Thai phụ tiêm vắc xin Covid-19 tại Bệnh viện Phụ sản T.Ư không phải chờ lịch hẹn

Bệnh viện Phụ sản T.Ư thông báo, từ ngày 18.9, bệnh viện này tổ chức thêm luồng tiêm vắc xin Covid-19 ngay trong ngày cho phụ nữ mang thai trên 13 tuần nếu tình trạng sức khỏe đảm bảo đủ điều kiện tiêm chủng.

ĐẬU TIẾN ĐẠT

Cụ thể, thai phụ tới đăng ký tiêm tại Bệnh viện Phụ sản T.Ư (Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ được khám thai, siêu âm, xét nghiệm, nghe tư vấn, sàng lọc trước tiêm chủng kỹ càng. Nếu bác sĩ nhận định tình trạng đủ điều kiện tiêm chủng, thai phụ sẽ được hướng dẫn tiêm vắc xin phòng Covid-19 tại bệnh viện ngay sau khám.

Như vậy, từ ngày 18.9, Bệnh viện Phụ sản T.Ư có 2 phương thức đăng ký tiêm phòng vắc xin Covid-19 cho sản phụ:

1. Khám và đăng ký theo lịch hẹn tại các quầy tiếp đón thuộc khoa Khám bệnh và khoa Khám theo yêu cầu.

2. Trong trường hợp đã đủ điều kiện tiêm chủng, có thể đăng ký tiêm vắc xin Covid-19 ngay trong ngày tại phòng khám.

Cũng theo thông báo trên, các thai phụ đã tới khám thai và đăng ký tiêm từ ngày 8.9 sẽ được ưu tiên sắp xếp tiêm theo lịch tiêm của bệnh viện, kể cả ngày nghỉ, thứ bảy, chủ nhật.

Bệnh viện Phụ sản T.Ư hiện đang sử dụng vắc xin Pfizer cho phụ nữ mang thai.

Mọi thông tin về việc đăng ký tiêm phòng vắc xin dành cho thai phụ tại Bệnh viện Phụ sản T.Ư, liên hệ ĐT: 024 3825 2161 (thứ hai – thứ sáu: 7 giờ 30 – 12 giờ, 13 – 16 giờ 30); 0904 668 074 (ngày lễ, thứ bảy và chủ nhật: trước 21 giờ).

Người đã nhiễm Covid-19 khỏi bệnh tiêm vắc xin Covid-19 có lợi hay hại?

Mắc hội chứng truyền m.áu song thai, cặp song sinh trong bụng người mẹ 41 t.uổi gặp nguy hiểm: Không điều trị 90% thai sẽ c.hết

Khi song thai được 22 tuần t.uổi, người phụ nữ ở Quảng Ngãi đi khám thì được bác sĩ phát hiện mang hội chứng rất nguy hiểm mà nếu không được điều trị thì 90-100% thai sẽ c.hết.

Ngày 10/7, bác sĩ Đinh Thị Mỹ Hòa, khoa Sản, Bệnh viện (BV) Sản – Nhi Quảng Ngãi cho biết, sản phụ P.T.T.H. (41 t.uổi, quê Bình Sơn, Quảng Ngãi) vừa sinh hai con song sinh an toàn, khỏe mạnh tại TP.HCM, khi tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp.

Trước đó khi mang song thai 22 tuần t.uổi, chị H. đến khám thai tại BV Sản nhi Quảng Ngãi.

Tại đây dựa vào các triệu chứng điển hình, qua thăm khám, siêu âm và làm các xét nghiệm cần thiết, bác sĩ Hòa chẩn đoán lần mang thai thứ 3 này, sản phụ mắc hội chứng truyền m.áu song thai/song thai một bánh nhau (hay Twin – twin transfusion syndrome – TTTS)

Đây là một bệnh lý nguy hiểm và hiếm gặp, xảy ra trong thai kỳ khi người mẹ mang thai cặp song sinh cùng trứng và cùng chia sẻ một bánh nhau.

Nếu phát hiện trễ và không kịp xử lý, sản phụ có thể đẻ non, n.hiễm t.rùng ối hoặc thậm chí mất con trong bụng.

Hai con của chị H. mắc hội chứng TTTS trong bụng mẹ.

Vì ở BV địa phương không đủ điều kiện can thiệp, chị H. được bác sĩ chỉ định chuyển lên một bệnh viện chuyên khoa Sản tại TP.HCM.

Tại đây, ekip điều trị đã ngay lập tức tiến hành phẫu thuật laser, kịp thời cắt thông nối mạch m.áu giữa hai thai.

Sau khi đã xử lý được tình trạng “truyền m.áu song thai”, thai nhi tiếp tục được theo dõi sát trong nhiều ngày.

Khi thai được 34 tuần t.uổi, xác định tình trạng sức khỏe của mẹ lẫn con trong bụng đã ổn định, các bác sĩ đã tiến hành cuộc phẫu thuật đưa hai b.é t.rai song sinh chào đời an toàn.

Chị H. hạnh phúc bên các con mới sinh.

Theo bác sĩ Hòa, nguyên nhân gây ra hội chứng truyền m.áu song thai đa số là do hậu quả của việc ở bánh rau xuất hiện những bất thường trong các mạch m.áu, khiến nguồn cung cấp m.áu của một đ.ứa t.rẻ được di chuyển đến thai nhi còn lại nhờ nhau thai.

Thai nhi cho m.áu có thể sẽ quá ít m.áu, thiếu oxy thai. Trong khi đó thai nhi nhận m.áu thì có thể sẽ có quá nhiều m.áu và dẫn đến suy tim.

Phụ nữ khi mang thai mắc hội chứng truyền m.áu song thai mà không được phát hiện, điều trị kịp thời thì 90-100% thai sẽ c.hết.

Ngoài ra nếu một trong 2 thai c.hết, 25% thai còn lại bị di chứng thần kinh nặng nề. Tỉ lệ mắc hội chứng truyền m.áu song thai tương đối thấp, khoảng 0,1-1,9/1.000 trẻ sinh ra.

Để phòng ngừa hội chứng nguy hiểm này, bác sĩ Hòa cho biết kể từ khi thai được 16 tuần cho đến lúc kết thúc thai kỳ, người mẹ nên siêu âm hàng tuần để theo dõi, kịp thời phát hiện các triệu chứng điển hình (như tử cung lớn bất thường, bị đau bụng, co thắt hoặc đau thắt, trọng lượng cơ thể tăng đột ngột, sưng bàn tay và bàn chân, nôn mửa…).

“Lên kế hoạch, thường xuyên đi khám thai đúng lịch và sàng lọc trước sinh là điều rất quan trọng trong việc phát hiện hội chứng truyền m.áu song thai (TTTS) ” – bác sĩ Hòa nói.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *