Rút kinh nghiệm việc phân luồng cách ly với trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19

Để đối phó tốt hơn với dịch COVID-19, Ban Chỉ đạo quốc gia yêu cầu các bệnh viện khẩn trương nghiên cứu, thiết kế lại việc đón tiếp, sàng lọc, phân luồng, khám bệnh, cách ly, chuyển tuyến trường hợp bệnh nghi ngờ phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị

Ngày 19/3, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, Phó trưởng ban Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 đã ký công văn số 1385/BCĐQG gửi tới các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; y tế các bộ, ngành; các bệnh viện trực thuộc trường đại học về việc rút kinh nghiệm tổ chức phân luồng, cách ly các trường hợp bệnh nghi ngờ tại cơ sở y tế và gửi hình ảnh đã thực hiện.

Tại sân bay quốc tế Vân Đồn (Quảng Ninh), hành khách khi xuống sân bay sẽ được phân luồng, kiểm tra thân nhiệt, yêu cầu khai báo y tế, lấy mẫu xét nghiệm trước khi xác định biện pháp cách ly tập trung theo từng cấp độ. Ảnh (chụp rạng sáng 19/3): Thành Đạt/TTXVN

Công văn nêu rõ: Trong thời gian qua, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã tiến hành kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 và công tác tiếp đón, sàng lọc người bệnh tại một số địa phương. Kết quả kiểm tra cho thấy có những bệnh viện chưa triển khai tích cực hoặc triển khai nhưng chưa đúng theo các nguyên tắc sàng lọc, phân loại, cách ly người bệnh COVID-19 như hướng dẫn của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19.

Để đối phó tốt hơn với dịch COVID-19, Ban Chỉ đạo quốc gia yêu cầu các bệnh viện khẩn trương nghiên cứu, thiết kế lại việc đón tiếp, sàng lọc, phân luồng, khám bệnh, cách ly, chuyển tuyến trường hợp bệnh nghi ngờ phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị (phụ lục kèm theo).

Các cơ sở có trách nhiệm báo cáo hoạt động đón tiếp, sàng lọc, phân luồng, khám bệnh bằng tệp tin trình chiếu (định dạng .ppt) theo 2 giai đoạn: Hình ảnh các biển báo, luồng đi, phòng khám… đã triển khai trước thời điểm nhận được công văn này (gửi trước 24h ngày 21/3/2020). Hình ảnh các biển báo, luồng đi, phòng khám… thực hiện theo hướng dẫn sau khi triển khai công văn (gửi trước 24h ngày 24/3/2020). Nếu bệnh viện đã làm và tuân thủ theo đúng nguyên tắc thì không cần gửi tiếp giai đoạn 2.

Báo cáo được trình bày bằng hình thức trình chiếu powerpoint (ppt) không quá 12 slide. Mỗi slide có 1 ảnh và 1 chú thích minh họa ngắn cho ảnh.

Bệnh viện nộp báo cáo bằng hình thức tải lên phần mềm trực tuyến theo hướng dẫn tại địa chỉ http://chatluongbenhvien.vn.

* Phụ lục kèm theo Công văn số 1385 /BCĐQG ngày 19/3/2020 của Ban Chỉ đạo quốc gia). Hướng dẫn đón tiếp, sàng lọc, khám bệnh, phân loại, cách ly người bệnh COVID-19

Nguyên tắc chung:

1. Người có triệu chứng viêm đường hô hấp (ho, sốt, chảy mũi, đau họng, tức ngực, khó thở, đau mỏi người), người có yếu tố dịch tễ (đi từ nước ngoài về, tiếp xúc với người nhiễm hoặc có nguy cơ…) được hướng dẫn, sàng lọc và khám riêng, tránh tuyệt đối lây nhiễm cho các đối tượng khác trong bệnh viện.

2. Bệnh viện cần thiết lập quy trình đón tiếp, sàng lọc, khám bệnh, phân loại, cách ly, chuyển viện riêng cho người có triệu chứng viêm đường hô hấp, người có yếu tố dịch tễ bắt đầu ngay từ cổng bệnh viện.

I. Trường hợp 1. Áp dụng cho bệnh viện có từ 2 cổng trở lên

1. Bước 1. Tại khu vực cổng bệnh viện

1.1. Bệnh viện bố trí 1 cổng duy nhất dành cho đón tiếp, phục vụ người có triệu chứng viêm đường hô hấp (ví dụ bố trí cổng số 2, số 3). Tại cổng dành cho người có triệu chứng viêm đường hô hấp, bố trí biển ghi rõ: “Cổng đón tiếp dành cho người bị ho, sốt, chảy mũi, đau họng, tức ngực, khó thở, đau mỏi người và có tiếp xúc người nghi nhiễm COVID-19″.

– Bên cạnh cổng, bố trí thêm biển bằng đèn màu (ví dụ biển đèn led, biển hộp có đèn chiếu sáng bên trong) để người đi khám bệnh nhìn rõ vào ban đêm, hoặc cần có đèn chiếu sáng vào các biển thông thường.

– Bên ngoài đường cần đặt các biển chỉ dẫn tương tự tại các vị trí dễ nhìn, ví dụ: “Hướng đi dành cho người bị ho, sốt, chảy mũi, đau họng, tức ngực, khó thở, đau mỏi người”, hoặc “Cổng dành cho người bị ho, sốt, chảy mũi, đau họng, tức ngực, khó thở, đau mỏi người cách 30 mét bên phải, người đi về từ vùng dịch hoặc có yếu tố liên quan đến người nhiễm COVID-19 mà không có triệu chứng cần liên hệ đường dây nóng…”.

– Bố trí nơi gửi xe tại phía ngoài cổng hoặc ngay khu vực cổng. Lưu ý, cần tập huấn đầy đủ cho nhân viên bảo vệ, trông xe về hướng dẫn, đón tiếp và kiểm soát nhiễm khuẩn.

1.2. Tại tất cả các cổng khác bố trí thêm biển bằng đèn màu có ghi rõ: “Người bị ho, sốt, chảy mũi, đau họng, tức ngực, khó thở, đau mỏi người đi cổng số 2, số 3… không vào cổng này, người đi về từ vùng dịch hoặc có yếu tố liên quan đến người nhiễm COVID-19 mà không có triệu chứng cần liên hệ đường dây nóng…”.

2. Bước 2. Luồng đi tới Bàn/buồng đăng ký và sàng lọc phân luồng

2.1. Bố trí luồng đi riêng từ cổng đến bàn/buồng đăng ký và sàng lọc phân luồng. Luồng đi riêng được chăng dây bằng vải băng đỏ/vàng (có thể có dây phản quang), chiều rộng khoảng 0,8 – 1,2m. Dây chăng 2 bên (hoặc chăng 1 bên nếu luồng đi bám theo tường/rào). Có biển hướng dẫn yêu cầu người có triệu chứng chỉ đi trong luồng đã được chăng dây.

2.2. Bệnh viện bố trí ít nhất 1 xe lăn có đ.ánh dấu khác để phân biệt với các xe khác. Khu vực để xe lăn ghi rõ: khu vực xe lăn phục vụ người có triệu chứng viêm đường hô hấp. Xe lăn không phục vụ đối tượng khác và được khử trùng sau mỗi lần sử dụng.

Lưu ý luồng đi bố trí không đi qua các khoa/phòng khác.

2.3. Bố trí bàn/buồng đăng ký và sàng lọc phân luồng người bệnh tại địa điểm riêng biệt, ở vị trí thông thoáng, biệt lập với các khoa/phòng khác. (ví dụ dựng ki ốt nhôm kính tại vị trí biệt lập như góc sân, áp lưng vào khối nhà).

– Trường hợp bệnh viện không có sân cần bố trí bàn sàng lọc phân luồng ngay sát cổng bệnh viện hoặc t.iền sảnh.

Lưu ý: Bệnh viện nhắc nhở người bệnh đeo khẩu trang hoặc có khẩu trang cung cấp cho người bệnh nếu người bệnh không có. Tại các bàn khám sàng lọc có nước sát khuẩn tay nhanh cho người đến khám.

Bàn đăng ký và sàng lọc phân luồng cần xác định rõ yếu tố dịch tễ:

1. Có sống hoặc đã đến nơi có dịch lưu hành;

2. Có tiếp xúc gần với người bệnh được xác định hoặc nghi nhiễm;

3. Có tiếp xúc với người đi từ nước ngoài về hoặc người có tiếp xúc gần với người đi nước ngoài, người có liên quan với người bệnh COVID-19;

4. Có sử dụng phương tiện giao thông công cộng hoặc đến chỗ đông người, chỗ có nguy cơ lây nhiễm trong vòng 2 tuần qua nhưng không đeo khẩu trang hoặc không sát khuẩn tay.

Lưu ý: Có thể hỏi thêm các lý do của người đến khám hoặc triệu chứng như ho, sốt, chảy mũi, đau họng, tức ngực, khó thở, đau mỏi người.

Kết quả sàng lọc phân luồng cần được phân ra 2 nhóm như sau:

1. Người không có yếu tố dịch tễ liên quan đến COVID-19;

2. Người có yếu tố dịch tễ.

3. Bước 3. Phân luồng sau sàng lọc

3.1. Sau khi người đến khám đã được sàng lọc, nếu xác định chắc chắn không có yếu tố dịch tễ liên quan đến COVID-19 thì hướng dẫn chuyển người đến khám sang khu khám thông thường. Lưu ý, tại khu khám thông thường nếu lại phát hiện yếu tố nguy cơ thì cần chuyển ngược lại khu khám riêng của bệnh COVID-19.

3.2. Người đến khám nếu phát hiện có yếu tố dịch tễ thì được hướng dẫn chuyển tiếp sang buồng khám bệnh hô hấp.

Lưu ý: Lối đi từ bàn đăng ký và sàng lọc phân luồng tới buồng khám hô hấp hạn chế tối đa đi dọc hành lang hoặc ngang qua các khoa/phòng khác. Cần bố trí phòng này gần nhất nếu có thể với bàn đăng ký và sàng lọc phân luồng.

4. Bước 4. Buồng khám bệnh hô hấp

Bệnh viện bố trí buồng khám bệnh hô hấp bảo đảm cách ly, riêng biệt với các phòng khác.

Trong phòng chỉ có một bàn khám trong buồng khám, không được khám 2 người cùng một thời điểm trong buồng khám.

Bàn khám cần được bố trí đầy đủ các dụng cụ khám và các vật tư, thiết bị phục công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.
5. Bước 5. Chuyển bệnh viện hoặc vào khu cách ly điều trị COVID-19.

Sau khi khám bệnh hô hấp, nếu xác định người bệnh nghi nhiễm COVID-19 thì bệnh viện chuyển người bệnh sang 1 trong 2 vị trí sau:

5.1. Phòng cách ly tạm thời tại bệnh viện nếu bệnh viện không được giao điều trị COVID-19. Người bệnh được hướng dẫn vào phòng cách ly tạm thời. Bệnh viện liên hệ với Trung tâm Y tế dự phòng/CDC và bệnh viện (gần nhất) được phân công/giao nhiệm vụ điều trị COVID-19 để chuyển tuyến đúng, bảo đảm không lây nhiễm trong quá trình chuyển viện.

Phòng cách ly tạm thời được bố trí gần với buồng khám hô hấp, hạn chế tối đa người bệnh di chuyển nhiều.

Bệnh viện không được tự chuyển viện, cần liên hệ ngay với cơ quan quản lý trực tiếp và bệnh viện tuyến trên để được hướng dẫn chuyển viện đúng, bảo đảm không lây chéo cho các đối tượng khác.

5.2. Khu cách ly điều trị COVID-19.

Bệnh viện được cơ quan quản lý giao nhiệm vụ điều trị COVID-19bố trí khu cách ly để tiếp nhận người bệnh. Khu cách ly thực hiện theo đúng các hướng dẫn của Bộ Y tế trên nguyên tắc chia làm 3 loại đối tượng người bệnh để bố trí vào các phòng khác nhau:

– Cách ly người nghi nhiễm (có triệu chứng lâm sàng viêm hô hấp, lấy mẫu xét nghiệm, chưa có kết quả xét nghiệm, đang theo dõi diễn biến bệnh);

– Cách ly người bị bệnh thể nhẹ;

– Cách ly người bị bệnh thể nặng (có bệnh nền kèm theo, triệu chứng lâm sàng viêm hô hấp nặng, cần máy thở…).

Lấy mẫu xét nghiệm (có thể thực hiện tại bệnh viện hoặc chuyển sang nơi khác)

Nếu có chỉ định thì người bệnh được lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 tại khu cách ly hoặc phòng cách ly tạm thời. Tùy điều kiện thực tế, bệnh viện có thể lấy mẫu tại phòng khám hô hấp. Bệnh viện liên hệ với các Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh và các Trung tâm Y tế dự phòng để lấy mẫu hoặc tự thực hiện nếu bệnh viện đã được Bộ Y tế cho phép xét nghiệm SARS-CoV-2.

II. Trường hợp 2. Áp dụng cho bệnh viện chỉ có 1 cổng:

Thực hiện theo hướng dẫn tương tự như bệnh viện có 2 cổng, tuy nhiên cần bố trí khác các điểm sau:

– Có biển chỉ dẫn từ cổng bệnh viện tới thẳng bàn/buồng đăng ký và sàng lọc phân luồng.

– Bàn/buồng đăng ký và sàng lọc phân luồng cần bố trí ngay sát cổng bệnh viện, tại sân hoặc sảnh chính theo nguyên tắc càng gần cổng càng tốt. Tuyệt đối không bố trí bàn/buồng đăng ký và sàng lọc phân luồng ở bên trong khối nhà chính và gần các khoa, phòng để giảm tối đa nguy cơ lây nhiễm.

– Phòng khám hô hấp được bố trí ngay sát bàn/buồng đăng ký và sàng lọc phân luồng (trong phạm vi 10m tính từ cổng). Nếu bệnh viện hạn chế về mặt bằng có thể bố trí 1 buồng có chức năng vừa đăng ký vừa khám sàng lọc hô hấp.

Lưu ý: Tùy theo quy mô và loại hình, bệnh viện có thể tăng thêm hoặc giảm đi các bước nhưng cần bảo đảm tuân thủ 2 nguyên tắc chung.

Theo TTXVN/baotintuc.vn

Bác quan điểm ‘virus lan truyền tự nhiên để tạo miễn dịch cộng đồng’

Trước thông tin rộ lên về việc để virus lan truyền sẽ tạo miễn dịch cộng đồng, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long bác bỏ và cho rằng Việt Nam không thể làm như thế.

Thứ trưởng thường trực Nguyễn Thanh Long là người đại diện ngành y tế tham gia hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai nhiệm vụ tăng cường công tác phòng chống dịch Covid-19 tại Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chiều 11/3.

Tại đây, ông Long dành nhiều thời gian giải thích về cơ chế lây lan của dịch bệnh cũng như ý nghĩa của các biện pháp phòng, chống dịch. Ông khẳng định ngành y tế có khả năng điều trị bệnh nhân Covid-19. Đến nay, 16 ca đã chữa khỏi, kể cả trường hợp cao t.uổi, có bệnh nền.

Không thể để virus lan truyền tự nhiên

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long chính thức bác bỏ thông tin rộ lên vài ngày qua về việc giảm can thiệp, kiểm soát để virus lan truyền tự nhiên nhằm tạo miễn dịch nhanh trong cộng đồng.

“Việt Nam không thể làm như thế vì tiềm lực không đủ để ứng phó khi số người nhiễm bệnh tăng cao. Đặc biệt, với nhóm người sức khỏe yếu, người cao t.uổi cũng không thể đủ sức chống đỡ khi Việt Nam không có nhiều viện dưỡng lão, gia đình nào cũng có người già, người trẻ cùng chung sống”, Thứ trưởng Long giải thích.

Ông nhấn mạnh chỉ có kiểm soát để làm chậm quá trình lây lan, phát tán của dịch mới là giải pháp tốt và giúp chống dịch thành công.

Ban chỉ đạo phòng, chống dịch đang bàn với Hà Nội thu hẹp phạm vi cách ly ở Trúc Bạch vì những người dân ở đây xét nghiệm đã có kết quả âm tính. Ảnh: Phạm Thắng.

Khẳng định mọi thông tin về dịch Covid-19 được công bố minh bạch, kịp thời, không che giấu, song theo Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế, hiện vẫn có quá nhiều nhận thức sai lầm về công tác phòng chống dịch, gây tâm lý xã hội hoang mang.

Do đó, cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động để nhân dân tin tưởng vào giải pháp chống dịch của Đảng, Nhà nước, không hoang mang, lo sợ.

Cách ly là biện pháp đúng trong mọi trường hợp

Ông Long dẫn trường hợp ở Sơn Lôi (Vĩnh Phúc) và phố Trúc Bạch (Hà Nội) để nhấn mạnh trong phòng, chống dịch bệnh thì cách ly là biện pháp đúng trong mọi trường hợp.

Từ kinh nghiệm cách ly ở Sơn Lôi, ông cho biết Ban chỉ đạo quốc gia đang bàn với Hà Nội thu hẹp phạm vi cách ly ở Trúc Bạch vì những người dân ở đây xét nghiệm đã có kết quả âm tính.

Với phương châm hành động sớm để cách ly, khoanh vùng và dập dịch, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện cách ly 14 ngày với các vòng cách ly khác nhau, dù việc này có thể gây xáo trộn cho người dân.

Thứ nhất, cách ly tại các cơ sở y tế đối với những người dương tính, những người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân (F0, F1).

Thứ hai, cách ly tại nhà đối với những trường hợp tiếp xúc gián tiếp với người bệnh (F2, F3).

Thứ ba, cách ly tại các cơ sở quân đội, công an và cơ sở lưu trú do chính quyền các tỉnh, thành phố chỉ đạo đối với những cá nhân từ các nước ở vùng dịch về Việt Nam. “Tùy từng trường hợp cụ thể sẽ thực hiện cách ly cho phù hợp để làm chậm quá trình lây lan của virus và giảm tối đa lây nhiễm”, ông Long nói.

Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế bác bỏ thông tin để virus lan truyền tự nhiên, nhằm tạo miễn dịch nhanh trong cộng đồng. Ảnh: Phạm Ngôn.

Về điều trị, Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế cho biết bệnh nhân phát hiện ở tuyến nào thì điều trị trực tiếp ở tuyến đó và tránh tình trạng điều trị tập trung.

Ông nêu “bài học đắt giá” ở Vũ Hán cho thấy cần tránh tập trung lượng bệnh nhân quá lớn ở một địa điểm, một tuyến điều trị. Do gom, dồn lượng bệnh nhân quá lớn vào Vũ Hán, ngành y tế tại đây bị quá tải, không đủ lực lượng để làm công tác chuyên môn.

Nhận định 80% số bệnh nhân nhiễm Covid-19 có biểu hiện nhẹ, thường tự khỏi, Việt Nam đã phân bố ở tất cả các tuyến, không vận chuyển lên tuyến trên để tránh hiện tượng quá tải.

Các bề mặt trên máy bay là nguồn lây nhiễm cao

Giải thích thêm về cơ chế lây lan dịch, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết virus lây lan trong giọt b.ắn khi ho, hắt hơi, sổ mũi. Đường lây nhiễm thứ hai là bắt tay và đường thứ ba là tiếp xúc với các bề mặt, như tay ghế, nắm cửa…

Theo ông, việc lây lan trên máy bay từ chuyến bay VN54 vừa rồi ngoài qua giọt b.ắn trong không khí, còn lây qua những bề mặt virus bám dính mà tay người buộc phải tiếp xúc.

Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long. Ảnh: Ngọc Tân.

Với hơn 10 ca nhiễm Covid-19 trên chuyến bay VN54, ông Long dẫn nhận định của các chuyên gia cho rằng khả năng các bệnh nhân bị lây nhiễm do tiếp xúc trực tiếp với ca bệnh đầu tiên – bệnh nhân 17. Cơ chế lây nhiễm từ những bề mặt như tay ghế, tựa đầu, tay nắm cửa, vòi nước phòng vệ sinh… Hoặc lây trên máy bay khi người bệnh ho, hắt hơi làm đào thải virus ra môi trường.

Ông Long nhận định chính những giọt b.ắn phát tán từ người mắc bệnh rơi xuống, bám dính trên các bề mặt khiến người chạm vào tay ghế, sử dụng phòng vệ sinh sau sẽ bị lây nhiễm.

“Số lượng phòng vệ sinh trên máy bay hạn chế, trong những chuyến bay dài, đây là nơi có nguy cơ cao nhất dẫn đến lây nhiễm virus”, ông Long nói.

Trong khi đó, việc truy tìm lại hành khách trên chuyến bay, như chuyến VN54 vừa rồi không đơn giản, thậm chí được ông Long ví như “tìm những hạt cát đã được ném tung ra ngoài”.

“Đến đêm 10/3, chúng tôi mới hoàn tất được việc tra soát hành khách đi trên chuyến bay, mất 5 ngày kể từ khi xác định bệnh nhân nhiễm Covid-19 đầu tiên trên chuyến bay. Chúng tôi đã phải dùng mọi biện pháp kỹ thuật, điện tử mới tìm ra được đủ số khách”, ông Long chia sẻ.

Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết tốc độ tìm kiếm những người có nguy cơ đã ngày càng nhanh hơn nhờ vào việc thực hiện khai báo y tế bắt buộc với tất cả người nhập cảnh Việt Nam.

Theo Zing

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *