Khi mắc phải những triệu chứng này, bạn cần chú ý chăm sóc sức khỏe bởi cơ thể đang phát ra tín hiệu cảnh báo.
1. Đặc biệt nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn
Khi phải chịu áp lực trong thời gian dài, thần kinh căng thẳng cao độ, hoặc não bộ thường xuyên ở trong trạng thái phải cảnh giác, chúng ta rất nhạy cảm với những thứ xung quanh, chỉ cần có sự thay đổi về ánh sáng và âm thanh, tín hiệu “báo động” của não sẽ được phát ra.
Lời khuyên: Hãy dành nửa giờ mỗi ngày để thả lỏng bản thân. Vào cuối tuần và ngày lễ, có thể rủ bạn bè đi ra ngoài dạo ngoại ô, tránh xa ồn ào, xả stress.
2. Khó thở
Làm việc với cường độ cao trong thời gian dài khiến cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng, gây đau nhức các cơ, cột sống cổ và các bộ phận khác, đồng thời nhu cầu oxy của cơ thể cũng tăng cao dẫn đến khó thở.
Lời khuyên: Các bài tập thở sâu mỗi ngày có thể làm giảm căng thẳng và tăng hàm lượng oxy trong cơ thể.
Căng thẳng do làm việc quá tải có thể gây ra nhiều hệ lụy đối với sức khỏe (Ảnh minh họa).
3. Thích nói chuyện một mình
Làm việc với cường độ cao trong thời gian dài khiến con người trở nên lo lắng, sợ hãi, mệt mỏi, đồng thời để tâm đến suy nghĩ, ý kiến của người khác vì sợ rằng lời nói và việc làm của mình sẽ gây ra những rắc rối không đáng có. Lúc này, chúng ta có xu hướng tìm kiếm cảm giác an toàn trong tiềm thức, đồng thời biểu hiện ở nam và nữ là khác nhau.
Nam giới thường thích ở một mình, tự giải tỏa căng thẳng. Trong khi đó, nữ giới có xu hướng bộc lộ cảm xúc ra ngoài, hay cằn nhằn, thậm chí còn lầm bầm nói chuyện với chính mình.
Lời khuyên: Hãy tắt điện thoại di động và máy tính, tránh xa những tác động bên ngoài, điều chỉnh lại các yêu cầu của bản thân một cách hợp lý, điều này sẽ giúp bạn tĩnh tâm, giảm bớt căng thẳng.
4. Thích ăn đồ ngọt
Khi căng thẳng, cơ thể sẽ tiêu hao nhiều năng lượng, khiến cảm giác khát năng lượng tăng lên, làm bạn sẽ trở nên thích đồ ngọt. Ngoài ra, sự vui vẻ, hưng phấn khi ăn đồ ngọt cũng có thể loại bỏ tâm trạng lo lắng ở một mức độ nào đó.
Lời khuyên: Khi muốn ăn đồ ngọt, bạn có thể ăn một số đồ ăn nhẹ lành mạnh như trái cây và các loại hạt để thỏa mãn cơn thèm ăn của mình.
5. Không đủ sức làm cả những công việc thông thường
Khi bị áp lực, khả năng quản lý và phân tích thông tin của con người bị ảnh hưởng. Lúc này, một công việc tưởng chừng như bình thường cũng có thể khiến chúng ta cảm thấy bất lực. Sự căng thẳng làm giảm khả năng tập trung và tốc độ phản ứng của con người, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.
Lời khuyên: Nếu gặp phải những công việc “khó nhằn”, bạn có thể thực hiện từng bước, hạ thấp yêu cầu, giải quyết những việc thông thường hàng ngày trước. Nếu tình trạng này kéo dài, tốt nhất nên cân nhắc nghỉ ngơi để có sự điều chỉnh kịp thời.
Bạn nên cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe tốt (Ảnh minh họa)
6. Mất ngủ, ban ngày cũng buồn ngủ
Sự căng thẳng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ, dẫn đến mất ngủ hoặc ngủ không sâu, từ đó gây ra tình trạng ban ngày cũng buồn ngủ.
Ngoài ra, khi bước vào t.uổi trung niên, thời gian ngủ của con người cũng giảm đi, ngủ không sâu giấc, chất lượng giấc ngủ giảm dần. Khi t.uổi già tới, các chức năng khác nhau của cơ thể dần suy yếu, khiến con người có yêu cầu cao hơn về môi trường ngủ, dễ bị tác động bởi yếu tố bên ngoài, vì thế chất lượng giấc ngủ suy giảm.
Lời khuyên: Nếu gặp vấn đề về giấc ngủ do căng thẳng, người trẻ t.uổi có thể tự điều chỉnh bằng cách hít thở sâu trước khi đi ngủ, thiền, tắt các thiết bị điện tử như điện thoại di động và máy tính, tăng cường tập thể dục, chú ý đến chế độ ăn uống, cố gắng không ăn trước khi đi ngủ…
Người cao t.uổi nên điều trị chứng mất ngủ với tâm thế bình tĩnh, đừng quá lo lắng khi không ngủ được, ngoài ra vận động vừa phải hàng ngày cũng có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.
7. Răng dài hơn
Răng của mọi người bắt đầu đổi màu và mỏng men răng vào khoảng t.uổi 30. Ở t.uổi 40, nướu dần co lại, chân răng dần lộ ra ngoài, chiều dài của răng đôi khi tăng khoảng 6 mm. Ngoài ra, đau nhức răng khi ăn đồ cay, răng giòn, nứt, nướu sưng đỏ, kèm theo c.hảy m.áu, răng lung lay… đều là những biểu hiện của sự lão hóa.
Lời khuyên: Đ.ánh răng kỹ lưỡng và dùng chỉ nha khoa có thể giúp ngăn ngừa tình trạng tụt nướu và duy trì hàm răng chắc khỏe. Răng miệng không chỉ liên quan đến hệ tiêu hóa, mà nếu tình trạng răng miệng kém thì khả năng gây ra các bệnh tim mạch, cao huyết áp cũng tăng cao.
8. Đi tiểu thường xuyên
Khi căng thẳng, nhiều người thường muốn đi vệ sinh. Tuy nhiên, nếu thường xuyên thức dậy vào ban đêm và không thể nhịn tiểu thì cần phải chú ý, vì tình trạng này không chỉ do căng thẳng mà còn có thể là “tín hiệu” mà cơ thể phát ra khi bị lão hóa.
Lời khuyên: Để ngăn ngừa lão hóa bàng quang, cần tập thói quen không nhịn tiểu, không uống nước vào 2 giờ trước khi đi ngủ, đồng thời không uống quá nhiều cà phê, trà và các đồ uống khác 4 giờ trước khi đi ngủ.
Run tay là một trong những triệu chứng cảnh báo sức khỏe không ổn (Ảnh minh họa)
9. Chứng run tay
Chứng run tay thường xuyên được y học gọi là “run bản chất”, có thể xảy ra ở những người trên 65 t.uổi. Hầu hết mọi người đều từng có các triệu chứng run tay nhẹ và không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu nó ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày thì nên điều trị.
Lời khuyên: Đôi khi, run tay có thể là tín hiệu của hội chứng Parkinson, cường giáp, đột quỵ và các bệnh khác, vì vậy tốt nhất nên đi khám kịp thời để xác định nguyên nhân.
10. Giọng nói thay đổi
Ở nam giới khoảng 70 t.uổi, sụn dây thanh bắt đầu mỏng đi, tính ổn định của dây thanh suy giảm, tần suất phát ra âm thanh cao hơn, giọng nói có thể trở nên sắc hơn. Ở phụ nữ sau mãn kinh, do thiếu hụt nội tiết tố estrogen, dây thanh quản có xu hướng sưng lên khiến giọng nói bị thấp trầm.
Lời khuyên: Tránh để họng phải hoạt động quá nhiều, ăn ít đồ cay, uống nhiều nước để không làm tổn thương dây thanh.
Tái nhiễm Covid-19 nhiều lần có ảnh hưởng hệ miễn dịch?
Hiện nay phần lớn số ca tái nhiễm Covid-19 đều có triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên, khi tái nhiễm Covid-19 nhiều lần, hệ miễn dịch người bệnh có bị suy giảm không?
Tải lượng virus quyết định nặng nhẹ
PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế công cộng, Trường đại học Y Dược TP.HCM, cho biết ở lần nhiễm Covid-19 sau nếu bạn tiếp xúc gần với F0, không đeo khẩu, tải lượng virus nhiều thì nguy cơ bị bệnh nặng vẫn cao.
Theo ông Dũng, việc tái nhiễm nhiều lần không làm suy yếu hệ miễn dịch nhưng gây nặng nề hơn các di chứng hậu Covid-19 . Bởi trong quá trình nhiễm Covid-19, virus gây tổn thương tế bào, hệ miễn dịch sẽ tấn công cơ quan bị nhiễm nhưng đôi khi nhận diện nhầm gây viêm toàn thân, tăng đông, kích hoạt kháng thể… dẫn đến các di chứng hậu Covid-19.
Tiếp xúc gần với F0, không đeo khẩu, tải lượng virus nhiều thì nguy cơ bị bệnh nặng vẫn cao. Ảnh SHUTTERSTOCK
“Khi virus tấn công vào cơ thể người sẽ gắn với thụ thể ACE2 để xâm nhập vào bên trong, do đó khi hệ miễn dịch kích hoạt kháng thể tấn công vào protein gai của virus sẽ ảnh hưởng chéo đến các thụ thể ACE2. Trong khi đó ACE2 đóng vai trò bảo vệ phổi, tim mạch. Đây cũng là nguyên nhân gây ra các di chứng hậu Covid-19”, ông Dũng chia sẻ.
Tái nhiễm càng nhiều lần , nguy cơ hậu Covid-19 càng cao
Ngoài ra, theo tiến sĩ Dũng việc cơ thể liên tục kích hoạt các phản ứng miễn dịch cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó dù tái nhiễm sẽ nhẹ nhưng nguy cơ hậu Covid-19 sẽ không khác gì lần đầu, tức càng nhiễm nhiều lần, nguy cơ hậu Covid-19 càng cao.
Cùng quan điểm với tiến sĩ Dũng, bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), cho biết dù tái nhiễm thường không gây nên các triệu chứng nặng nhưng người bệnh vẫn có nguy cơ mắc hội chứng hậu Covid-19, tỷ lệ này sẽ dao động từ 6-15%. Các triệu chứng hậu Covid-19 thường rất đa dạng như mất ngủ, khó thở, hụt hơi, ho khan, mệt mỏi…
Các triệu chứng hậu Covid-19 thường rất đa dạng như mất ngủ, khó thở, hụt hơi, ho khan, mệt mỏi…. Ảnh SHUTTERSTOCK
Tâm lý của người bị tái nhiễm Covid-19 cũng là yếu tố quan trọng được các chuyên gia đưa ra khuyến cáo. “Mỗi lần tái nhiễm, người bệnh phải đối mặt với các triệu chứng. Ngoài ra, tâm lý lo lắng, sợ hãi, ăn ngủ kém cũng sẽ ảnh hưởng sức khỏe người bệnh. Hiện chúng ta cũng chỉ quan sát trên một nhóm mẫu nhỏ số ca tái nhiễm nhẹ nên không loại trừ tái nhiễm gây ra biến chứng nặng, nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn , hay bão cytokine….”, bác sĩ bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng (Trung tâm oxy cao áp Việt – Nga, Bộ Quốc phòng) chia sẻ.
Theo các chuyên gia người dân nên tuân thủ tốt 5K, nhất là đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, hạn chế đưa tay lên mắt, mũi, miệng, ngay cả khi đã khỏi bệnh.
Mọi người cố gắng giữ không bị bệnh Covid-19 là tốt nhất, nếu đã bị thì cố gắng giữ để bản thân không tái nhiễm.
Ngoài ra, mọi người cần duy trì chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh, ngủ đủ giấc, uống nhiều nước, tập luyện thể thao… là biện pháp hiệu quả để nâng cao sức đề kháng, phòng tránh nguy cơ tái nhiễm Covid-19.
P hân biệt một người bị tái nhiễm hay tái hoạt
Theo bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, tái hoạt (tái dương tính) thường xảy ra trong 3 tháng đầu. Ví dụ, trong làn sóng dịch thứ 3 tại TP.HCM, có hành khách bay về từ nước ngoài nên được cách ly 14 ngày. Đến ngày 14, bệnh nhân này được phát hiện dương tính Covid-19 nên nhập viện Bệnh viện Nhi đồng Thành phố điều trị. Sau khi điều trị 14 ngày, bệnh nhân âm tính được cho về nhà cách ly 14 ngày. Đến ngày 14, bệnh nhân dương tính nhập viện điều trị lại nhưng nhẹ.
“Do đó, nếu trong 3 tháng đầu, bệnh nhân cứ âm tính, dương tính rồi âm tính thì được gọi là tái hoạt. Tức người bệnh vẫn bị chính chủng virus đó gây dương tính, nhưng chỉ còn là xác virus nên không gây nặng, khả năng lây lan hầu như không có”, bác sĩ Tiến lý giải.
Còn tái nhiễm có 2 dạng. Một dạng chung tác nhân tức cùng một biến chủng, dạng thứ hai khác tác nhân tức biến chủng khác. Tái nhiễm chung tác nhân theo nghiên cứu khoảng 3 tháng mới nhiễm lại, một số tài liệu ghi nhận 6 tháng. Bởi kháng thể của một bệnh nhân có thể kéo dài đến 6-7 tháng. Ở một số bệnh nhân có trí nhớ miễn dịch thì sẽ không bị nhiễm lại.
Còn tái nhiễm khác tác nhân thì không cần thời gian 3 tháng, 6 tháng mà có thể khoảng 1 tháng. Ví dụ, một người nhiễm Omicron biến chủng BA.1 thì khoảng 1 tháng có thể nhiễm biến chủng BA.2 chẳng hạn.