Tình trạng cơ bắp vùng cổ vai trở nên cứng đờ, cơn đau âm ỉ bắt đầu từ cổ lan xuống vai, cánh tay hay bàn tay. Những cơn đau kéo dài khiến bạn bị hạn chế một số vận động thường ngày, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và năng suất làm việc.
Nếu không tìm ra nguyên nhân và giải quyết sớm, sẽ để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng như tổn thương rễ thần kinh, bị chèn ép tủy cổ. Có thể dẫn đến teo cơ, liệt tứ chi, rối loạn phản xạ tiểu tiện. Đó chính là “ hội chứng cổ vai”.
Nguyên nhân và đối tượng bị hội chứng cổ vai
Ngoài nguyên nhân do bị chấn thương hoặc bệnh tật, cơn đau của bạn có thể xuất phát từ việc lặp đi lặp lại các hoạt động gắng sức vùng cổ vai hoặc sự duy trì một tư thế sai trong khoảng thời gian dài, thường gặp như:
– Tư thế ngồi không đúng, làm việc vận động vùng cổ quá sức.
– Nằm ngủ gối đầu quá cao, nằm quá lâu ở một tư thế, ngủ gục trên bàn.
– Tập luyện thể thao một cách quá sức, không khởi động trước hoặc tập không đúng kỹ thuật.
Ai cũng có thể bị hội chứng cố vai, đặc biệt là những người có điều kiện làm việc đòi hỏi phải vận động vùng cổ nhiều giờ trong một tư thế cố định. Thường là nhân viên văn phòng, người lái xe, vận động viên…
Khi bạn thấy các biểu hiện đau kéo dài ở vùng cổ, bả vai, nên tới gặp các bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán chính xác mức độ bệnh và định hướng phương pháp trị liệu thích hợp. Nếu nguyên nhân là chấn thương hoặc bệnh tật, có thể cần dùng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật. Nếu chỉ là những tư thế sai hằng ngày, sẽ có những cách đơn giản hơn cho bạn giúp hỗ trợ và cải thiện những cơn đau vùng cổ vai.
Tư thế hằng ngày liên quan đến hội chứng cổ vai
Khi bạn có tư thế lệch khỏi tư thế sinh lý bình thường, cột sống cổ sẽ bị đặt lên một áp lực và căng thẳng không cần thiết, khiến đường cong sinh lý bình thường của cột sống cổ từ từ thay đổi. Điều này sẽ làm tăng áp lực cho đĩa đệm, dây chằng, căng cơ không cần thiết và mất cân bằng cơ bắp vùng cổ vai.
Chúng ta nên có tư thế tốt nhất để làm việc, ngồi, nằm tốt nhất.
Tư thế ngồi và làm việc:
– Nên ngả lưng tựa vào ghế, phần mông sát cuối ghế, lưng thẳng. Nhìn thẳng, giữ vai kéo về phía sau.
– Chọn chiều cao ghế của bạn để chân của bạn có thể đặt phẳng trên sàn.
– Khi làm việc, giữ cánh tay không vươn quá ngực. Khuỷu tay nên tựa vào tay vịn ghế
– Khoảng 30-45 phút, bạn đứng dậy đi lại, hít thở sâu, vươn vai và xoay cổ chậm hết biên độ.
Như vậy sẽ giúp cho cơ cột sống cổ được thư giãn tránh tình trạng bị quá tải, căng cứng.
– Hạn chế làm việc chỉ một bên, bẻ cổ, hay xoay cổ quá mạnh và nhanh.
Tư thế nằm:
– Nên cần có một tấm nệm, không nằm võng, nằm sấp.
– Khi nằm ngửa, nên giữ thẳng trục đầu – cổ – thân – chân, không nên nằm gối cao hoặc gối quá thấp.
– Nên nằm nghiêng bên trái, sẽ tốt cho tim và hạn chế trào ngược axit từ dạ dày lên thực quản. Chân dưới co nhẹ gối và hơi đưa về phía trước. Chân trên hơi đưa về phía trước, gác trên gối ôm. Tay để trước mặt, trục đầu – cổ – thân hình thành một đường thẳng.
Việc thay đổi và duy trì các tư thế sinh lý đúng của cơ thế không phải là một phương pháp giải quyết hội chứng đau cổ vai một cách cấp tốc, phải có một thời gian dài tập luyện để mang lại hiệu quả. Bạn sẽ cần sự hỗ trợ của một vài “công cụ” khác, trong đó quan trọng nhất là các bài tập thư giãn cho nhóm cơ vùng cổ vai, đặc biệt là yoga, trị liệu…
Suýt m.ất m.ạng vì massage: Những người không nên đi dịch vụ xoa bóp
Người đàn ông 36 t.uổi để nhân viên massage xoa b.óp c.ổ và cạo gió. Sau đó, anh đột nhiên thấy tay chân rã rời, mắt không nhìn rõ.
Anh Zhao, 36 t.uổi, người Trung Quốc, bị đau vai gáy nên mất ngủ và đau đầu. Vì vậy, anh đã gọi nhân viên massage đến nhà để thực hiện liệu pháp xoa b.óp c.ổ và cạo gió.
Không ngờ, sau đó, Zhao đột nhiên cảm thấy mắt của mình tối sầm lại, tay chân trái rã rời không có sức, mất cảm giác. Gia đình nhanh chóng đưa anh đến bệnh viện để kiểm tra.
Bác sĩ nhận thấy bán cầu não phải của Zhao có nhiều tổn thương, xuất hiện tình trạng nhồi m.áu não cấp tính. Nguyên nhân chính là do sự tác động vào động mạch vùng cổ khi xoa bóp và cạo gió.
Bác sĩ khuyên mọi người nên hết sức thận trọng khi lựa chọn massage để tránh gặp phải những tình huống không mong muốn.
Massage giúp giảm mỏi cơ bắp nhưng không phải ai cũng thích hợp với việc chăm sóc này
Một trường hợp khác gặp họa khi đi massage là cô Wang. Cô sờ thấy một cục hạch nhỏ phía bên cạnh ngực trái. Cô nghe quảng cáo có một thẩm mỹ viện đang có chương trình miễn phí trải nghiệm dịch vụ massage và chăm sóc ngực.
Tới thẩm mỹ viện, cô bằng lòng thử hết tất cả các dịch vụ từ massage ngực đến vật lý trị liệu, thải độc…
Sau lần trải nghiệm đầu tiên, cô Wang về nhà và cảm thấy cục hạch có vẻ nhỏ hơn, ngực đầy đặn hơn. Cô đã bị thuyết phục bởi “hiệu quả” của lần massage đó và đồng ý làm thẻ thành viên của thẩm mỹ viện, vài ngày cô lại tới massage ngực một lần.
Sau gần nửa năm, vào một buổi tối sau khi đi massage về, cô Wang đột nhiên cảm thấy đau tức khi chạm vào ngực trái. Hôm sau cô đến bệnh viện kiểm tra, bác sĩ kết luận đó là một khối u vú, tình trạng của cô đã chuyển sang giai đoạn cuối.
Những tình huống như của cô Wang không phải hiếm. Nhiều phụ nữ chọn đến thẩm mỹ viện để massage khi thấy xuất hiện hạch ở vùng ngực, bởi họ nghĩ rằng massage có thể làm nhỏ hoặc làm tan cục hạch.
Massage có thể giúp giải độc và loại bỏ khối u?
Hiện nay, nhiều thẩm mỹ viện treo biển quảng cáo “mạch m.áu không lưu thông, cơ thể tích độc tố mới sinh ra u bướu, thường xuyên massage có thể giúp đả thông kinh mạch, loại bỏ độc tố, phòng tránh ung thư”. Nhiều người tự hỏi: “Cơ sở khoa học nào cho những lời quảng cáo này?”.
Giáo sư Chen Qianjun, Chủ nhiệm Khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Y học cổ truyền Quảng Đông (Trung Quốc) cho biết, đây thực sự là quan điểm sai lầm, massage hoàn toàn không có tác dụng như vậy. Nếu phương pháp massage không đúng, tác động mạnh lên ngực sẽ làm tổn thương các mô mềm, ảnh hưởng xấu đến ngực.
Những người có bệnh về xương khớp, cao huyết áp… không thích hợp đi massage
Bạn không nên đi massage nếu thuộc những nhóm sau:
– “Ba cao”: Huyết áp cao, mỡ m.áu cao, đường huyết cao
Động mạch của những người thuộc nhóm “ba cao” thường bị xơ vữa hoặc vôi hóa. Nếu bạn xoa bóp với lực mạnh dễ khiến mảng bám bong ra, theo m.áu vào não, các mạch m.áu nội sọ sẽ bị tắc, dẫn đến đột quỵ.
– Bị thoái hóa đốt sống cổ
Bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống cổ không thích hợp để xoa bóp vai và cổ, dễ làm viêm dây thần kinh và gây phù nề, tình trạng sẽ trở nên tồi tệ hơn.
– Bị loãng xương
Những bệnh nhân bị loãng xương có hệ xương tương đối giòn và nếu ấn mạnh có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng như gãy xương.
Mặc dù massage có thể làm giảm sự khó chịu tạm thời, bạn vẫn cần chú ý và xem liệu bản thân có phù hợp với hoạt động này hay không. Nếu bạn cảm thấy không khỏe, hãy đến bệnh viện để kiểm tra.