Những nguyên nhân gây chóng mặt, choáng váng mà bạn nên biết

Chóng mặt không phải là một bệnh lý, nhưng lại là triệu chứng của nhiều vấn đề sức khỏe, kể cả những bệnh nguy hiểm.

Một số dược phẩm: Thuốc lợi tiểu, thuốc huyết áp, t.huốc n.gủ hay các loại thuốc làm giãn mạch m.áu khác có thể gây chóng mặt. Một số loại thuốc điều trị dị ứng cũng có thể là nguyên nhân của triệu chứng này.

Thiếu m.áu: Thiếu m.áu dẫn đến thiếu hụt các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy tới não, từ đó gây cảm giác choáng váng, chóng mặt. Thiếu vitamin B12 cũng có thể gây thiếu m.áu và kích thích sản sinh các tế bào hồng cầu khuyết tật.

Huyết áp thấp: Tụt huyết áp là một nguyên nhân phổ biến gây chóng mặt. Đa số người huyết áp thấp cảm thấy chóng mặt khi thay đổi tư thế nhanh, như ngồi dậy khi đang nằm hoặc đứng dậy khi đang ngồi.

Hạ đường huyết: Hạ đường huyết cũng là một nguyên nhân phổ biến gây cảm giác chóng mặt, choáng váng. Khi mức đường huyết hạ xuống dưới 70mg/dL, bạn có thể cảm thấy chóng mặt, bủn rủn chân tay và vã mồ hôi.

Đau nửa đầu: Đa số những người mắc chứng đau nửa đầu kinh niên cũng trải qua triệu chứng chóng mặt, đặc biệt là khi cơn đau đầu mới chớm. Cảm giác chóng mặt do đau nửa đầu đôi khi thể hiện ở sự mất thăng bằng, đi đứng loạng choạng.

Thay đổi nội tiết: Thay đổi cân bằng nội tiết trong m.áu cũng có thể gây chóng mặt, mất thăng bằng. Phụ nữ có thể gặp phải triệu chứng này trong giai đoạn rụng trứng hoặc trong kỳ k.inh n.guyệt.

Thai kỳ: Thai phụ thường gặp phải triệu chứng hoa mắt, chóng mặt vào những tháng đầu của thai kỳ. Đây chủ yếu là hậu quả của những thay đổi về nội tiết trong cơ thể người phụ nữ trong thời kỳ này.

Say tàu xe: Say tàu xe là kết quả của sự bất đồng giữa chuyển động thực tế và cảm nhận của hệ t.iền đình. Những người dễ say tàu xe thường thấy chóng mặt, buồn nôn khi di chuyển bằng các phương tiện như ô tô, tàu biển, máy bay và các phương tiện khép kín khác.

Rối loạn hoảng sợ: Những người mắc chứng rối loạn hoảng sợ có thể cảm thấy chóng mặt khi cơn hoảng loạn bắt đầu. Theo giả thuyết, khi mức độ căng thẳng tăng lên, người bệnh sẽ bắt đầu thở gấp. Điều này làm thay đổi pH m.áu và dẫn đến cơn hoảng loạn.

Đau tim: Khi cơn đau tim bắt đầu, người bệnh có thể cảm thấy chóng mặt, choáng váng. Đây là tình huống mà chức năng tim mạch suy giảm, khiến não bộ không nhận đủ oxy từ m.áu./.

Tại sao tăng huyết áp lại dùng thuốc lợi tiểu?

Tôi bị tăng huyết áp, được bác sĩ chỉ định dùng thuốc furosemide, tôi tra ra là thuốc lợi tiểu. Vậy tại sao tôi lại dùng thuốc này? Khi uống thuốc cần chú ý gì không? Xin cảm ơn!

Trần Thị Hoa (Hà Nội)

Đối với bệnh nhân tăng huyết áp, tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ có kê đơn dùng thuốc lợi tiểu. Ở người bệnh tăng huyết áp, do lượng muối và nước dư thừa trong cơ thể khiến thành động mạch chịu thêm nhiều áp lực.

Thuốc lợi tiểu sẽ tác động đến thận nhằm tăng lượng muối và nước thải ra khỏi cơ thể qua đường tiểu. Ngoài ra, thuốc lợi tiểu cũng giúp thành động mạch co giãn nhiều hơn, m.áu lưu thông một cách dễ dàng hơn. Nhờ 2 yếu tố trên, áp lực lên động mạch sẽ giảm xuống đáng kể, đưa mức huyết áp về ngưỡng an toàn.

Một số nghiên cứu còn cho thấy thuốc lợi tiểu hỗ trợ rất tốt cho các loại thuốc điều trị tăng huyết áp khác như thuốc ức chế beta, chất ức chế men chuyển angiotensin… khắc phục được tác dụng phụ giữ nước trong cơ thể khi dùng các thuốc này. Vì thế, thuốc lợi tiểu thường được kê đơn như lựa chọn đầu tiên, hoặc một thành phần trong thuốc phối hợp theo liều cố định để giúp người bệnh kiểm soát mức huyết áp hiệu quả nhất.

Furosemide nằm trong nhóm thuốc lợi tiểu thiazide. Các thuốc trong nhóm này được chọn dùng đầu tiên để điều trị tăng huyết áp nhẹ và các vấn đề về tim mạch khác liên quan đến huyết áp.

Thuốc làm giảm nồng độ Na dương thành mạch, làm giảm nhạy cảm của thành mạch với cathecolamin, do đó làm giảm sức cản của hệ tuần hoàn, nhưng phải được điều trị trong nhiều tuần mới thấy rõ tác dụng. Ngoài điều trị tăng huyết áp, thuốc lợi tiểu còn được dùng trong điều trị suy tim, phù phổi cấp, bệnh thận, hội chứng thận hư…

Tuy nhiên tác dụng phụ của thuốc có thể gây ra là: Đi tiểu thường xuyên, mất nước (nếu uống nước không giảm bớt tình trạng này, thấy khát, khô miệng, nước tiểu có màu vàng đậm, táo bón, người bệnh nên đến bác sĩ để khám), tăng đường huyết, mất kali (chất khoáng tốt giúp hỗ trợ huyết áp bình thường), đau đầu, chuột rút, chóng mặt, mệt mỏi… Khi gặp các triệu chứng trên, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ biết để được xử trí kịp thời, thích hợp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *