Ung thư gan: Khó chữa lành, có thể phòng tránh

Tại Việt Nam, ung thư tế bào gan có tần suất mới mắc và tỉ lệ t.ử v.ong đứng đầu trong các bệnh lý ung thư.

Từ 70 đến 90% bệnh nhân ung thư gan có t.iền sử bệnh gan mạn tính và xơ gan. Do đó, có thể phòng ngừa ung thư gan bằng tiêm phòng viêm gan siêu vi và hạn chế các yếu tố nguy cơ đặc biệt là rượu và chất độc thực phẩm.

Ung thư gan đứng ở hàng đầu!

Ung thư gan: Khó chữa lành, có thể phòng tránh

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, WHO, năm 2018, ung thư gan là một trong năm loại ung thư gây t.ử v.ong hàng đầu với gần 800.000 ca mỗi năm.

Tại Việt Nam, gần 20 năm qua, ung thư gan cũng gia tăng rất nhanh: Năm 2000, chỉ có 5.700 ca ung thư mới mắc, tăng lên 9.400 ca năm 2010, đến năm 2018, ung thư gan mới mắc ở hai giới là 25.335 ca, trong đó nam giới chiếm 19.500 ca, và số t.ử v.ong gần tương đương với số ca mắc mới. Tỷ lệ t.ử v.ong của ung thư gan rất cao do có tới 80-90% bệnh nhân đến viện quá muộn, ở giai đoạn cuối, lúc này các biện pháp can thiệp, điều trị rất hạn chế.

Cũng theo thống kê của WHO, tỷ lệ ung thư gan ở Việt Nam đứng đầu các loại ung thư, và đứng thứ ba thế giới, sau Mông Cổ và Lào.

Nguyên nhân chính là viêm gan siêu vi

Thống kê y học của nhiều trung tâm, cơ sở y tế trên khắp thế giới đều cho chung một kết luận về nguyên nhân ung thư gan là: Từ 80 đến 90% bệnh nhân ung thư gan có t.iền sử bệnh gan mạn tính và xơ gan, với các yếu tố nguy cơ chính bao gồm viêm gan B, viêm gan C, bệnh gan mãn tính do rượu và viêm gan nhiễm mỡ không do rượu (NASH).

Các yếu tố nguy cơ khác ít hơn là ăn thực phẩm bị nhiễm đọc chất như aflatoxin, nitrosamin… và các bệnh lý nội tiết-chuyển hóa khác như béo phì, rối loạn mỡ m.áu, đái tháo đường…

Rất khó chữa lành

Cũng như các loại ung bướu khác, điều trị ung thư gan tùy theo trường hợp cụ thể có thể áp dụng các phương pháp như:

* Phẫu thuật

Được chỉ định cho bệnh nhân phát hiện trong giai đoạn sớm, không có t.iền sử xơ gan. Có 3 loại phẫu thuật điều trị ung thư gan:
Cắt gan: Có tỷ lệ t.ử v.ong thấp và thời gian sống dài sau mổ đạt 50 – 60%. Các phẫu thuật có thể chọn là: phương pháp Lortat-Jacob (tách các mạch m.áu cuống gan và trên gan rồi cắt gan); phương pháp Tôn Thất Tùng (cắt gan bằng cầm m.áu và thắt đường mật trong nhu mô gan sau khi bóp nát nhu mô gan bằng ngón tay, trong khi cuống gan được cầm m.áu tạm thời); và phương pháp Bismuth là kết hợp ưu điểm của hai phương pháp trên.

Thắt động mạch gan: Được chỉ định cho các trường hợp không thể cắt gan. Bác sĩ phẫu thuật có thể thắt riêng động mạch gan hoặc thắt toàn bộ các mạch m.áu tới gan nhằm giảm lượng m.áu nuôi dưỡng khối ung thư gan khiến chúng b.ị h.oại t.ử. Tỷ lệ sống trên 6 tháng ở bệnh nhân sau thắt động mạch gan chỉ khoảng 28%.

Ghép gan: Đây là một đại phẫu, thường được lựa chọn điều trị các ca ung thư gan nguyên phát và có xơ gan mất bù. Phương pháp chỉ được áp dụng với các bệnh nhân có khối ung thư dưới 5cm và chưa xâm lấn mạch m.áu. Thời gian bệnh nhân sống thêm trên 4 năm và tỷ lệ không tái phát ung thư đạt 85- 92%.

* Hóa trị

Sử dụng các thuốc chống phân bào, chống chuyển hóa, như 5- Fluorouracil, Vincristin, Sorafenib…nhằm ức chế sự nhân lên, phát triển của các tế bào ung thư của gan.

* Xạ trị

Dùng tia phóng xạ để t.iêu d.iệt khối tế bào ung thư ga. Có thể xạ trị từ bên ngoài như chiếu tia Coban 60, hay xạ trị tại chỗ thường thực hiện kết hợp với phương pháp gây tắc mạch, cho kết quả tương đối khả quan.

* Miễn dịch

Liệu pháp miễn dịch hay sinh học, sử dụng các tế bào từ cơ thể hoặc trong phòng thí nghiệm để cải thiện, khôi phục chức năng hệ thống miễn dịch nhằm: Ngừng hoặc chậm sự phát triển của tế bào ung thư; Ngăn tế bào ung thư lan rộng, di căn, sang các cơ quan khác; và Cải thiện hệ thống miễn dịch giúp t.iêu d.iệt tế bào ung thư hiệu quả hơn.

Hiện nay, kháng thể đơn dòng, chất miễn dịch không đặc hiệu như interferon, interleukin, BCG, LH1; chất tác dụng miễn dịch pembrolizumab, và nivolumab…đã đưa vào điều trị.

* Các phương pháp khác

Tiêm hóa chất vào diệt khối u như tiêm cồn, acid axetic có tác dụng tốt với những khối u nhỏ. Liệu pháp điều trị lạnh (cryotherapy), vi sóng (microwave), sóng cao tần (radiofrequency), tia laser… Các phương pháp này có hiệu quả tốt đối với bệnh nhân có khối u dưới 3cm, khi không có khả năng phẫu thuật do vị trí khối u, có nhiều khối u hoặc bị xơ gan.

Gây tắc động mạch gan TACE (transarterial chemoembolization) hoặc TOCE (transcartheter oily chemoembolization). Không chữa trị tận gốc mà chỉ giúp kéo dài sự sống của bệnh nhân.

Có thể phòng tránh

Hiện nay, y văn cả thế giới đều công nhận hai nguyên nhân chính đưa đến ung thư gan là viêm gan siêu vi và xơ gan. Riêng ở nước ta, cần lưu ý thêm tình trạng nhiễm độc thực phẩm với xơ gan rượu, nhiễm chất độc aflatoxin trong đậu tương, lạc mốc…, nitrosamin trong dưa chua, acrylamide trong thịt nướng, rán cháy…

Từ những nguyên nhân này, các nhà y học đưa ra “công thức” 5 điểm để phòng ngừa ung thư gan sau đây :

1. Tiêm phòng đầy đủ vắc-xin viêm gan.

2. Ngăn ngừa lây nhiễm viêm gan siêu vi: tránh tiếp xúc nguồn lây, không ăn đũa chung, dùng chung kim tiêm, hôn hít…

3. Hạn chế hoặc bỏ bia, rượu, t.huốc l.á, đặc biệt với người đã có xơ gan, viêm gan virus.

4. Không dùng thuốc men bừa bãi. Hầu hết các thuốc đều chuyển hóa qua gan, lạm dụng thuốc có thể gây suy gan, nhất là những người có bệnh gan mạn tính, vì đây cũng là nguy cơ có thể gây ung thư gan.

5. Tránh ăn, tiếp xúc với các hóa chất độc hại làm tổn thương gan như nấm mốc chứa aflatoxin, dưa chua chứa nitrosamine, thịt rán cháy chứa nitrosamine….

Theo dantri

Giải đáp thắc mắc ‘ung thư gan có lây không’?

Dưới đây là đáp án đúng cho thắc mắc ung thư gan liệu có lây lan, có phải là bệnh ung thư phổ biến không.

Câu 1: Ung thư gan là bệnh ung thư phổ biến nhất?

A. Đúng. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2018 ước tính có 18,1 triệu ca mới, 9,6 triệu người c.hết do ung thư. Con số này vượt xa so với 14 triệu ca mới và 8,2 triệu người c.hết năm 2012. Tại Việt Nam, ước tính có hơn 164.000 ca ung thư mới (năm 2012 là 125.000 ca) và hơn 114.000 người t.hiệt m.ạng (năm 2012 là 94.000 ca). Đáng chú ý, ung thư gan vượt qua ung thư phổi trở thành bệnh ung thư phổ biến nhất.

Câu 2: Nguyên nhân gây ung thư gan là gì?

C. Virus. Ngoài viêm gan mạn tính do virus (viêm gan siêu vi B, C) thì những người có t.iền sử mắc bệnh tiểu đường, xơ gan, béo phì, người hay hút t.huốc l.á, sử dụng rượu bia, bị nhiễm các hóa chất độc hại… cũng thuộc nhóm nguy cơ bị ung thư gan.

3. Ung thư gan có lây lan hay không?

B. Không. Ung thư gan không phải là bệnh lây nhiễm, nhưng 90% bệnh là do viêm gan B chuyển biến thành, trong khi viêm gan B lại có tính lây nhiễm. Thông thường bệnh lây qua dịch cơ thể hoặc đường m.áu, khi tiếp xúc thân mật với người bệnh ung thư gan qua vết thương hở.

4. Triệu chứng ban đầu của bệnh ung thư gan là gì?

A. Sút cân, vàng mắt. (Theo bác sĩ Bùi Hữu Hoàng, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM giai đoạn đầu, dấu hiệu ung thư gan thường không rõ ràng, nên người bệnh dễ chủ quan, không đi khám bệnh hoặc không biết mình mắc bệnh. Khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng như: sút cân, vàng mắt, ăn uống kém, đau tức vùng dưới sườn phải, phù chân và bụng to… thì đã quá muộn, việc điều trị lúc này chỉ là nâng đỡ thể trạng và giảm đau.

5. Phòng ngừa ung thư gan thế nào?

B. Tiêm phòng viêm gan B, xây dựng lối sống lành mạnh. Cách tốt nhất để bạn phòng ngừa ung thư gan là xây dựng lối sống, ăn uống lành mạnh, tránh xa các chất kích thích, đồ uống có cồn và khám sức khỏe, tầm soát ung thư định kỳ.

Theo VTC

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *