Sản phụ F0 sinh non trong viện: Chỉ thoáng thấy con rồi lịm đi

Sau một đêm chịu đựng những cơn đau dồn dập, chị Thắm cũng được nghe thấy tiếng khóc của con.

Chị chỉ kịp lờ mờ thấy bóng bác sĩ bế em bé sang phòng khác rồi lịm đi.

Chỉ sợ không có ngày về

Khoảng 2h đêm ngày 11/8, chị Nguyễn Thị Hồng Thắm (37 t.uổi) thấy mình bị rỉ ối. Thai nhi mới được hơn 34 tuần t.uổi, còn cách thời điểm dự sinh khoảng 4 tuần nữa nên người mẹ vô cùng lo lắng.

Ngay trong đêm, chị Thắm cùng chồng – anh Nguyễn Mộng Lân vơ vội ít đồ đạc rồi đến Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Long An. Tại đây, cả hai được yêu cầu test nhanh Covid-19 và bất ngờ nhận kết quả dương tính.

Kết quả xét nghiệm PCR sau đó khẳng định chỉ có chị Thắm bị nhiễm bệnh còn người chồng khỏe mạnh bình thường.

Chiều 11/8, chị Thắm được chuyển tới Bệnh viện Hùng Vương ( TP. HCM). Số t.iền hơn 10 triệu đồng chị chuẩn bị cho việc sinh nở lúc ấy chỉ còn lại đúng 200.000 đồng.

Không người thân, t.iền bạc cạn kiệt, lại bị thêm Covid-19, lòng chị rối bời. Chị Thắm khệ nệ xách túi đồ lên xe cứu thương mà nước mắt giàn giụa, ướt nhẹp hai lớp khẩu trang.

Lúc này, dù chưa có triệu chứng gì liên quan đến Covid-19 nhưng chị liên tục bị nôn ói, ra huyết. Đến khi được truyền thuốc kích đẻ, những cơn đau xuất hiện dồn dập. Cuối cùng, sau một đêm không ngủ, chị Thắm cũng được nghe thấy tiếng khóc của con lúc 7h sáng ngày 13/8. Chị chỉ kịp lờ mờ thấy bóng bác sĩ bế em bé sang phòng khác rồi lịm đi.

Suốt ngày hôm đó, chị Thắm sốt cao, có lúc lên tới 40 độ C. Sang ngày hôm sau, chỉ số SpO2 bị tụt xuống thấp. Các bác sĩ chỉ định chị phải thở oxy ngay để không bị trở nặng đột ngột.

Ở nhà, ba mẹ chị Thắm gọi video vào thấy con phải thở bình oxy thì ôm nhau khóc. Nghĩ đến cảnh con gái một thân một mình vượt cạn, lại đang mắc Covid-19, hai ông bà lo lắng tới phát ốm.

Để ba mẹ không phải suy nghĩ quá nhiều, từ sau hôm ấy, chị Thắm hạn chế gọi điện và tự mình đương đầu với con vi rút quái ác.

Suốt ba, bốn ngày, những cơn sốt cùng cơn đau co dạ con, đau vết khâu như muốn đè bẹp chị. Tuy vậy, lúc tỉnh táo, chị cố gượng dậy uống chút nước hoặc ăn đồ ăn điều dưỡng đem tới. Miệng đắng ngắt, cơ thể sau sinh rệu rã nhưng chị tự nhủ “phải ráng lên, phải ráng lên” vì nếu buông xuôi thì không ai có thể giúp mình lúc này.

Sau sinh, bầu ngực căng tức sữa khiến chị Thắm nhớ con quay quắt. Chị lo lắng không biết giờ này con mình ra sao, ăn uống thế nào. Mãi ba bốn ngày sau, chị mới nhận được chút thông tin ít ỏi từ chồng. Bác sĩ thông báo với anh, con gái ngoan, mỗi lần ăn được 40-50ml sữa. Ba bốn ngày sau, bác sĩ lại thông báo bé ăn thêm được 10ml mỗi cữ sữa.

Ngày 20/8, chị Thắm lại được chuyển qua Bệnh viện thu dung số 7 để tiếp tục điều trị. Một lần nữa, người mẹ này bước lên xe cứu thương với tâm trạng rối bời.

Quãng đường đi khá xa. Ngồi trên xe, nghĩ đến cảnh gia đình mỗi người một nơi, nghĩ đến đứa con mới sinh chưa một lần gặp mặt, chị Thắm lo lắng, “lỡ mình không còn ngày về thì sao?”.

Sinh con hơn 1 tháng, chị Thắm mới biết mặt con.

“Có người mẹ đã mất con, tôi còn may mắn hơn rất nhiều”

Những ngày đầu đến bệnh viện thu dung, hầu như bữa cơm nào của Thắm cũng chan nước mắt. Chị lo lắng, không biết đ.ứa t.rẻ mà hai vợ chồng đã mong chờ suốt hơn 10 năm nay có bị nhiễm Covid-19 hay không?

Anh Lân nhắn cho bác sĩ nhưng cũng không nhận được hồi âm. Trên giường bệnh, chị Thắm gọi cho rất nhiều số điện thoại. Cuối cùng, chị cũng kết nối được với nơi chăm sóc con mình.

Các điều dưỡng động viên chị rằng, em bé khỏe mạnh bình thường nên bác sĩ không thông báo gì thêm. Lúc ấy, chị mới thở phào nhẹ nhõm.

Chị Thắm tâm sự, phải chống chọi với Covid-19 một mình ngay sau khi vượt cạn, chị thường xuyên rơi vào tâm trạng lo âu, buồn bã. Nhưng rồi, chị lại tự động viên bản thân rằng, mình còn may mắn hơn rất nhiều người nên phải cố gắng.

“Ở cùng phòng tôi có một sản phụ mang thai được 3-4 tháng không may bị mắc Covid-19. Sau một buổi sáng tỉnh dậy, đ.ứa b.é đã không còn khiến người mẹ vô cùng suy sụp. Cảnh chị ấy ngồi bất lực bên chiếc túi bóng đen làm tôi ám ảnh mãi.

Tôi may mắn hơn rất nhiều vì con gái sinh ra khỏe mạnh, được các bác sĩ chăm sóc chu đáo. Nghĩ vậy nên tôi cố uống thuốc đầy đủ, tuyệt đối không bỏ bữa. Bữa nào không nuốt nổi cơm, tôi lại pha mỳ ăn”, Thắm nhớ lại.

Ngày 27/8, Thắm được ra viện về nhà. Chị đếm từng ngày cho hết thời gian cách ly để lên xã xin giấy đi đón con.

Đến ngày 13/9, chị được Phòng Công tác xã hội bệnh viện kết nối với chương trình Chuyến xe nghĩa tình của Hội chữ thập đỏ TP. Hồ Chí Minh để đi đón con.

B.é g.ái trong vòng tay người thân sau những ngày xa cách.

Đêm trước ngày được gặp con, chị Thắm hồi hộp không ngủ được. Khi trời vừa sáng, chị ôm túi đồ đã chuẩn bị sẵn ngồi ngóng ra cửa. Xe hẹn 10h nhưng 7h chị đã chuẩn bị xong. Mẹ chị thấy con gái không ăn sáng mà cứ thấp thỏm ngóng trông cũng sốt ruột theo.

Do có một số việc phát sinh nên đến 2h chiều chị mới được gặp con. Nhìn thấy con, nước mắt chị nhòa đi.

Khoảnh khắc nhớ mãi trong đời

Với chị Thắm, có lẽ suốt cuộc đời này, chị sẽ không bao giờ quên được khoảnh khắc đôi mắt đ.ứa t.rẻ tròn xoe nhìn mẹ, khoảnh khắc chị được ôm con vào lòng và cảm nhận hơi thở thơm thơm mùi sữa của con.

“Chị điều dưỡng kể, bình thường bé rất ngoan nhưng cả đêm hôm trước bé gần như không ngủ. Đến khi được mẹ đón cũng cứ thức như thế. Ai cũng bảo bé biết sắp được mẹ đón về nên háo hức “khó ngủ” cả đêm”, chị Thắm tâm sự.

Trên đường về, ôm con trên tay, nước mắt chị Thắm vẫn không ngừng chảy. Tài xế lái xe bảo: “Đón được con rồi phải vui lên chứ”. Chị Thắm mới thật thà kể, suốt hơn 1 tháng qua chị đã di chuyển trên 4 chuyến xe đường dài như thế. Lần nào đi nào chị cũng khóc. Song riêng chuyến đi này, chị khóc vì hạnh phúc và quá đỗi vui mừng.

Sau hôm đón con về, chị Thắm dù rất muốn ôm ấp cưng nựng con nhưng vẫn chưa dám đến gần. Sau những ám ảnh mà Covid-19 đem lại, về nhà chị vẫn đeo khẩu trang, giữ khoảng cách 2m với các thành viên trong gia đình. Chị dự định sẽ tự cách ly hết tháng 9 mới ngủ cùng con.

Từ ngày đưa vợ đi đẻ đến nay anh Lân cũng không về nhà. Sau khi vợ chuyển lên Bệnh viện Hùng Vương, anh đã xin l.àm t.ình nguyện viên trong Bệnh viện dã chiến số 20 tại Long An.

“Nghĩ đến cảnh vợ một mình gian nan vượt cạn, anh ấy càng đồng cảm với những người không may bị bệnh nên đã tham gia chăm sóc các bệnh nhân này. Anh bảo đó cũng là cách gia đình tri ân những y bác sĩ đã giúp mẹ con tôi vượt qua dịch bệnh, đoàn tụ bên nhau”, chị Thắm bộc bạch.

Những bà mẹ F0 ở tòa nhà Cát Tường

Không khí tại khoa điều trị bệnh nhân COVID-19 Bệnh viện Hùng Vương (quận 5, TP.HCM) lúc nào cũng hối hả. Xuyên qua lớp khẩu trang là tiếng phân công kíp mổ, gọi oxy cấp cứu.

“Thiên thần” được các bác sĩ phẫu thuật lấy từ bụng mẹ F0 – Ảnh: TỰ TRUNG

Trưng dụng tòa nhà Cát Tường làm nơi đón các sản phụ F0, Bệnh viện Hùng Vương như gửi đến các bà mẹ, em bé lời cầu nguyện may mắn ngay từ phút đầu tiên nhập viện.

Rất khác với hình ảnh của những khoa phụ sản thông thường với những ông chồng đưa vợ đi sinh, với những bà mẹ tay xách nách mang lo lắng cho con gái, cho cháu ngoại, cháu nội, với những người mẹ ôm ấp bé sơ sinh không rời…, nơi đây chỉ có các sản phụ một mình với cuộc vật lộn sinh tử để giữ lấy nhịp thở, một mình với cuộc vượt cạn banh da xẻ thịt.

Thở vốn đã là một khó khăn với sản phụ trong những ngày cuối thai kỳ, huống chi đây lại là những bệnh nhân COVID-19. Trong phòng dành cho các sản phụ F0 không có triệu chứng, các mẹ nằm nghiêng tập thở. Phòng triệu chứng nhẹ, mỗi mẹ gắn với chiếc bình oxy, có người phải gắn thêm bong bóng. Phòng bệnh nặng, mỗi người gắn chặt vào chiếc máy thở xâm lấn, monitor theo dõi chớp nháy, báo động liên hồi…

“Nào, thở đều nhé. Một. Hai. Ba. Bốn…”, sơ Tuyết – một tình nguyện viên – kiên nhẫn đếm bên cạnh giường một sản phụ đang ôm chiếc bong bóng lớn bên máy tạo oxy. Thay thế những người thân, các y bác sĩ, nữ hộ sinh, tình nguyện viên ra vào tấp nập quanh những chiếc giường. Đo chỉ số oxy cho người này, đặt mặt nạ thở cho người kia, động viên người nọ…

Chị Tuyết Hồng được các hộ sinh đưa đến phòng mổ để lấy em bé – Ảnh: TỰ TRUNG

Những bà mẹ hạnh phúc nhất ở đây là những người không phải gắn vào bình oxy hay máy thở. Nằm yên trên giường, họ dán mắt vào màn hình điện thoại. Trên đó là hình ảnh em bé may mắn được bác sĩ chụp giúp trước khi chuyển sang khoa nhi. Trên đó là cuộc hội thoại với chồng, với mẹ, với con đang nóng lòng sốt ruột ở nhà hay ở một khu cách ly nào đó.

Chỉ có tiếng khóc của em bé chào đời chốc chốc lại vọng ra từ phòng mổ, từ lồng oxy chờ chuyển khoa, mới làm tan đi những căng thẳng…

Chị Tuyết Hồng chia sẻ nỗi bàng hoàng của mình trước khi lên bàn mổ: “Tôi nhớ rất rõ lúc đó, vừa vào bệnh viện khám thai, xét nghiệm nhanh thì phát hiện dương tính, chỉ biết khóc nức nở theo bác sĩ đi cách ly. Đến nay tròn ba ngày rồi. Nhờ y bác sĩ, tinh thần tôi đã thoải mái điều trị bệnh để giữ em bé ổn định”.

Sản phụ được gây tê tủy sống – Ảnh: TỰ TRUNG

Nhưng rồi chị cũng phải chụp mặt nạ trợ thở trong suốt ca mổ. Êkip mổ hết sức cẩn thận trong mọi động tác, bắt đầu từ khâu gây tê. Mọi người đều nín thở khi đường dao đầu tiên rạch xuống. Em bé của chị Hồng lần này là con thứ ba, nhưng em vẫn rất to khỏe. Hai bác sĩ phải sử dụng thêm panh mới đưa được bé ra ngoài. Tiếng khóc rất khỏe vang lên. Người mẹ đang thở oxy rớm nước mắt.

Đưa bé đến cho mẹ xem chỉ vài giây, cô điều dưỡng vội mang bé sang phòng khác. Bác sĩ Lê Huy Bình cho biết: “Em bé sau khi ra khỏi bụng mẹ, nếu mẹ khỏe mạnh sẽ được nhìn con, đặt con lên ngực, da kề da một vài phút để được an tâm. Nhưng với các mẹ F0 có nồng độ virus cao thì không làm vậy để tránh nguy cơ lây nhiễm”.

Đây là ca mổ thứ ba trong buổi sáng của bác sĩ Bình. Anh và êkip nghỉ tay, cởi chiếc áo mổ và cầm hộp cơm. Sau bữa trưa, anh còn hai ca mổ tiếp theo đã được lên lịch.

Các em bé chào đời sáng nay, sau khi được làm vệ sinh, đã được các cô hộ sinh mặc cho bộ quần áo sơ sinh, quấn chiếc khăn mang dấu hiệu của Bệnh viện Hùng Vương. Con gái màu hồng, con trai màu xanh, các bé được đưa ngay sang khoa nhi để thực hiện test COVID-19, và được chăm sóc cho đến khi được đón về với gia đình và chờ mẹ lành bệnh.

Sản phụ Tuyết Hồng khó thở nên bác sĩ hỗ trợ thở oxy trên bàn mổ – Ảnh: TỰ TRUNG

“Sau ba tuần, chúng tôi đã có gấp đôi số em bé so với số giường dự kiến, do có rất nhiều gia đình mà tất cả phải đi cách ly, không có người có đủ điều kiện để đón bé về”, bác sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết – giám đốc bệnh viện – cho biết.

Bệnh viện Hùng Vương cũng đã ra thông báo tuyển tình nguyện viên bảo mẫu để chăm sóc các em bé của các sản phụ F0. Chỉ vài ngày, 25 tình nguyện viên ứng tuyển đạt yêu cầu đã đáp ứng đủ nhu cầu của bệnh viện.

Trước ca mổ khó, sản phụ thở máy hỗ trợ, các bác sĩ cẩn thận từng li, từng tí – Ảnh: TỰ TRUNG

Em bé đây rồi! – Ảnh: TỰ TRUNG

Sản phụ F0 Tuyết Hồng nhìn con trước khi chuyển em bé qua khoa nhi chăm sóc – Ảnh: TỰ TRUNG

Một thai phụ đủ tuần t.uổi sinh con đang chờ mổ phải thường xuyên thở oxy – Ảnh: TỰ TRUNG

Các sản phụ chuẩn bị cho ca mổ lấy em bé – Ảnh: TỰ TRUNG

Một bà mẹ vừa được mổ đang nằm hồi sức được xem hình con qua điện thoại – Ảnh: TỰ TRUNG

Mới khỏe đó, các sản phụ chuyển biến bệnh rất nhanh nên bác sĩ luôn theo dõi 24/24 giờ. Trong ảnh: Một sản phụ khó thở phải hỗ trợ oxy – Ảnh: TỰ TRUNG

Lần cân đầu đời – Ảnh: TỰ TRUNG

Một xanh, một hồng, các thiên thần nhí chào đời – Ảnh: TỰ TRUNG

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *