Những điều bạn cần biết về căn bệnh ung thư lá lách

Ung thư lá lách là căn bệnh ung thư ít được nghe nói đến. Tuy nhiên, cũng giống như bệnh ung thư tại các bộ phận khác trên cơ thể, ung thư lá lách cũng cần phải phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Ung thư lá lách là gì?

Lá lách là một cơ quan thuộc về hệ bạch huyết, nằm ở phần bụng phía trên bên trái cơ thể con người. Bệnh ung thư lá lách là tình trạng phát triển các tế bào ung thư tạo thành khối u trên lá lách của người bệnh.

Ung thư lá lách là một dạng u lympho – một loại ung thư ảnh hưởng đến hệ bạch huyết. Ung thư lá lách có thể là chủ yếu nếu phát triển tại lá lách trước khi lan sang các cơ quan khác.

Tuy nhiên, ung thư lá lách cũng có thể là thứ yếu nếu tế bào ung thư phát triển trên các cơ quan khác trước khi lây truyền sang lá lách. Dù là chủ yếu hay thứ yếu thì ung thư lá lách cũng không phải là một bệnh lý phổ biến.

Ung thư lá lách nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Đồ họa: Kim Nhung

Các triệu chứng của ung thư lá lách

Bệnh ung thư lá lách có dấu hiệu thường thấy khi khởi phát là làm lách to ra, khiến cơ thể người bệnh gặp các tình trạng như: Bị đau ở phía trên bên trái của bụng. Thường xuyên bị n.hiễm t.rùng, dễ c.hảy m.áu, gặp tình trạng thiếu m.áu; thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, người không có chút sức lực.

Ngoài ra, người bị bệnh ung thư lá lách còn có thể gặp các triệu chứng như: Hạch bạch huyết sưng lớn, thường xuyên đổ mồ hôi, sốt cao, ớn lạnh, sụt cân nhanh chóng. Thêm vào đó là đau ngực hoặc cảm thấy tức ngực, bụng sưng to, ho lâu ngày hoặc khó thở.

Các phương pháp điều trị bệnh ung thư lá lách

Nếu chẳng may người bệnh bị ung thư lá lách, đa phần sẽ được chỉ định cắt bỏ lá lách. Thủ thuật cắt bỏ có hai loại là nội soi và phẫu thuật mổ hở (mở ổ bụng).

Nội soi: Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ tạo ra bốn vết mổ nhỏ trong bụng người bệnh và sử dụng máy quay siêu nhỏ để quan sát bên trong, sau đó dùng ống thông để loại bỏ lá lách. Do các vết mổ nội soi nhỏ nên quá trình phục hồi của người bệnh thường dễ dàng, nhanh chóng hơn.

Mổ hở: Bác sĩ phẫu thuật rạch một đường lớn ở giữa bụng người bệnh để mở ổ bụng và thực hiện cắt bỏ lá lách. Thông thường, kỹ thuật mổ hở đòi hỏi thời gian phục hồi lâu hơn.

Ngoài ra, tùy thuộc vào mức độ và loại bệnh ung thư mà người bệnh sẽ cần thực hiện các phương pháp điều trị khác, chẳng hạn như: Hóa trị, xạ trị,…

Thấy 5 dấu hiệu này, nên đi khám ung thư hạch ngay!

Tài tử Jeff Bridges vừa thông báo ông đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư hạch. Các triệu chứng phổ biến của bệnh này là gì?

Nếu bạn bị sốt kéo dài không rõ nguyên nhân, hãy đi gặp bác sĩ – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

Vào ngày 19.10, nam diễn viên Jeff Bridges thông báo ông đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư hạch, một loại ung thư ảnh hưởng đến hệ bạch huyết. “Mặc dù đây là một căn bệnh nguy hiểm nhưng tôi cảm thấy may mắn vì tôi có một đội ngũ bác sĩ tuyệt vời và tiên lượng bệnh tốt… Tôi đang bắt đầu điều trị và sẽ thông báo cho bạn về sự hồi phục của tôi”, ông viết trên trang cá nhân.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, có hai loại ung thư hạch chính: ung thư hạch Hodgkin, lây lan có trật tự từ nhóm hạch bạch huyết này sang nhóm hạch bạch huyết khác; và ung thư hạch không Hodgkin, lây lan qua hệ thống bạch huyết trong một cách không trật tự.

Trong thông báo ban đầu của mình, tài tử Bridges không nêu rõ loại ung thư hạch mà ông được chẩn đoán hoặc triệu chứng của ông ấy là gì. Nhưng hai loại ung thư hạch này có các dấu hiệu tương tự. CDC Mỹ cho biết đây là 5 dấu hiệu phổ biến nhất của ung thư hạch, theo Eat This, Not That!

1. Hạch bạch huyết bị sưng

Hệ thống bạch huyết chứa các vật chất như tế bào bạch cầu giúp chống lại n.hiễm t.rùng. Trong thời gian bị ung thư hạch, các tế bào trong các hạch bạch huyết có thể bị hỏng. Các khối u có thể phát triển trong các hạch đó, gây ra tình trạng mở rộng.

Theo Mayo Clinic, sưng hạch bạch huyết dai dẳng không đau ở cổ, nách hoặc bẹn có thể là dấu hiệu của ung thư hạch.

2. Đổ mồ hôi đêm

Bệnh bạch cầu và ung thư hạch bạch huyết là hai bệnh ung thư liên quan đến chứng đổ mồ hôi ban đêm, có thể chảy nhiều mồ hôi.

Các nhà khoa học không chắc chắn chính xác lý do tại sao điều này xảy ra, nhưng có thể do ung thư làm tăng nhiệt độ cơ thể hoặc giải phóng các hóa chất gây đổ mồ hôi. Nếu bạn thường xuyên đổ mồ hôi ban đêm, bạn nên đi gặp bác sĩ.

3. Sốt

Sốt thường do bệnh nhẹ gây ra. Nhưng trong một số ít trường hợp, đó có thể là dấu hiệu của ung thư hạch. Nếu bạn bị sốt kéo dài không rõ nguyên nhân, hãy đi gặp bác sĩ.

4. Mệt mỏi

Những người bị ung thư thường cảm thấy mệt mỏi khi cơ thể cố gắng chống lại các tế bào xâm nhập. Theo một nghiên cứu năm 2016 trên tạp chí Lancet Oncology, bệnh nhân ung thư hạch bạch huyết có tỷ lệ cao bị mệt mỏi nghiêm trọng và kéo dài. Nếu bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi – loại mệt mỏi mà giấc ngủ không giải quyết được – thì tốt nhất là bạn nên đi kiểm tra, theo Eat This, Not That!

Theo Trung tâm Điều trị Ung thư Mỹ, đôi khi mệt mỏi là dấu hiệu duy nhất của bệnh ung thư hạch.

5. Giảm cân

CDC Mỹ cho biết giảm cân là một triệu chứng của bệnh ung thư hạch bạch huyết, cũng như đối với một số bệnh ung thư.

Các chuyên gia cho rằng giảm cân liên quan đến ung thư là do ung thư tấn công quá trình trao đổi chất, đốt cháy nhiều calo hơn để tăng trưởng. Nếu bạn bị sụt cân không rõ nguyên nhân từ 10% trọng lượng cơ thể trở lên trong 6 tháng, thì đó là dấu hiệu bạn nên đi gặp bác sĩ, theo Eat This, Not That!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *