Học sinh hút t.huốc l.á điện tử: Hiểm họa khôn lường

T.huốc l.á điện tử hiện nay len lỏi vào trường học bằng cách giả dạng son môi, USB, bút… với nhiều hương vị khác nhau để tránh bị phát hiện.

Sử dụng t.huốc l.á điện tử gây nguy hại đến sức khỏe (ảnh có tính minh họa) – ẢNH: REUTERS

T.huốc l.á điện tử được ví như “cạm bẫy hương vị” khi đ.ánh trúng tâm lý thích thể hiện cái tôi của t.uổi mới lớn. Sự mới lạ với những dụng cụ bắt mắt đã nhanh chóng được học sinh (HS) đón nhận và khám phá mà không tính đến những tác hại.

T.huốc l.á điện tử thế hệ mới có mẫu mã đa dạng, cuốn hút giới trẻ. Những loại này thiết kế theo hình thức có bộ phận sạc pin và bộ phận chứa chất lỏng, dung dịch làm nguyên liệu đốt có thể thay thế tùy thích. Đây chính là nguyên nhân khiến một số thành phần biến tướng, trộn m.a t.úy vào sử dụng.

Bản thân dung dịch hút của t.huốc l.á điện tử đã chứa nicotin và nhiều chất gây hại cho cơ thể. Khi phối trộn thêm các loại chất lạ, chất kích thích, m.a t.úy, thì tổng các thành phần gây hậu quả không thể lường trước được và có thể mang lại những hệ lụy.

Hiện nay sử dụng t.huốc l.á điện tử gia tăng nhanh ở thanh thiếu niên cả ở VN và trên thế giới. Theo nghiên cứu của Viện Chiến lược và chính sách y tế, Bộ Y tế, năm 2020 có 8,35% HS lớp 8 – 12 hút t.huốc l.á điện tử, tăng 40 lần so với năm 2005.

Chỉ với 120.000 – 150.000 đồng, HS dễ dàng sở hữu một “phiên bản” t.huốc l.á điện tử với đủ hình dạng có thể mang vào lớp, bỏ ngay trên bàn học mà không bị phát hiện. Tác hại của t.huốc l.á điện tử đã được cảnh báo rất nhiều và hầu hết sản phẩm này trên thị trường được khảo sát là không rõ nguồn gốc xuất xứ và không được phân phối qua các kênh chính thống.

Tờ The Hindu Business Line (Ấn Độ) dẫn một nghiên cứu mới cho hay việc hút t.huốc l.á điện tử thường xuyên có thể khiến tế bào gốc của não bị hủy hoại, sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và tái tạo tế bào cho cơ thể, từ đó đẩy nhanh quá trình lão hóa, suy thoái hệ thần kinh và kéo theo nguy cơ suy giảm trí nhớ, khả năng nhận thức và học tập…

HS sử dụng t.huốc l.á điện tử thường có biểu hiện giảm chú ý và tập trung, khả năng đưa ra quyết định kém, thay đổi tính cách và có nhiều hành động thất thường, suy giảm nghiêm trọng khả năng học tập.

Sử dụng t.huốc l.á điện tử còn là nguy cơ khiến HS gia nhập các băng nhóm thanh thiếu niên, gia tăng tình trạng cô lập và bắt nạt học đường, gây nhiều bất ổn trong trường học.

Dù nội dung tuyên truyền về phòng chống tác hại của t.huốc l.á nói chung và t.huốc l.á điện tử nói riêng đã được đưa vào chương trình giáo dục bậc THCS, THPT dưới nhiều hình thức đa dạng, tuy nhiên do tâm lý t.uổi muốn tìm hiểu, khám phá điều mới, không ít HS vẫn muốn “trải nghiệm” dù biết tác hại của việc sử dụng t.huốc l.á điện tử.

Vì lẽ đó, các bậc phụ huynh nếu thấy những lọ tinh dầu, mùi thơm khác lạ trong phòng của các con hoặc trên quần áo, sách vở thì cần có biện pháp kiểm tra, phát hiện và kịp thời nhắc nhở.

Gia đình cần phải thường xuyên quan tâm, chăm sóc, trò chuyện, tiếp cận sinh hoạt hằng ngày của con, đặc biệt là mối quan hệ của con mình với bạn bè. Khuyến khích con có lối sống lành mạnh, tham gia các hoạt động ngoại khóa…

Đồng thời, các bậc phụ huynh phải có trách nhiệm và biện pháp ngăn chặn, hướng cho con mình sử dụng đồng t.iền có hiệu quả.

‘Chất lạ’ mà n.am s.inh bị bạn khống chế đổ vào miệng ở Cần Thơ là gì?

Ngày 5/4, lãnh đạo Công an quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ) cho biết, đã có kết quả giám định “chất lạ” mà n.am s.inh lớp 10 Trường THPT An Khánh bị bạn đổ vào miệng phải nhập viện cấp cứu.

Theo kết quả từ Phân viện Khoa học Hình sự (Bộ Công an) tại TP.HCM đây là dung dịch hút t.huốc l.á điện tử, không phải chất m.a t.úy.

Trường THPT An Khánh

Công an Ninh Kiều sẽ tiếp tục điều tra ai là người bán loại dung dịch này, kiểm tra nguồn gốc xuất xứ để xử lý theo quy định pháp luật.

Còn thầy Bùi Duy Minh Trí, Hiệu trưởng Trường THPT An Khánh cho biết, khi có kết quả giám định, nhà trường sẽ mời phụ huynh của nhóm học sinh liên quan để phối hợp có biện pháp giáo dục các em.

Theo thầy Trí, tinh thần chung là uốn nắn để các em tập trung vào việc học, không lặp lại những trò chơi nguy hiểm.

Hiện các em đã đi học trở lại.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *