình trạng sốt, cho trẻ nghi ngơi và cặp nhiệt độ thường xuyên.

Nguyên tắc sống còn khi trẻ bị sốt

Khi trẻ sốt, nhiều phụ huynh thiếu kinh nghiệm vẫn xử trí lúng túng và lo lắng quá mức dẫn đến tình hình khó cải thiện.

Theo thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Sỹ Đức, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, sốt là tình trạng tăng nhiệt độ của cơ thể trên mức bình thường. Ở t.rẻ e.m, phụ huynh có thể xác định sốt khi nhiệt độ cơ thể các bé ở một số vị trí vượt ngưỡng thông thường như 38 độ C ở h.ậu m.ôn, 37,5 độ C với miệng hay 37,2 độ C khu vực nách.

Ngoài ra, các dấu hiệu khác cho thấy trẻ sốt là cáu gắt, khó chịu trong người, chạm vào thấy nóng, vã mồ hôi…

Các bước chăm sóc trẻ sốt

Trong trường hợp trẻ có dấu hiệu sốt, bác sĩ Đức khuyên cha mẹ không nên quá lo lắng và nhanh chóng chăm sóc con với các bước sau:

Nới lỏng quần áo

“Phụ huynh nên thay ngay cho trẻ quần áo thoáng mát, tránh các đồ quá dày, khó thoát nhiệt. Nếu trẻ đang mang bỉm, chúng ta cũng cần cởi bỉm và để bé mặc quần”, bác sĩ Đức cho hay.

Bổ sung nước và điện giải

Vị chuyên gia này khẳng định oresol là loại nước bổ sung điện giải tốt nhất cho trẻ, nhất là trong trường hợp bé sốt kèm tiêu chảy, nôn. Tuy nhiên, loại nước này khá khó uống và dễ khiến trẻ nôn. Do đó, cha mẹ nên cho trẻ uống theo ngụm nhỏ và nghỉ khoảng 5-10 phút mỗi lần.

Ngoài ra, phụ huynh cần đặc biệt chú ý pha cả gói với lượng nước theo hướng dẫn. Việc pha nửa hay 1/3 gói có thể làm thay đổi nồng độ chất điện giải trong dung dịch, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc như trẻ co giật, rối loạn tri giác…

Cha mẹ không nên lo lắng quá mức khi con sốt và cần bình tĩnh chăm sóc trẻ đúng cách. Ảnh: Todayparents.

“Nếu quá khó khăn trong việc uống oresol, cha mẹ có thể thay thế bằng các chế phẩm khác như nước lọc, nước trái cây hoặc sữa…”, bác sĩ Đức khuyên.

Dùng thuốc hạ sốt

Với trẻ sốt trên 38,5 độ C (38 độ C với trẻ có t.iền sử sốt cao co giật), phụ huynh cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt.

Cụ thể, paracetamol là loại thuốc được khuyến cáo dùng khi chưa thể loại trừ trẻ có sốt xuất huyết hay không. Trong khi đó, ibuprofen là thuốc dùng theo chỉ định của bác sĩ khi chắc chắn trẻ không sốt xuất huyết.

Một phương pháp khác được khuyên dùng hiện nay là miếng dán hạ sốt. Tuy nhiên, bác sĩ Đức khẳng định sản phẩm này không có tác dụng hạ sốt, chỉ tạo cho trẻ cảm giác mát, dễ chịu tại vị trí dán.

Chườm ấm

Bác sĩ Đức giải thích: “Việc chườm ấm có thể giúp trẻ hạ sốt nhờ khiến lỗ chân lông cũng như mạch m.áu ngoại vi giãn nở, tăng khả năng tản nhiệt”.

Để chườm ấm, cha mẹ dùng khăn mềm nhúng vào nước ấm kết hợp lau người cho trẻ. Sau khoảng 15-30 phút, phụ huynh cần đo lại thân nhiệt của trẻ và dừng chườm khi nhiệt độ của bé xuống dưới 37,5 độ C.

Một số lưu ý khi chườm ấm là cha mẹ cần kiểm tra nhiệt độ của nước bằng cách nhúng khuỷu tay xuống chậu. Nước đủ ấm là cảm giác như khi chúng ta tắm cho em bé. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần lau nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh khiến trẻ đau rát, mẩn đỏ.

Cho ăn

“Dù việc bổ sung dinh dưỡng là rất tốt, trẻ thường kén ăn hơn khi bị sốt. Do đó, chúng ta chỉ nên cho trẻ ăn khi bé muốn, không nên ép buộc”, bác sĩ Đức cho hay.

Vị chuyên gia này cũng khuyến cáo phụ huynh cần cho trẻ đến gặp bác sĩ ngay khi phát hiện các dấu hiệu như bé dưới 3 tháng t.uổi sốt trên 38,5 độ C, mệt mỏi, có phát ban trên da, tiêu chảy hoặc nôn nhiều, mất nước, sốt hơn 3 ngày hay trẻ có vấn đề bệnh lý mạn tính.

Xử trí khi trẻ sốt co giật

Theo bác sĩ Nguyễn Sỹ Đức, tình trạng co giật do sốt xảy ra ở khoảng 2-5% trẻ, thường gặp ở các bé từ 6 tháng đến 5 t.uổi. Co giật thường xảy ra trong ngày đầu tiên bị bệnh, thân nhiệt trên 39 độ C. Cơn co giật chủ yếu kéo dài khoảng 1-2 phút và không gây tổn thương não cũng như sự phát triển của trẻ.

Khi trẻ co giật, phụ huynh cần lưu ý các khuyến cáo của bác sĩ và đưa bé đến cơ sở y tế sau cơn đầu tiên. Ảnh: Yorkdispatch .

Đáng chú ý, một số cơn co giật có thể kéo dài trên 10 phút, nhất là những bệnh nhân co giật khu trú. Một số trường hợp co giật nhiều hơn một cơn trong 24h có nguy cơ tăng nặng thành động kinh.

Dù vậy, phần lớn cơn co giật do sốt sẽ tự hết trong vài phút. Lúc này, cha mẹ cần bình tĩnh và thực hiện một số bước gồm đặt trẻ nằm nghiêng ở bề mặt phẳng (đảm bảo trẻ không bị rơi), tính giờ, loại bỏ những đồ sắc nhọn xung quanh, nới lỏng quần áo, quan sát cơn co giật, không đặt bất cứ đồ vật gì vào miệng trẻ cũng như ôm hay chạm vào con.

Bác sĩ Đức cho hay chúng ta có thể hạn chế co giật ở trẻ bằng việc kiểm soát cơn sốt như dùng thuốc nhóm paracetamol, ibuprofen ngay giai đoạn mới sốt để bé thoải mái hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng các thuốc này không được khuyến cáo ở những người không sốt.

“Phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất sau cơn co giật đầu tiên dù nó chỉ kéo dài vài phút. Đặc biệt, cha mẹ cần gọi cấp cứu nếu cơn co giật kéo dài hơn 5 phút hoặc đi kèm triệu chứng nôn, gáy cứng, rối loạn nhịp thở, li bì”, bác sĩ Nguyễn Sỹ Đức nhấn mạnh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *