10 bệnh về mắt thường gặp

Dị ứng, tật khúc xạ, đau mắt đỏ, viêm bờ mi, lẹo mắt, đục thủy tinh thể… là những bệnh nhãn khoa thường gặp trong đợt dịch Covid-19.

Bác sĩ Nguyễn Đức Huy, khoa Mắt, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, cho biết, khi giãn cách xã hội, người dân chủ yếu chỉ ở nhà, môi trường sống bí bách, không đảm bảo thông thoáng khiến sức khỏe giảm sút và gia tăng các bệnh lý nguy hiểm về mắt. Bên cạnh đó, việc ở nhà trong thời gian dài khiến chế độ sinh hoạt mất cân bằng và việc thường xuyên lạm dụng các thiết bị điện tử cũng gây hại cho đôi mắt. 10 bệnh nhãn khoa dễ mắc phải như:

Dị ứng mắt: Khi bị dị ứng, mắt sẽ trở nên đỏ, ngứa và gây khó chịu cho người bệnh. Đây là một trong những bệnh thường gặp nhất ở mọi lứa t.uổi, từ trẻ nhỏ đến người lớn.

Tật khúc xạ : Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra các vấn đề về thị giác, điển hình là cận thị, viễn thị, loạn thị, lão thị.

Đau mắt đỏ : Là bệnh lành tính song đau mắt đỏ có khả năng lây nhiễm cao từ người này sang người khác, qua đường hô hấp, dịch tiết hay dùng chung đồ vật… Bệnh dễ bùng phát thành dịch nếu không có biện pháp hạn chế lây lan.

Viêm bờ mi mắt: Bệnh này ít nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu cho người bệnh như ngứa, cộm xốn, cảm giác bỏng rát, khô mắt…

Chắp, lẹo mắt: Các biểu hiện bệnh là sưng nhẹ, ngứa và hơi đỏ mắt. Sau khoảng 3-4 ngày chỗ đau nổi lên một khối to cỡ hạt gạo. Nếu để mụn lẹo mưng mủ và vỡ, lâu ngày sẽ gây ứ phù màng tiếp hợp, nguy hiểm cho sức khỏe đôi mắt.

Đục thủy tinh thể: Là hiện tượng thủy tinh thể trong mắt bị mờ đục không còn trong suốt, gây giảm thị lực ở người bệnh. Bệnh với các biểu hiện ban đầu là nhìn mờ, lâu ngày có thể dẫn đến mù lòa.

Viêm loét giác mạc: Những vết thương cực nhỏ bởi sử dụng kính áp tròng, hành động dụi mắt có thể gây viêm loét giác mạc. Ngoài ra, việc dung nạp thiếu vitamin A cũng có thể dẫn đến viêm loét giác mạc, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây mù vĩnh viễn.

Viêm màng bồ đào: Là gây viêm bên trong mắt khiến mắt trở nên sưng đỏ. Bệnh có thể lây lan, phá hủy mắt rất nhanh và thậm chí gây mù nếu không được điều trị sớm và kịp thời.

Thoái hóa điểm vàng: Bệnh tuy không gây mù lòa hoàn toàn nhưng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng đọc, lái xe, nhận dạng màu sắc. Bệnh thường chỉ được phát hiện khi đã có tiến triển nặng, do bệnh không có triệu chứng vì thế rất khó để phát hiện bệnh.

Tăng nhãn áp: Bệnh thường gặp ở những người trên 40 t.uổi. Bệnh tăng nhãn áp có thể xảy ra đột ngột mà không có triệu chứng. Để kiểm soát và phát hiện kịp thời bệnh, bạn cần khám mắt định kỳ.

Để chăm sóc đôi mắt tại nhà đúng cách, bác sĩ Huy khuyến cáo người dân bổ sung các vitamin A, C, E và khoáng chất cần thiết như axit béo omega-3; lutein; kẽm. Khi ra đường và làm việc với máy tính nên đeo kính râm, kính chống ánh sáng xanh, nhằm hạn chế sự tác động của tia UV tới mắt. Bên cạnh đó, người bị cận, viễn, loạn thị cần đeo khính với số độ phù hợp. Khi bị bụi hay dị vật bay vào mắt, bạn tránh dụi mắt, để không làm xước giác mạc, và hãy dùng nước nhỏ mắt để dị vật chảy ra. Dưa leo có thể dùng để đắp mắt, giúp thư giãn và giải tỏa stress, đồng thời cải thiện vùng bọng mắt.

Mỗi người nên thực hiện khám mắt định kỳ 3-6 tháng/lần, nhất là t.rẻ e.m có bệnh lý khúc xạ, người trên 60 t.uổi, hoặc khi mắt có biểu hiện bất thường. Khi gặp các vấn đề về mắt cần thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời.

Đặc biệt, để bảo vệ mắt trẻ khi học online, bác sĩ đưa ra 7 lưu ý cho phụ huynh. Gồm chủ động điều chỉnh độ sáng màn hình và độ phân giải của điện thoại, máy tính sao cho phù hợp với ánh sáng phòng; Đảm bảo đầy đủ ánh sáng trong phòng học của trẻ, giống như việc đọc sách thông thường và nên ưu tiên sử dụng ánh sáng mặt trời; Tránh để ánh sáng mạnh đối diện với màn hình dễ gây loá mắt trẻ; Tránh cho trẻ ngồi sấp bóng, tức là ánh sáng chiếu đến từ phía sau lưng, làm giảm hiệu quả chiếu sáng tổng thể của căn phòng; Nên để điện thoại ngang tầm mắt, cách 40-50 cm khi trẻ ngồi thẳng lưng, thoải mái; Nhắc nhở trẻ chớp mắt hoặc nhắm mắt nghỉ ngơi, trẻ có thể rời khỏi bàn học, đứng lên thư giãn trong thời gian giải lao; Có thể sử dụng nước mắt nhân tạo cho trẻ dưới sự hướng dẫn của bác sĩ nhãn khoa.

Mắt mờ đột ngột, coi chừng mất thị lực vĩnh viễn

Khi mắt bị mờ đột ngột, bạn có thể nghĩ đến các nguyên nhân từ các bệnh lý của mắt hoặc do làm việc căng thẳng, quá sức trong một thời gian dài. Khi mắt bị mờ đột ngột cần theo dõi để phát hiện bệnh kịp thời nếu có.

Mắt mờ đột ngột có nguy hiểm?

Quy luật của lão hóa chính là mắt mờ dần sau nhiều năm, nhiều tháng khi t.uổi tác ngày càng cao. Việc đọc sách báo cũng trở nên khó khăn và đôi khi, người ở độ t.uổi cao cần phải căng mắt mới có thể làm những công việc sinh hoạt thường ngày như xem phim, đọc báo, lái xe…

Mắt bị mờ theo quy luật lão hóa sẽ dễ dàng khắc phục bằng nhiều cách. Tuy nhiên, mắt bị mờ đột ngột nhưng việc dùng kính và thuốc nhỏ mắt nhưng tầm nhìn vẫn không được cải thiện, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm cần được phát hiện và điều trị kịp thời để tránh bị mất thị lực vĩnh viễn – biến chứng xấu nhất có thể xảy ra dù trong thời gian rất ngắn.

Nguyên nhân mắt mờ đột ngột

Mắt bỗng nhiên bị mờ nếu không phải do quá trình lão hóa, chắc chắn sẽ là một số nguyên nhân về bệnh về mắt. Các nguyên nhân phổ biến gồm: các tật khúc xạ như cận thị, viễn thị hoặc loạn thị; mòn giác mạc; thoái hóa điểm vàng liên quan đến t.uổi; đục thủy tinh thể; đục giác mạc (sẹo giác mạc); viêm võng mạc; chứng đau nửa đầu; viêm dây thần kinh thị giác; bệnh võng mạc, chẳng hạn như bệnh võng mạc tiểu đường; đột quỵ; chấn thương hoặc tổn thương mắt.

Những người mắc bệnh tiểu đường cũng có thể bị mờ mắt nếu lượng đường trong m.áu dao động đáng kể.

Đục thủy tinh thể – một nguyên nhân gây mờ mắt.

Những phương pháp điều trị

Nếu tình trạng mờ mắt là kết quả của việc giảm lượng đường trong m.áu, phương pháp điều trị bao gồm dùng các thực phẩm cung cấp tạm thời đường, như nước trái cây và kẹo. Bệnh nhân cũng có thể uống viên glucose để làm tăng lượng đường trong m.áu một cách nhanh chóng.

Các phương pháp điều trị mắt mờ khác có thể phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra các triệu chứng bao gồm thuốc nhỏ mắt, phẫu thuật laser hoặc thuốc để kiểm soát các tình trạng sức khỏe cơ bản.

Khi nào cần đi khám?

Cần đi khám chuyên khoa ngay khi đột ngột xuất hiện mờ mắt và bất kỳ triệu chứng nào dưới đây: đau nhức mắt kèm theo đau đầu, buồn nôn, nôn khi đó nghĩ ngay tới bệnh glocom (thiên đầu thống); đột ngột mất thị lực khi đó nghĩ ngay tới bệnh tắc động mạch trung tâm võng mạc (cấp cứu tốt nhất trong 1-2 giờ đầu); chấn thương mắt nói chung cần được hỗ trợ y tế càng sớm càng tốt

Lời khuyên bác sĩ

Các nguyên nhân dẫn tới mờ mắt có khá nhiều và không phải lúc nào cũng có thể phòng tránh được, tuy nhiên nếu chú ý chăm sóc sức khỏe bản thân cũng như sức khỏe đôi mắt vẫn có thể phòng tránh được đó là: luôn đeo kính với khả năng bảo vệ đôi mắt trước tia cực tím khi đi ra ngoài trời nắng; thực hành chế độ ăn cân bằng, lành mạnh, giàu dưỡng chất và tốt cho mắt.

Lutein, một chất chống oxy hóa có nhiều trong các loại rau có lá xanh đậm, như rau chân vịt hay cải xoăn (kale). Các thực phẩm giàu acid béo omega-3 bao gồm cá ngừ vây dài (albacore tuna), cá hồi vân (trout) và cá bơn (halibut).

Vitamin A có nhiều trong cà rốt, khoai lang và gan động vật; không hút t.huốc l.á; khám mắt định kỳ, nhất là khi t.iền sử gia đình có người mắc bệnh lý về mắt; rửa tay đúng cách trước khi chạm lên mắt để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm khuẩn; đeo kính bảo hộ khi thực hiện các công việc có nguy cơ xảy ra tổn thương tới mắt.

Nếu mắt xuất hiện bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng bất thường nào, hãy đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt để nhanh chóng xác định nguyên nhân và có những can thiệp điều trị kịp thời.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *