Bụi mịn gây nguy hiểm thế nào? Ô nhiễm không khí có phải nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh ung thư? Đó là những băn khoăn của nhiều người khi chỉ số AQI ở Hà Nội, TP.HCM ở mức cao.
Ô nhiễm không khí là gì?
Thạc sĩ Trịnh Vạn Ngữ, Viện Khoa học Y sinh Soon Chun Hyang (SoonChunHyang Institute of Medi-Bio Science), Đại học Soon Chun Hyang, Hàn Quốc, cho biết ô nhiễm không khí là sự phân tán các loại hạt, phân tử hay chất có hại vào bầu khí quyển. Các thành phần này tùy thuộc vào nguồn ô nhiễm ở khu vực đó, thời gian trong năm và thời tiết.
Nguồn ô nhiễm không khí có thể do con người tạo ra, như khói từ phương tiện giao thông, quá trình sản xuất công nghiệp,… Tuy nhiên, một số nguồn gây ô nhiễm từ tự nhiên như bụi sa mạc, cháy rừng, hoạt động của núi lửa.
Bụi mịn nguy hiểm như thế nào?
Loại bụi có đường kính 10 m gọi là PM10 là bụi mịn. Nguy hiểm nhất là loại bụi siêu mịn PM2.5. Ở các đô thị lớn như TP.HCM, các loại bụi này hầu hết sinh ra từ khí thải giao thông ( xe buýt, xe máy, ôtô). Khi nồng độ bụi mịn ngoài trời tăng lên, không khí sẽ có vẻ mờ đi và tầm nhìn bị giảm. Tình trạng này tương tự thời điểm độ ẩm cao hoặc sương mù.
Hiện tượng mù khô ở TP.HCM khiến người đi đường có cảm giác cay mắt Ảnh: Hải An.
Tiến sĩ Đỗ Mạnh Cường, Phó trưởng phòng Sức khỏe Môi trường Cộng đồng, Cục Quản lý Môi trường Y tế, Bộ Y tế, cho biết không khí ô nhiễm có nhiều hạt bụi nhỏ, hạt càng nhỏ sẽ càng vào sâu. Những hạt bụi có kích thước nhỏ, đặc biệt PM2.5 có thể đi thẳng vào mô, phế nang phổi, đường hô hấp trên, gây nên bệnh hô hấp. Về lâu dài, chúng có thể dẫn đến các bệnh tim mạch, đột quỵ, viêm phổi, viêm phế quản mạn tính.
Theo TS Vũ Xuân Đán, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, bụi mịn có thể ảnh hưởng đến cấu trúc của DNA do các quá trình như mất cân bằng oxy hóa làm các tế bào khỏe mạnh bị hủy hoại hoặc hưởng đến sự chuyển hóa chất hữu cơ của DNA.
Sự ảnh hưởng trực tiếp của các hóa chất trong bụi đến cấu trúc DNA. Các kim loại chuyển tiếp trong thành phần bụi như Cr, Cd, Ni, As và chất aldehyde có thể gây cản trở cơ chế sửa lỗi của DNA gây bệnh ung thư ở phổi.
Nguyên nhân khiến bụi mịn PM2.5 tăng cao?
Theo lý giải của Tổng Cục Môi trường, lượng bụi mịn PM 2.5 tăng đột biến trong vài ngày qua là do các hiện tượng khí tượng bất thường. Thời điểm nồng độ bụi PM 2.5 lên cao có thể do thời gian này tương đối lặng gió, làm hạn chế việc luân chuyển chất ô nhiễm lên tầng cao.
Nhiều nghiên cứu tại Hà Nội đã chỉ ra hiện tượng nghịch nhiệt là một trong các nguyên nhân chính làm cho nồng độ các chất ô nhiễm (đặc biệt là bụi PM 2.5) tăng đột biến. Nghịch nhiệt là một hiện tượng của khí quyển, xảy ra khi nhiệt độ của lớp khí quyển trên cao lớn hơn nhiệt độ của lớp khí quyển phía dưới.
Bên cạnh đó, hoạt động đốt rơm rạ trong mùa thu hoạch ở khu vực ngoại thành cũng góp phần làm gia tăng nồng độ bụi PM2.5 trong không khí.
Ngoài ra, đây là thời điểm có lượng mưa thấp nhất (so sánh với tháng 9 của các năm từ 1993). Điều đó cũng được cho là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng nồng độ bụi trong không khí của Hà Nội cao đột biến trong thời gian này.
Vì sao có sự chênh lệch chỉ số AQI giữa các nguồn?
Để kiểm tra chỉ số chất lượng không khí (AQI), người dân thường truy cập vào các trang như moitruongthudo.vn, airvisual.com, pamair.org,… Chúng ta có thể nhận thấy chỉ số AQI tại Hà Nội luôn ở mức cao nhưng ở mỗi trang này có sự chênh lệch.
Giải thích về vấn đề này, GS.TS Phạm Ngọc Hồ, Viện trưởng Viện Tự động hóa và Môi trường, cho biết sở dĩ chỉ số có sự khác nhau do cách tính khi công bố không giống nhau. Đặc, biệt tiêu chuẩn của nước ngoài khác Việt Nam.
Chỉ số ô nhiễm AQI chênh đến hàng chục đơn vị trong 1 thời điểm tại 2 website quan trắc không khí Air Visual và Pam Air. Ảnh chụp màn hình.
Theo các nhà khoa học, chỉ số khác nhau nhưng đều ở mức ô nhiễm cần cảnh báo. Cách tính của Việt Nam là dựa vào kết quả đo tại các trạm quan trắc và trung bình trên 24 giờ. Cách tính của Mỹ trên Air Visual hay một số trang khác là theo giờ nên có sự chênh lệch về chỉ số.
Vì sao chỉ số AQI cao vào sáng sớm?
Theo khuyến cáo của Bộ Tài nguyên Môi trường, chỉ số bụi PM2.5 tăng cao do đây là thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi, khối không khí lạnh khuếch tán xuống nước ta, tạo nên dãy hội tụ nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh gây hiện tượng nghịch nhiệt làm gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí.
Đặc biệt, sáng sớm là khoảng thời gian gió lặng nên khả năng phát tán chất ô nhiễm thấp. Khi có ánh sáng mặt trời đốt nóng lớp không khí gần mặt đất, không còn hiện tượng nghịch nhiệt, bụi PM2.5 được phát tán, chất lượng không khí được cải thiện hơn.
Đối tượng nào chịu ảnh hưởng nặng nhất?
Theo BSCKII Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), t.rẻ e.m là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nhất.
Trong điều kiện không khí ô nhiễm ở mức độ nguy hiểm, trẻ nhỏ hít phải các chất độc này dễ mắc bệnh hô hấp. Hơn thế, khí độc và bụi mịn có thể khiến các cơ quan trong cơ thể trẻ tổn thương như ngộ độc gan, thận, hệ thần kinh. Ở thể nặng, điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí não, quá trình dậy thì ở trẻ.
BSCKI Nguyễn Cát Phương Vũ, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, cũng thông tin những ngày gần đây, số ca khám vì bệnh lý hô hấp cũng tăng đáng kể. Nhiều bệnh nhi đến khám trong tình trạng nặng, các bác sĩ phải xử trí cơn hen suyễn cấp, thậm chí cấp cứu, chỉ định nhập viện điều trị.
Bác sĩ Tiến khuyến cáo cha mẹ nên hạn chế đưa trẻ ra ngoài, nhất là vào buổi trưa, chiều. Vào thời gian này, sự hoạt động dày đặc của các phương tiện giao thông cộng cùng với nhiệt độ cao có thể khuấy động bụi, chất độc trong không khí. Điều đó khiến trẻ rất dễ hít phải khói bụi độc hại và làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Những bệnh ung thư nào có liên quan đến ô nhiễm môi trường?
Nhiều nghiên cứu cho thấy ô nhiễm không khí là một trong các nguyên nhân gây ung thư. Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) cho thấy trong năm 2010 trên toàn thế giới có khoảng 223.000 ca t.ử v.ong vì bệnh ung thư phổi do ô nhiễm không khí gây ra.
Một nghiên cứu của Đại học Birmingham và Đại học Hong Kong từ năm 1998 đến 2011 thấy rằng cứ tăng mỗi 10 microgam trên mét khối (g /m3) phơi nhiễm với PM2.5, nguy cơ t.ử v.ong do ung thư tăng 22%, trong đó:
– 42% nguy cơ t.ử v.ong do ung thư ở đường tiêu hóa
– 35% nguy cơ t.ử v.ong do ung thư gan, ống mật, túi mật và ung thư tuyến tụy
– 80% nguy cơ t.ử v.ong do ung thư vú (ở phụ nữ)
– 36% nguy cơ t.ử v.ong vì ung thư phổi (ở nam giới)
Người mắc bệnh gì không nên ra ngoài khi chỉ số AQI cao?
PGS.TS.BS Vũ Văn Giáp, Tổng thư ký Hội Hô hấp Việt Nam, Phó giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai, cảnh báo ô nhiễm không khí được coi là kẻ g.iết n.gười thầm lặng. Trong đó, những người dễ bị ảnh hưởng bởi tình trạng này là người già, phụ nữ có thai, t.rẻ e.m và người có bệnh lý về hô hấp, tim mạch…
Chất lượng không khí kém, khói bụi trong môi trường nhiều, người ảnh hưởng đầu tiên và rõ rệt nhất là những bệnh nhân có sẵn bệnh lý về hô hấp. Người bệnh sẽ thấy khó thở, ho nhiều hơn, kèm theo tức nặng ngực và các dấu hiệu của đợt cấp sẽ xuất hiện.
Các nghiên cứu cho thấy ở những thời điểm thời tiết khắc nghiệt hoặc có ô nhiễm không khí cao, tần suất bệnh nhân nhâp viện do các căn nguyên về hô hấp và tim mạch sẽ gia tăng.
“Chúng tôi khuyến cáo những người đã mắc bệnh về hô hấp không nên ra ngoài khi không có việc cần thiết trong những thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng”, PGS Giáp nói.
Bệnh nhân hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần phải tuân thủ và duy trì thuốc hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ. Khi có các dấu hiệu hoặc triệu chứng khó chịu, khó thở cần phải tăng liều thuốc giãn phế quản theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu bệnh nhân vẫn khó thở – không thể tự kiểm soát được, cần liên lạc với bác sĩ điều trị, bác sĩ gia đình hoặc cơ sở y tế để được hỗ trợ, hướng dẫn các giải pháp khắc phục, phòng ngừa và cấp cứu cơn khó thở, tránh nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.
Chọn khẩu trang như thế nào để tránh bụi mịn?
Người lớn và cả t.rẻ e.m nên khẩu trang phù hợp khi đi lại, làm việc ở vùng ô nhiễm. Khẩu trang nên có từ 4-5 lớp lọc gồm lớp lọc thô, lớp kháng khuẩn, lớp than hoạt tính, có hình dáng phù hợp đảm bảo độ kín.
Khẩu trang nên có từ 4-5 lớp lọc gồm lớp lọc thô, lớp kháng khuẩn, lớp than hoạt tính,… và hình dáng phù hợp đảm bảo độ kín. Ảnh: Vogmask.
Loại thông thường như khẩu trang vải hoặc y tế không thể lọc được bụi có kích thước nhỏ. Trong khi đó, khẩu trang y tế chỉ hạn chế 30-40% lượng bụi. Để ngăn được những loại bụi có kích thước siêu nhỏ như PM2.5, chúng ta cần sử dụng loại khẩu trang chuyên dụng.
Người dân có thể trang bị khẩu trang N95 hoặc N99 khi lưu thông trên đường. Đây là loại khẩu trang đáp ứng khả năng lọc bụi, vi khuẩn tốt. Ngoài ra, bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho biết một mẹo đơn giản theo nghiên cứu của Đại học Thammasat (Thái Lan) để giúp người dân chống bụi là lót một lớp khăn giấy bên trong khẩu trang y tế hoặc đeo lồng hai khẩu trang.
Cách chọn mua máy lọc không khí để bảo vệ sức khỏe?
PGS.TS Trương Vĩnh, Trưởng bộ môn Công nghệ hóa học, Đại học Nông Lâm TP.HCM, cho biết người dân nếu mua máy lọc không khí cần căn cứ vào cơ chế hoạt động, phân loại, diện tích căn phòng để chọn mua thiết bị phù hợp.
Các loại máy đơn giản, chỉ sử dụng một lõi lọc, chỉ có khả năng lọc bụi mịn, giúp không khí sạch hơn. Các loại sử dụng nhiều lõi lọc, có thể giảm được bớt mùi, giảm vi khuẩn trong không khí. Bên cạnh đó, một số loại máy lọc cao cấp hơn còn được trang bị bộ phận tạo ion để tăng tác dụng khử mùi, làm sạch không khí.
Tuy nhiên, chuyên gia này cho rằng máy lọc bụi chỉ có tác dụng tốt trong điều kiện phòng kín. Người dân không nên tin tuyệt đối vào lời quảng cáo, thổi phồng của cửa hàng, nhất là các sản phẩm bán trên mạng.
“Nếu cấu trúc căn nhà xây dựng theo kiểu mở, không khí bên ngoài xâm nhập dễ dàng vào trong nhà, thiết bị này không thể có tác dụng lọc bụi hiệu quả được. Hơn thế, với các loại khí độc hại như SO2, NO2, NO… thì máy lọc bụi vẫn không thể lọc hoàn toàn được”, PGS Vĩnh nói.
Theo Zing
Bụi mịn không khí TP HCM gây viêm nhiễm hô hấp
Bụi mịn PM2.5 ở TP HCM cao hơn 4 lần quy chuẩn quốc gia, tác hại đến đường hô hấp, hệ thống mạch m.áu toàn cơ thể.
Theo AirVisual, những ngày qua chỉ số chất lượng không khí (AQI) tại TP HCM ở mức ô nhiễm nặng (màu đỏ, cam) – là mức thuộc nhóm có hại cho sức khỏe của người dân. Chỉ số bụi mịn PM2.5 dao động ở mức trên 100 g/m, cao hơn gấp 4 lần quy chuẩn quốc gia (25 g/m3) và gần 11 lần trung bình năm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Bụi mịn hay bụi PM2.5 là những hạt bụi li ti trong không khí, khi nồng độ tăng lên, không khí sẽ mờ đi và tầm nhìn bị giảm trông giống như sương mù.
Mù bao phủ trung tâm TP HCM nhìn từ cầu Thủ Thiêm sáng 22/9. Ảnh: Thành Nguyễn.
Tiến sĩ Lê Trần Quang Minh, Phó Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM, cho biết tỷ lệ bụi mịn PM 2.5 tăng gấp hơn bốn lần mức độ cho phép gây nhiều tác hại đến đường hô hấp nói chung, bệnh lý tai mũi họng nói riêng.
Theo bác sĩ Minh, trong hệ hô hấp mũi là cơ quan đầu tiên tiếp xúc với môi trường ngoài nên dễ viêm nhiễm khi thay đổi về thời tiết hay ô nhiễm không khí. Đường hô hấp trên bị ảnh hưởng gây các triệu chứng nghẹt sổ mũi viêm xoang nhức đầu và làm tăng tình trạng dị ứng.
Bệnh lý mũi xoang sẽ gây ảnh hưởng đến các bệnh lý liên quan ở vùng họng và tai. Ô nhiễm không khí sẽ gây viêm họng đau rát, xuất tiết ở họng và lan đến vùng thanh quản phía dưới. Viêm mũi xoang cũng làm tắc nghẽn vòi nhĩ, dẫn tới bệnh lý tai gia tăng. Trường hợp bệnh lý tai mũi họng ảnh hưởng nặng sẽ gây bệnh đến vùng phế quản phổi.
“Ô nhiễm không khí không chỉ ảnh hưởng đến cửa ngõ của hệ hô hấp là vùng tai mũi họng mà còn ảnh hưởng đến các cơ quan trong toàn cơ thể như phổi và hệ thống mạch máu”, bác sĩ Minh nói.
Giáo sư Phạm Ngọc Đăng, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam cảnh báo, bụi mịn PM2.5 có thể xâm nhập sâu vào phổi, gây nên tình trạng khó thở, đặc biệt nguy hiểm với những người mắc bệnh phổi, hen phế quản, n.hiễm t.rùng đường hô hấp.
Tiếp xúc với các hạt mịn có thể gây các ảnh hưởng sức khỏe ngắn hạn như mắt, mũi, họng và phổi. Tiếp xúc lâu dài gây gia tăng viêm phế quản mãn tính, giảm chức năng phổi, tăng tỷ lệ t.ử v.ong do ung thư phổi và bệnh tim, thúc đẩy bệnh xơ gan, làm tăng nguy cơ mắc bệnh chuyển hóa và rối loạn chức năng gan, bệnh tiểu đường, ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh…
Cảnh báo mức độ ô nhiễm không khí tại TP HCM trên trang AirVisual ngày 22/9.
Bác sĩ khuyến cáo để phòng ngừa và giảm tác động của ô nhiễm không khí, cần chú ý ăn uống sạch, vệ sinh mũi hàng ngày làm giảm tác nhân gây bệnh và có hại từ không khí. Cần sử dụng các loại khẩu trang khi đi đường hoặc khi tiếp xúc với môi trường nhiều bụi bẩn, khói bụi.
Hạn chế lưu thông vào những lúc đường đông, tránh khu vực thường bị ô nhiễm như khu công nghiệp, đường cao tốc. Lựa chọn sống nơi thoáng nhất có thể, nhiều cây xanh càng tốt. Tập luyện thể dục, thể thao nâng cao sức khỏe, cải thiện sức đề kháng. Hạn chế đeo kính áp tròng bởi các hạt bụi có thể kẹt giữa con ngươi và mắt kính, từ đó làm hỏng giác mạc. Nên rửa tay khi về nhà, uống đủ nước.
T.rẻ e.m có sức đề kháng yếu, hệ thống tại mũi họng dễ mẫn cảm và dị ứng, nên cho trẻ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, uống nhiều nước, tránh tiếp xúc môi trường bụi bẩn khói thuốc. Khi thời tiết thay đổi và ô nhiễm nên giữ ấm cho trẻ, tăng cường sức đề kháng, tạo thói quen vệ sinh mũi họng hàng ngày.
Ngày 22/9, TP HCM xuất hiện lớp mù đặc quánh khiến tầm nhìn hạn chế, các tòa nhà như bị biến mất sau lớp màu trắng đục. Theo thạc sĩ Lê Đình Quyết, Phó phòng dự báo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, hiện tượng này là mù chứ không phải sương mù, xuất hiện từ hôm 20/9. Nguyên nhân là dải hội tụ nhiệt đới hình thành, phát triển gây mưa nhiều, nhiệt độ ban ngày thấp, nên độ ẩm không khí cao tạo thành lớp mù. Đây cũng là biểu hiện của không khí bị ô nhiễm, hàm lượng bụi trong không khí cao.
Lê Phương
Theo VNE