Tại sao bạn thường cảm thấy đau chân vào mùa đông?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị đau chân vào mùa đông, trong đó bao gồm cả những bệnh nguy hiểm.

Viêm khớp: Thoái hoá khớp và các cơn đau khớp thường bùng phát vào mùa đông do áp suất không khi giảm đột ngột, nhiệt đột xung quanh thay đổi quá nhanh. Khi giảm áp suất không khí, các mô sẽ sưng, đây là nguyên nhân khiến bạn bi viêm/đau khớp chân nhiều.

Đau dây thần kinh toạ: Đau dây thần kinh toạ là nguyên nhân chính gây ra những lần đau chân vào mùa đông. Đây là dây thần kinh dài nhất trong cơ thể, nếu bị chèn ép sẽ gây ra những cơn đau dữ dội. Đặc biệt khi thời tiết lạnh, các khối cơ trong cơ thể sẽ căng cứng hơn, nên các dây thần kinh toạ dễ bị ảnh hưởng hơn.

Co thắt cơ: Mùa đông khiến cơ thể mất nhiệt, các cơ có xu hướng co lại gây ra những cơn đau nhức ở bắp, cơ và chân. Để giảm tình trạng này, bạn nên duy trì tập thể dục thường xuyên bằng những bài khởi động có kỹ thuật.

Đau cơ xơ hoá: Những cơn đau do cơ xơ hoá thường dễ xảy ra vào mùa đông, đặc biệt là người già, người có t.iền sử mắc bệnh về khớp. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, cơn đau sẽ lan sang các bộ phận khác của cơ thể, làm ảnh hưởng tới đời sống và công việc của người bệnh.

Hoạt động thể chất cường độ cao: Mùa đông, cơ thể sẽ chịu nhiều áp lực hơn bình thường. Do vậy, nếu bạn vừa hoạt động thể chất cường độ cao xong lại tiếp xúc ngay với nhiệt độ thấp sẽ khiến chân bạn bị đau.

Thiếu nước: Đa phần mọi người đều uống ít nước hơn trong mùa đông, đây chính là nguyên nhân cơ thể bị thiếu đi lượng chất lỏng cần thiết. Các cơ chịu ảnh hưởng bởi nhiệt độ lạnh vốn đã cứng, nay thiếu nước sẽ trở nên căng và đau hơn. Để hạn chế tình trạng này, bạn nên chú ý bổ sung nước đầy đủ mỗi ngày.

Ảnh: Những ‘kình ngư’ bơi sông Hồng trong giá lạnh 10 độ C

Hà Nội đang ở thời điểm lạnh nhất từ đầu mùa đông năm nay, nhưng nhiều người vẫn bất chấp cái lạnh “cắt da cắt thịt” xuống sông Hồng bơi lội để rèn luyện sức khỏe.

Những ngày này, thời tiết Hà Nội trở nên khắc nghiệt, nhiệt độ chỉ còn 11 độ C làm ảnh hưởng tới sức khỏe, đời sống và sinh hoạt của người dân. Tuy vậy, một số người đàn ông vẫn dậy sớm, đi ra giữa sông Hồng, đoạn chân cầu Long Biên để tắm, bất chấp cái lạnh thấu xương.

Với những người nghiện tắm sông, họ tin rằng tắm mỗi ngày sẽ mang lại sức khỏe và gột rửa được những nhọc nhằn nơi phố thị.

Anh Nam (quận Long Biên, Hà Nội) cho biết anh đã duy trì thói quen tắm sông nhiều năm qua. Theo anh, để an toàn khi tắm sông trong thời tiết giá lạnh thế này, điều quan trọng nhất là phải khởi động thật kỹ càng để khơi thông hệ thống tuần hoàn, bạch huyết cho cơ quan vận động, chống đau mỏi cơ sau khi bơi và tránh việc cơ thể bị sốc nhiệt khi đột ngột tiếp xúc với dòng nước lạnh.

Theo những người thường xuyên tắm sông Hồng, nước dưới sông ấm hơn trên bề mặt nước nên người bơi không cảm thấy quá lạnh, chỉ lạnh lúc khởi động và lên bờ.

Mọi người thường đến đây tắm vào buổi sáng và chiều tối.

Những người tắm sông Hồng chia sẻ họ chưa bao giờ bị cảm lạnh, ngoài ra một số người bị đau khớp đến đây tắm cũng đỡ đau rất nhiều.

Nhìn những hình ảnh này, nhiều người tưởng Hà Nội đang là mùa hè, nhưng thật ra đây là hình ảnh ghi lại vào sáng 17/12, trong đợt rét kỷ lục ở Thủ đô. Ông Hùng (Phúc Tân, Hà Nội), người có kinh nghiệm nhiều năm bơi sông Hồng chia sẻ ông thấy rất sảng khoái sau khi tắm. “Mới đầu cảm giác lạnh thấu xương nhưng khi tắm xong lại rất thoải mái. Đây cũng là cách rèn luyện sức khỏe, tăng sức đề kháng cho cơ thể”, ông Hùng nói.

Tắm sông trong thời tiết rét buốt không phải chuyện có thể làm được trong ngày một, ngày hai. Họ phải rèn luyện trong thời gian dài để cơ thể thích nghi dần.

Để đảm bảo an toàn, người đàn ông này còn dùng “phao tự chế” mang theo bên mình lúc bơi.

“Chúng tôi tắm quanh năm, chỉ những ngày Tết là không tắm thôi. Lạnh thế này ăn thua gì, có lạnh nữa thì vẫn cứ tắm bình thường vì nó ăn sâu vào m.áu rồi không thể bỏ được. Ngày nào mà không ra sông tắm được là thấy chân tay ngứa ngáy, khó chịu lắm” , ông Hùng chia sẻ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *