Suýt m.ất m.ạng vì tự ý dùng thuốc nam, thuốc bắc không rõ nguồn gốc

Không ít bệnh nhân nhập viện với biến chứng nặng như suy đa tạng, nhiễm độc chì… sau khi tự ý dùng thuốc nam, thuốc đông y cổ truyền không rõ nguồn gốc điều trị bệnh.

Nhiều ca nhập viện biến chứng nặng

Mới đây, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhân nữ 17 t.uổi, đến từ Bắc Giang diễn tiến nặng sau khi mắc thủy đậu.

Trước khi phải nhập viện 5 ngày, bệnh nhân xuất hiện mụn nước nhiều vùng lưng, ngực kèm theo mệt nhiều. Trước đó, bệnh nhân có tiếp xúc với em gái ruột bị thủy đậu đã khỏi.

Người nhà bệnh nhân mua thuốc nam về sắc cho uống, nhưng không đỡ, được đưa vào cơ sở y tế gần nhà điều trị. Tại đây bệnh nhân được sử dụng thuốc Dexamethasone (một thuốc corticosteroid có tác dụng chống viêm mạnh) dạng tiêm.

Bệnh nhân mắc thủy đậu nhập viện trong tình trạng bội nhiễm, nguy cơ t.ử v.ong cao vì trước đó tự ý dùng thuốc nam điều trị.

Sau đó, bệnh thủy đậu đột ngột tiến triển nặng lên, mụn phỏng nước nổi dày đặc toàn thân, bệnh nhân sốt cao 40-41 độ C, đau nhiều vùng thắt lưng, không đi lại được, bụng chướng căng, bí trung đại tiện, xuất hiện nhiều mụn mủ trên da. Bệnh nhân được đưa vào bệnh viện đa khoa tỉnh rồi chuyển lên Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán mắc thủy đậu mức độ nặng có bội nhiễm; Liệt ruột cơ năng, nguy cơ t.ử v.ong cao. Sau một tuần điều trị tích cực, bệnh nhân cũng dần ổn định, sốt giảm, ý thức tỉnh táo, ăn được, bụng đỡ chướng, các xét nghiệm đông m.áu dần cải thiện.

Theo BS Trần Văn Bắc, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, khi có các triệu chứng bệnh thủy đậu, người bệnh cần đến khám tại cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn và điều trị phù hợp. Đa số các trường hợp thủy đậu có thể được theo dõi và điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân thuộc nhóm cơ địa đặc biệt (trẻ sơ sinh, người suy giảm miễn dịch) hoặc có biến chứng thủy đậu, thì sẽ được nhập viện để theo dõi sát và điều trị tích cực. Khi bị thủy đậu, người bệnh không nên tự ý sử dụng các thuốc không rõ nguồn gốc, nhất là các thuốc có chứa thành phần corticosteroid, làm tăng nguy cơ diễn biến nặng.

Trong thời gian gần đây, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhi 3 t.uổi, ở Thanh Hóa bị ngộ độc chì nặng, nguy kịch, do cha mẹ cho trẻ dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc để chữa bệnh động kinh.

Tại Bệnh viện Bạch Mai cũng tiếp nhận không ít bệnh nhân đến cấp cứu trong tình trạng suy đa tạng vì tự ý sử dụng thuốc nam, thuốc y học cổ truyền không rõ nguồn gốc để điều trị các bệnh lý như đái tháo đường, viêm gan B hay sỏi thận, sỏi túi mật…

Cần nói không với thuốc nam, thuốc bắc không rõ nguồn gốc

BS Vũ Văn Đại, Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện TWQĐ 108 chia sẻ, việc tự ý mua và sử dụng các loại đông dược xuất xứ không rõ nguồn gốc, thuốc rởm, thuốc kém chất lượng và chưa được Bộ Y tế cấp phép lưu hành đã khiến không ít người bị ngộ độc, suy gan, suy thận, thậm chí t.ử v.ong…

Hàng nghìn năm trước khi tiếp cận với thuốc y học hiện đại, cha ông chúng ta đều dùng thuốc y học cổ truyền. Nhìn chung, đây là giải pháp mang đậm tính tự nhiên, gần gũi và thân thiện với cơ thể con người, nhiều loại vừa là thuốc vừa là thực phẩm. Có những vị thuốc có độc tính như: Phụ tử, Ô đầu, Mã t.iền, Ba đậu, Thần sa, Hùng hoàng… Tuy nhiên, với sự bào chế đúng cách, được các thầy thuốc chính danh chỉ định và sử dụng với liều lượng phù hợp thì hoàn toàn không có các tác dụng ngoại ý. Nhưng hiện nay, vì mục đích trục lợi hoặc do trình độ hạn chế nên các vị thuốc của đông y đã bị người ta sử dụng bừa bãi, bào chế không đúng cách và cá biệt có nơi trộn thêm tân dược thuộc nhóm Non steroid hoặc Steroid để nhằm đạt hiệu quả nhanh mạnh và từ đó dễ kiềm t.iền từ người bệnh.

Người bệnh luôn có tâm lý “có bệnh thì vái tứ phương” hay “đói thì ăn, đau uống thuốc”. Với những lời quảng cáo “có cánh”, lại sính thuốc ngoại, nên không ít người tin, thậm chí sẵn sàng bỏ số t.iền lớn để mua dùng “điều trị triệt để, dứt điểm 100%” hay “không độc hại với cơ thể, hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên”…

Đặc biệt, với nhiều người mắc bệnh mạn tính như xương khớp, đái tháo đường, tăng huyết áp… thì việc sử dụng thuốc tân dược kéo dài khiến người bệnh mệt mỏi. Họ thường cho rằng thuốc đông y lành tính và mang tới hiệu quả cao. Vì vậy, dù chưa thăm khám, người bệnh đã vội “đặt cược” tính mạng, sức khỏe của mình cho những may, rủi, không thể lường trước hậu quả.

Việc tự ý mua và sử dụng các loại đông dược xuất xứ không rõ nguồn gốc, thuốc rởm, thuốc kém chất lượng và chưa được Bộ Y tế cấp phép lưu hành đã khiến không ít người bị ngộ độc, suy gan, suy thận, thậm chí t.ử v.ong…

Cảnh báo ngộ độc chì khi tùy tiện dùng thuốc nam

Trong thời gian qua, các bệnh viện đã điều trị cho một số trường hợp bệnh nhi bị ngộ độc chì nặng, thậm chí nguy kịch, do cha mẹ cho trẻ dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc.

Đáng lo ngại, triệu chứng nhiễm độc chì ở trẻ nhiều lúc khó phát hiện ra, nhất là trong trường hợp lượng chì nhiễm dưới mức nguy hiểm nhưng lại “âm thầm” gây các bệnh mạn tính cho trẻ.

Ngộ độc chì cấp thường do hấp thụ chì qua đường tiêu hóa khi uống thuốc nam, đặc biệt là các loại thuốc tễ, thuốc tán không rõ nguồn gốc.

Nguyên nhân chủ yếu do sự chủ quan của phụ huynh

Nếu như người lớn dễ bị ngộ độc chì do hấp thụ chì trong môi trường sinh hoạt và nghề nghiệp như các ngành công nghiệp sản xuất nhựa, thủy tinh, sản xuất ắc quy chì, ngành in ấn, kinh doanh xăng dầu, hàn chì,… thì ngộ độc chì ở trẻ nhỏ chủ yếu lại do cha mẹ ít cảnh giác khi cho con sử dụng các loại thuốc cam, thuốc tưa lưỡi… Ngoài ra, ngộ độc chì cấp thường do hấp thụ chì qua đường tiêu hóa khi uống các thuốc nam, đặc biệt là các loại thuốc tễ, thuốc tán không rõ nguồn gốc, bào chế khử độc không an toàn có thể chứa các kim loại nặng hàm lượng cao như chì, thủy ngân, asen…

Tháng 2-2024, Bệnh viện Nhi Trung ương đã cấp cứu cho một b.é g.ái 9 t.uổi ở Hà Tĩnh được chuyển đến viện trong tình trạng lơ mơ, co giật nhiều và kéo dài, giảm tri giác. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị ngộ độc chì nặng và có tổn thương não. Gia đình của bé cho biết thường mua thuốc cam về cho bé uống và tin tưởng đây là thuốc đông y có thành phần tự nhiên nên không độc hại.

Gần đây, Bệnh viện Nhi Trung ương lại tiếp tục điều trị cho một bệnh nhi mới chỉ 3 t.uổi ở Thanh Hóa bị ngộ độc chì nặng, nguy kịch, do cha mẹ cho dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc để chữa bệnh động kinh. Qua khai thác bệnh sử, được biết, trẻ có t.iền sử mắc bệnh động kinh từ lúc 6 tháng t.uổi. Trước khi nhập viện 3 tháng, gia đình thấy trẻ co giật nhiều hơn, nhưng đáng tiếc, thay vì tuân thủ hướng dẫn điều trị bệnh của các bác sĩ chuyên khoa thì gia đình lại tự ý đi mua thuốc nam không rõ nguồn gốc dạng viên về cho trẻ uống.

Khi dùng thuốc, tình trạng co giật của trẻ có giảm hơn, thế nhưng khoảng 1 tháng sau đó trẻ xuất hiện rối loạn hành vi, khóc buồn vô cớ hay kêu đau đầu… Trẻ nhập viện trong tình trạng co giật, nôn nhiều, rối loạn ý thức, da xanh tái. Mặc dù đã được cấp cứu điều trị tích cực bằng thở máy, chống phù não kết hợp sử dụng thuốc thải chì trong m.áu… nhưng trẻ vẫn trong tình trạng nguy kịch, tiên lượng xấu.

Ngộ độc chì “âm thầm” gây ra các bệnh mạn tính cho trẻ

Ngoài những trường hợp ngộ độc nặng kể trên, nhiều trẻ cũng bị ngộ độc chì “âm thầm” do cha mẹ tự ý dùng các loại thuốc đông y giúp trẻ tăng cân, thuốc chữa tưa lưỡi để vệ sinh răng miệng, thuốc chữa viêm da cơ địa…

TS.BS Đào Hữu Nam, Trưởng khoa Điều trị tích cực, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: “Chì là một kim loại nặng, rất độc, gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với t.rẻ e.m. Khi xâm nhập vào cơ thể, kim loại này có thể gây ra nhiều bệnh lý về thần kinh, tim mạch, huyết học, dạ dày, đường ruột, thận…”. Ngộ độc chì có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe và sự phát triển của t.rẻ e.m, bao gồm kích thích, co giật, lơ mơ, hôn mê, liệt. Đáng nói nhiều biểu hiện ngộ độc chì “âm thầm” nhưng lâu dài, không điển hình.

Do đó, để phòng ngừa ngộ độc chì cho t.rẻ e.m, các chuyên gia y tế khuyến cáo, cha mẹ tuyệt đối không cho trẻ dùng thuốc nam và các loại thuốc không rõ nguồn gốc khi không có chỉ định của bác sĩ. Đối với trẻ mắc bệnh động kinh nói riêng và các bệnh mạn tính nói chung, cần phải tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn điều trị, dùng thuốc và tái khám theo lịch hẹn, không được tự ý ngừng thuốc, trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

Cha mẹ cũng cần cảnh giác với các loại thuốc cam không rõ nguồn gốc, được quảng cáo giúp con tăng cân và nâng cao sức đề kháng. Đây cũng là loại thuốc vẫn còn được sử dụng phổ biến ở nhiều vùng quê dù đã có nhiều cảnh báo. Trên thực tế, thuốc cam là một bài thuốc có trong Đông y nhưng khi được chào bán trên thị trường lại chủ yếu là thuốc không rõ nguồn gốc, thậm chí không được phép lưu hành, không có hướng dẫn sử dụng cụ thể. Do đó, phụ huynh thường dùng thuốc không đúng cách và gây ra ngộ độc do quá liều.

Bên cạnh đó, việc tự ý sử dụng thuốc mà không có ý kiến của người có chuyên môn có thể dẫn đến việc dùng sai thuốc, làm trầm trọng thêm triệu chứng bệnh ở trẻ. Nếu nghi ngờ trẻ mắc phải tình trạng ngộ độc chì, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *