Vì sao cuối năm nhiều dịch bệnh bùng phát?

Con em 2 t.uổi, vừa khỏi cúm A được 2 tuần lại bị viêm phổi do phế cầu. Xin hỏi vì sao cuối năm nhiều dịch bệnh lại bùng phát như vậy? Thời điểm nào là tốt nhất để tiêm vắc xin phòng bệnh? (Anh Chi, Hà Nội)

Tiêm đầy đủ vắc xin giúp t.rẻ e.m và người lớn phòng dịch bệnh cuối năm hiệu quả. ẢNH: MỘC THẢO

Hậu Covid-19, hàng loạt dịch bệnh mới nổi, tái nổi như cúm A trái mùa, tả, đậu mùa khỉ, Adenovirus, sốt xuất huyết,… đang đe dọa sức khỏe và tính mạng t.rẻ e.m và người lớn, đặc biệt những đối tượng có hệ miễn dịch suy yếu như trẻ nhỏ dưới 5 t.uổi, người lớn t.uổi, người có bệnh lý nền mạn tính, phụ nữ mang thai,…

Thời tiết vào đông sẽ lạnh hơn, virus, vi khuẩn tồn tại lâu hơn, nguy cơ lây nhiễm cao hơn mùa nóng, kết hợp với nhiều lễ hội đông người diễn ra vào cuối năm và tâm lý chủ quan của một số người dẫn đến xuất hiện khoảng trống miễn dịch, tạo điều kiện cho các mầm bệnh truyền nhiễm hình thành, lây lan và bùng phát thành các chùm dịch trong cộng đồng, gây nguy cơ dịch chồng dịch. Trong đó, các bệnh cần hết sức lưu ý là bệnh đường hô hấp như cúm, viêm phổi phế cầu, ho gà – bạch hầu – uốn ván,… các bệnh đường tiêu hóa như: Tả, thương hàn, tiêu chảy cấp,…

Vắc xin là thành tựu y học vĩ đại khi đã giúp thanh toán được rất nhiều dịch bệnh toàn cầu như bại liệt, đậu mùa, uốn ván sơ sinh,… Do đó, để kịp thời phòng bệnh, phòng nguy cơ bùng phát trận dịch lớn cuối năm, tất cả t.rẻ e.m và người lớn cần khẩn trương tiêm chủng phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm đã có vắc xin, nhằm ngăn ngừa hiệu quả, giảm nguy cơ đồng nhiễm hoặc bội nhiễm cùng lúc nhiều bệnh; tránh các triệu chứng dễ nhầm lẫn, giảm tỷ lệ bệnh nặng và t.ử v.ong.

BS.CKI Bạch Thị Chính
Giám đốc Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Dịch bệnh bệnh này còn nóng hơn cả Covid-19 ở Hà Nội

Trong khi Covid-19 đang hạ nhiệt thì tại Hà Nội nhiều dịch bệnh khác lại đang bùng phát mạnh, mỗi tuần ghi nhận hơn 1.000 ca.Trong tuần qua, Hà Nội ghi nhận 855 ca mắc Covid-19, giảm 23,1% so với tuần trước đó (1.112 ca mắc).

Như vậy, số ca mắc trung bình/ngày là 122 ca.

Trong tuần, Hà Nội có thêm 38 ổ dịch mới

Trong khi Covid-19 đang hạ nhiệt thì dịch sốt xuất huyết và Adenovirus lại đang bùng phát mạnh, với số bệnh nhân ghi nhận mỗi tuần vượt 1.000 ca.

Sốt xuất huyết tăng nhanh

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội, trong tuần qua, Thủ đô ghi nhận 1.420 ca mắc sốt xuất huyết. 30/30 quận, huyện, thị xã đều có ca bệnh.

Trong đó, bệnh nhân tập trung chủ yếu tại một số quận huyện như: Đan Phượng (251), Thanh Oai (142), Phú Xuyên (89), Nam Từ Liêm (79), Đống Đa (63).

Cộng dồn từ đầu mùa dịch 2022 đến nay, Hà Nội có 8.199 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 5 trường hợp t.ử v.ong. Số ca mắc tăng gấp 3,3 lần so với cùng kỳ năm 2021 (2.482 ca mắc, 0 t.ử v.ong).

Theo nhận định của CDC Hà Nội, dự báo số ca mắc sốt xuất huyết có thể tiếp tục gia tăng trong tháng 11 và 12 do đang trong cao điểm mùa dịch.


Dự báo số ca mắc Adenovirus có thể tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.

Để kiểm soát dịch, lực lượng chức năng tăng cường giám sát các chỉ số bọ gậy, muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết tại các khu vực xuất hiện ca bệnh, ổ dịch, các khu vực nguy cơ cao, từ đó triển khai các hoạt động đáp ứng phù hợp và kịp thời.

Dịch Adenovirus bùng phát mạnh ở nội thành

Theo số liệu của Bệnh viện Nhi TW, từ đầu năm đến 16/10, Hà Nội đã ghi nhận 3.938 bệnh nhân dương tính với Adenovirus.

Các bệnh nhân dương tính Adenovirus phân bố tại 30/30 quận, huyện, thị xã, đã có 3 trường hợp t.ử v.ong (Mỹ Đức (1), Phú Xuyên (1), Tây Hồ (1).

Một số quận huyện ghi nhận số ca mắc cao như: Hoàng Mai (356), Hà Đông (312), Đống Đa (302), Nam Từ Liêm (289), Thanh Xuân (262).

Hiện chưa có vaccine phòng ngừa Adenovirus, vì thế cách tốt nhất để kiểm soát bệnh lây lan là phát hiện sớm, cảnh giác với các yếu tố lâm sàng, yếu tố dịch tễ; tuân thủ các biện pháp dự phòng thường quy đồng thời tuân thủ tiêm chủng các vaccine phòng bệnh đang sẵn có.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *