Phát hiện ung thư vú nhờ vào bức hình về 12 quả chanh

Ung thư vú xảy ra khi tế bào tuyến vú phát triển một cách bất thường, tạo ra những khối u ác tính.

Những khối u này có thể xâm lấn những cơ quan xung quanh và gây nguy hiểm đến tính mạng.

Trong những năm gần đây, số bệnh nhân nữ qua đời vì ung thư vú ngày càng tăng nhanh. Nguyên nhân chính gây ra căn bệnh ung thư vú là do đột biến gen, khiến cho những tế bào tuyến vú được sản sinh một cách mất kiểm soát. Những đột biến gen trong cơ thể do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó, có khoảng 5-7% là do di truyền và khoảng hơn 90% là do những yếu tố đến từ môi trường và lối sống của người bệnh.

Cụ thể, đột biến gen BRCA1/2 di truyền có thể xảy ra cả ở nữ giới và nam giới. Loại đột biến gen này sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú, ung thư buồng trứng và một số loại ung thư khác. Còn đột biến gen do môi trường có thể phát sinh từ các tác nhân như khói bụi, hóa chất, vi sinh vật, tia X, tia tử ngoại,…

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cho rằng, bệnh ung thư vú có liên quan đến tình trạng thừa cân, béo phì, thói quen hút thuốc và lười vận động. Bởi vì, hoạt động của tuyến vú phụ thuộc rất nhiều vào nội tiết tố estrogen, do đó, nếu estrogen tăng sẽ tỷ lệ thuận với việc tăng nguy cơ mắc ung thư vú.

Thống kê của Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế GLOBOCAN vào năm 2018 đã cho thấy, Việt Nam có khoảng 165.000 ca bệnh ung thư mới và trong đó số bệnh nhân ung thư vú là 15.000 người, chiếm tỷ lệ khá cao: 9,2%. Cũng theo số liệu thống kê của tổ chức này vào năm 2018, nước ta ghi nhận khoảng 6.000 ca t.ử v.ong vì ung thư vú. Đây là con số đáng báo động về tình trạng ung thư ở nước ta, do đó, để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này, mỗi người phải quan tâm đến những dấu hiệu bất thường của cơ thể nhiều hơn và nên đến bệnh viện khám sức khỏe định kỳ.

Để giúp mọi người chủ động phát hiện ra những dấu hiệu của căn bệnh ung thư vú tại nhà, Tổ chức Ung thư vú Toàn cầu (Worldwide Breast Cancer Organization) đã tạo ra một bức hình về 12 quả chanh bị biến dạng để minh họa cho sự ảnh hưởng của ung thư đối với bộ ngực của người phụ nữ, với hy vọng cho phụ nữ một cái nhìn trực quan, sinh động để phát hiện bệnh sớm hơn. Nhờ bức ảnh này, một người phụ nữ có tên là Erin Smith Chieze, sống tại Mỹ đã kịp thời phát hiện ra bệnh tình của mình.

Cô chia sẻ: “Tháng 12/2015, khi tôi thấy một vết lõm trên ngực mình rất giống với một quả chanh trong bức ảnh này, ngay lập tức tôi nhận ra mình bị ung thư vú. Tôi cố gắng sờ nắn để tìm ra khối u nhưng lại không thấy. 5 ngày sau đó, tôi đã đi khám và được chẩn đoán mắc ung thư vú. Chỉ vài tháng sau, căn bệnh đã chuyển sang giai đoạn 4. Tôi biết ung thư vú là gì. Tôi biết tất cả các cách để kiểm tra bệnh. Nhưng chính nhờ bức ảnh 12 quả chanh mà tôi mới có thể nhận ra được mình thực sự mắc bệnh”.

Nếu có thể được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tỷ lệ sống sót của những bệnh nhân ung thư vú giai đoạn đầu rất cao, chiếm tới 90%, nhưng ở giai đoạn muộn hơn, tỷ lệ sống sót giảm xuống đáng kể chỉ còn dưới 30%. Đây là lý do tại sao, nhiều bác sĩ đã kêu gọi phụ nữ khám tổng quát thường xuyên sau 30 t.uổi, điều này có thể giảm tỷ lệ t.ử v.ong do ung thư vú lên đến 41%.

Những phụ nữ nào có nguy cơ cao mắc ung thư vú?

– Có t.iền sử gia đình bị ung thư vú, đặc biệt là những người có mẹ bị ung thư vú.

– Những người chưa từng sinh con hoặc sinh con đầu lòng trước 30 t.uổi.

– Có kinh sớm (trước 11 t.uổi) hoặc mãn kinh muộn (sau 55 t.uổi).

– Chế độ ăn uống giàu chất béo.

– Người nghiện rượu, bia.

– Sử dụng lâu dài các chất bổ sung hormone.

Những bài tập phòng ngừa ung thư vú hiệu quả

1. Chạy bộ

Chạy bộ luôn được biết đến như một bài tập hiệu quả nhất để ngăn ngừa ung thư. Chạy chỉ khoảng 15 phút mỗi ngày cũng làm giảm nguy cơ ung thư vú với một tỷ lệ đáng kể.

2. Tập gym

Một số trường hợp ung thư vú có liên quan đến béo phì. Vì vậy, hãy giữ trọng lượng cơ thể ở mức vừa phải.

Phòng tập gym có thể là nơi lý tưởng để bạn thực hiện kế hoạch giảm cân, với sự giúp đỡ của các giảng viên, bạn sẽ đạt được hiệu quả cao. Hãy chăm chỉ tập luyện vì gym không chỉ giúp giảm cân mà còn là những bài tập rất hiệu quả để ngăn ngừa ung thư vú ở phụ nữ.

3. Chèo thuyền

Chèo thuyền tăng cường hoạt động tim mạch và cơ bắp ngực. Nó hoạt động tốt trong việc đốt cháy chất béo xung quanh vùng vú và giảm nguy cơ ung thư vú.

4. Bơi

Ngoài việc mang lại một số lợi ích sức khỏe, bơi lội còn được cho là một trong những bài tập hiệu quả để ngăn ngừa ung thư vú.

10 yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư vú chị em cần lưu ý

Phụ nữ trên 40 t.uổi; người dậy thì sớm và mãn kinh muộn; người béo phì; người có yếu tố gia đình… có nguy cơ ung thư vú cao hơn các đối tượng khác.

Theo thống kê của GLOBOCAN năm 2020, nước ta có gần 183.000 số ca mắc mới ung thư, trong đó ung thư vú là 21.555 người mắc chiếm tỷ lệ 11,8%. Ngoài ra cũng trong năm 2020, Việt Nam ghi nhận hơn 9.345 trường hợp t.ử v.ong vì căn bệnh này.

Ung thư vú là bệnh ung thư thường gặp nhất ở nữ giới. Vậy ai sẽ có nguy cơ mắc ung thư vú?

Dưới đây là 7 yếu tố nguy cơ gia tăng ung thư vú:

Ngoài 40 t.uổi

Ung thư vú có thể gặp ở mọi lứa t.uổi, nhưng từ ngoài 40, có nguy cơ mắc cao hơn các đối tượng khác.

Không sinh con, sinh con muộn

Những phụ nữ không sinh con và sinh con đầu lòng sau độ t.uổi 30 có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn những người bình thường.

Nhấn để phóng to ảnh

Có sẵn bệnh lý tuyến vú

Những người mắc bệnh lý về tuyến vú: như xơ vú, áp – xe – vú… nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những tổn thương khó hồi phục ở vùng vú và tiến triển thành ung thư.

Yếu tố di truyền

Trong gia đình nếu có bà, mẹ hay chị gái mắc ung thư vú thì tỷ lệ mắc ung thư vú của cá nhân đó sẽ cao hơn. Phần lớn các trường hợp ung thư vú do di truyền thường từ 2 gen BRCA1 và BRCA2. Những phụ nữ có đột biến gen BRCA1 và/hoặc BRCA2 có thể có đến 80% nguy cơ mắc bệnh.

Mắc ung thư buồng trứng

Người từng bị ung thư như ung thư buồng trứng, phúc mạc, vòi trứng hoặc đã từng xạ trị vùng ngực cũng có nguy cơ bị ung thư vú cao.

Dậy thì sớm, mãn kinh muộn

Phụ nữ dậy thì sớm và mãn kinh muộn (sau 55 t.uổi) cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn người khác.

Nguyên nhân là do những phụ nữ này chịu tác động lâu dài của hormone estrogen và progesterone.

Béo phì

Béo phì cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Nguyên nhân là do phụ nữ bị béo phì thường sản sinh ra nhiều estrogen hơn so với phụ nữ khác. Béo phì không chỉ làm tăng nguy cơ dẫn đến ung thư vú mà còn làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, mỡ m.áu và các bệnh ung thư khác như ung thư buồng trứng, ung thư đại trực tràng, ung thư gan…

Lối sống và sinh hoạt thiếu khoa học

Những người có chế độ ăn uống nhiều calo trong khi cơ thể lười vận động sẽ làm lượng mỡ thừa trong cơ thể tăng cao dẫn đến béo phì và làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.

Hút t.huốc l.á, bia rượu

Những người hút t.huốc l.á, uống nhiều rượu bia, căng thẳng kéo dài cũng dễ dẫn đến ung thư vú.

Phơi nhiễm phóng xạ

Tuy lượng phơi nhiễm từ tia X là rất thấp nhưng nữ giới cũng cần hạn chế tiếp xúc với môi trường phóng xạ để tránh nguy cơ mắc bệnh.

Tuy nhiên, như đã nói, ung thư vú có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào. Vì vậy, chị em cần duy trì tự khám vú mỗi tháng. Ngoài 40 t.uổi cần thực hiện khám vú định kỳ tại bệnh viện.

Khi vú có các dấu hiệu bất thường như: Cục u không đau ở vú; Ngứa và phát ban kéo dài quanh núm vú; C.hảy m.áu hoặc tiết dịch bất thường ở núm vú; Vùng da trên vú sưng và dày lên; Vùng da trên vú sần vỏ cam hoặc nhăn nheo; Núm vú bị tụt hoặc lõm vào trong; Vùng nách sưng, đau hoặc có u… cần đến viện khám ngay để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *