T.ử v.ong do COVID-19 tại TP.HCM vẫn cao, đâu là nguyên nhân?

Sau những ngày giảm sâu, vừa qua, số bệnh nhân t.ử v.ong vì COVID-19 tại TP.HCM lại có xu hướng tăng cao. Trung bình số người t.ử v.ong do COVID-19 là 65 ca/ngày.

Thực tế cho thấy, số bệnh nhân t.ử v.ong do COVID-19 tại TP.HCM những ngày qua luôn duy trì ở mức cao. Riêng ngày hôm qua (30/11), có 76 ca, trong đó có 17 ca từ các tỉnh chuyển đến.

Tuy nhiên, theo thống kê, tỉ lệ t.ử v.ong tập trung chủ yếu vào nhóm người lớn t.uổi, có bệnh nền và chưa được tiêm vaccine COVID-19.

Đa số số t.ử v.ong ở người có nhóm bệnh nền và chưa tiêm vaccine

Theo thống kê của Bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân COVID-19 đa tầng quận Tân Bình (TP.HCM), từ giữa tháng 10, số ca nhập viện tăng, kéo theo số ca t.ử v.ong, bệnh nặng và nguy kịch cũng tăng. Trong đó cao điểm là 2 tuần trở lại đây tăng cao hơn, trung bình mỗi ngày có 70-100 ca nhập viện và rải đều ở 3 tầng. Riêng tại tầng 3 (điều trị các ca nặng) do Bệnh viện Thống Nhất phụ trách, tăng từ 10- 20 ca mỗi ngày.

PGS.TS.BS Lê Đình Thanh – Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất, kiêm giám đốc Bệnh viện dã chiến điều trị đa tầng Tân Bình cho biết: “Số ca tăng lên là đúng quy luật vì do mở cửa trở lại bình thường thì F0 cộng đồng lây lan. Tuy nhiên, hiện nay y tế cơ sở mạnh nên kiểm soát được số F0 cộng đồng đó. Những người nào có triệu chứng mới phải vào bệnh viện, những người không triệu chứng thì điều trị ngoài cộng đồng”.

Bệnh nhân COVID-19 điều trị tại Bệnh viện dã chiến đa tầng quận Tân Bình. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bác sĩ Hồ Hữu Đức- Phó Giám đốc Bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân COVID-19 đa tầng quận Tân Bình cho hay, bệnh viện đã thực hiện thống kê về tỉ lệ t.ử v.ong cho thấy, độ t.uổi trung bình của nhóm t.ử v.ong khá cao, ở mức trung bình 72 t.uổi và là những người đa bệnh lý.

Riêng từ ngày 1/11 đến ngày 28/11, trong số những người t.ử v.ong thì chỉ có 36,8% là có tiêm vaccine (1 mũi hoặc 2 mũi), còn lại là chưa tiêm vaccine.

Lý do người nhà bệnh nhân đưa ra là do có nhiều bệnh lý nên chống chỉ định với tiêm vaccine hoặc nhiều người mang bệnh nền nên sợ không dám tiêm. Đặc biệt, có những người được địa phương gọi đến tiêm nhưng đã không tiêm, vì cho rằng người già chủ yếu ở nhà, không đi ra ngoài nên không tiêm, sợ t.uổi cao sẽ biến chứng…

Cũng theo bác sĩ Đức, do bệnh viện 3 tầng có khu hồi sức bệnh nhân nặng và tỉ lệ bệnh nhân khu này chiếm đến 26% trong tổng số 3 tầng nên tỉ lệ bệnh nhân t.ử v.ong cao, chiếm 6,8% số ca nhập viện.

Hiện tại, bệnh viện này đang điều trị cho hơn 800 trường hợp, trong đó có 174 ca nặng được điều trị tại tầng 3, đa số là bệnh nhân lớn t.uổi, nhiều bệnh lý nền.

Vì vậy bác sĩ Đức cho rằng, cần phải có sự phòng hộ nhất định khi thành phố mở cửa, người trẻ trong gia đình hòa nhập cuộc sống, công việc bình thường thì phải đảm bảo 5K. Những người bệnh lý nền đang ổn định nhưng khi mắc COVID-19 sẽ mất ổn định, bùng phát nhanh nên nguy cơ t.ử v.ong rất cao.

PGS.TS.BS Lê Đình Thanh cho biết, số lượng bệnh nhân mắc COVID-19 hiện tại tăng nhưng Sở Y tế đã bổ sung lực lượng cho Bệnh viện Thống Nhất nêm số lượng nhân sự đã được đảm bảo. Ngay cuối tuần qua, Sở Y tế TP.HCM đã cử 14 bác sĩ và 16 điều dưỡng thuộc Bệnh viện Ung bướu và Bệnh viện quận Phú Nhuận hỗ trợ Bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân COVID-19 đa tầng quận Tân Bình.

“Đây là sự cố gắng, nỗ lực rất lớn của Sở Y tế trong việc điều tiết nguồn nhân lực nhân viên y tế cho bệnh viện dã chiến đa tầng”, ông Thanh nói.

Rà soát tiêm vaccine cho người bệnh nền

Tại Bệnh viện dã chiến số 3 do Bệnh viện Lê Văn Thịnh phụ trách, Giám đốc bệnh viện Trần Văn Khanh cho hay, hiện nay có khoảng 70-80 trường hợp đang được theo dõi hồi sức cấp cứu, phải thở oxy, thở oxy dòng cao HFNC, thở máy, trong đó khoảng 8-9% trường hợp nặng.

Rất may những ngày qua, tỉ lệ t.ử v.ong còn thấp, 1-2 ngày có 1 ca t.ử v.ong, cũng tập trung vào nhóm người cao t.uổi mang bệnh lý nền và chưa được tiêm vaccine. Trước áp lực gia tăng bệnh nhân nặng so với thời điểm sau khi thành phố mở cửa hồi tháng 10 vừa qua, bệnh viện sẽ bổ sung thêm nhân sự.

Còn tại Bệnh viện Chợ Rẫy, nhân lực chủ chốt của bệnh viện cũng đã được điều động đi hỗ trợ chống dịch ở các tỉnh thành, đặc biệt là các tỉnh miền Tây. Hoạt động này nhằm đ.ánh chặn từ xa, giúp điều trị các ca trở nặng, hạn chế chuyển lên tuyến trên.

Do vậy, Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy phải thực hiện huấn luyện nhanh cho nhân lực tăng cường để đảm trách công việc. Khu điều trị COVID-19 tại Khoa Bệnh Nhiệt đới hiện đang điều trị cho 90 bệnh nhân, trong đó có 70 bệnh nhân mức độ trung bình đến nặng, rất nặng.

Theo TS.BS Lê Quốc Hùng – Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, hiện nay số lượng bệnh nhân COVID-19 nặng khác hơn so với trước đây. Theo đó, chủ yếu tập trung vào những người có bệnh nền như ung thư, suy thận mãn giai đoạn cuối. Đây là những đối tượng có nguy cơ nhưng tạm hoãn tiêm vaccine và không may mắc COVID-19, dẫn đến diễn tiến rất nặng.

Cũng theo TS.BS Lê Quốc Hùng, nhiều người trước đó được chống chỉ định tiêm vaccine do bệnh lý không ổn định, có thể đối diện với những tai biến phụ của vaccine. Vấn đề này không chỉ ở Việt Nam mà đó là tình hình chung của thế giới. Do đó, khi chưa được tiêm vaccine, những người này phải thực hiện 5K một cách tuyệt đối, kể cả trong gia đình, để tránh lây nhiễm. Địa phương cần phải theo dõi, rà soát những người qua giai đoạn chống chỉ định để tiêm vaccine ngay khi có thể.

Theo bản đồ cấp độ dịch TP.HCM vừa được công bố, có 11 quận huyện đạt vùng xanh (cấp 1), 11 địa phương vùng vàng (cấp 2) và toàn thành phố đã không còn quận huyện “vùng cam”.

Theo Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 TP.HCM, số ca mắc mới, t.ử v.ong tăng và bệnh nhân nhập viện cao hơn xuất viện nhưng thành phố đang kiểm soát được dịch.

Thành phố đề nghị người dân không hoang mang cũng như không được chủ quan, lơ là trước tình hình dịch bệnh. Mọi người cần thực hiện tốt nhất các quy định của ngành y tế, đặc biệt là 5K, cố gắng thay đổi nhiều nhất, nhanh nhất các thói quen, sở thích của mình. Cụ thể, nên đeo khẩu trang, khử khuẩn thường xuyên hơn, giảm bớt thói quen tụ tập, ngồi với khoảng cách gần để tránh dẫn đến nguy cơ nhiễm bệnh.

Thanh Hóa sẽ tiêm 117.000 liều vaccine phòng COVID-19 cho học sinh

Từ ngày 29/11, Thanh Hóa sẽ triển khai tiêm 117.000 liều vaccine Pfizer cho học sinh có độ t.uổi từ 15-17 t.uổi trên địa bàn toàn tỉnh.

Theo kế hoạch sẽ tiêm cho học sinh thuộc khối lớp 10, 11 và lớp 12 của các trường THPT, GDNN-GDTX trong toàn tỉnh.

Đây là lần đầu tiên tỉnh Thanh Hóa tổ chức tiêm cho đối tượng học sinh, vì vậy để bảo đảm an toàn trong công tác tiêm chủng, Sở GD&ĐT Thanh Hóa yêu cầu các trường có học sinh trong diện tiêm khẩn trương cập nhật thông tin, danh sách học sinh chính xác, cụ thể; xác định chính xác mã định danh cá nhân của học sinh để cập nhật lên hệ thống tiêm chung của cả nước.

Đặc biệt, các nhà trường phải rà soát, sàng lọc, phân nhóm đối tượng, nhất là những học sinh có bệnh nền để bố trí điểm tiêm phù hợp.

Đồng thời Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa mong muốn cán bộ, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh cùng chung tay, chung sức triển khai đồng bộ, hiệu quả, an toàn trong đợt tiêm vaccine cho học sinh lần này.

Từ ngày 29/11, Thanh Hóa bắt đầu triển khai tiêm phòng vaccine cho học sinh.

Liên quan tới tình hình dịch tại địa phương ngày 28/11, trong 24h qua trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ghi nhận 81 bệnh nhân mắc COVID-19 mới, trong đó bệnh nhân lây nhiễm trong tỉnh gồm 43 người và 38 bệnh nhân trở về từ các tỉnh, thành phố khác đang cách ly theo quy định.

Tính từ ngày 27/4 đến nay, Thanh Hoá ghi nhận 2.334 bệnh nhân COVID-19 cộng dồn; 1.591 người điều trị khỏi được ra viện; 12 bệnh nhân t.ử v.ong. Đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh đã triển khai được 2.628.148 mũi tiêm vaccine phòng COVID-19.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *