Nhiễm độc gan là một tình trạng xảy ra quá thường xuyên nhưng có thể phòng ngừa được.
Những ai dùng thuốc trong thời gian dài hoặc uống nhiều rượu, có nguy cơ bị nhiễm độc gan – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Có thể đảo ngược tình trạng này đến một thời điểm nào đó, nhưng nhiều người đã vượt qua ngưỡng có thể phục hồi và không thể cứu vãn được nữa. Hậu quả đáng sợ là thường dẫn đến t.ử v.ong, theo Power Of Positivity .
Nhận biết sớm tình trạng bệnh là chìa khóa để khắc phục thiệt hại, nhưng không dễ.
Trong nhiều trường hợp, nhiễm độc gan giai đoạn đầu không biểu hiện triệu chứng rõ ràng, theo Power Of Positivity .
Điều gì làm gan bị nhiễm độc?
Nhiễm độc gan còn gọi là viêm gan nhiễm độc, thường là tổn thương gan do thuốc.
Chính việc uống quá nhiều thuốc hoặc uống quá nhiều rượu là thủ phạm gây nhiễm độc gan.
Có thể là thuốc kháng viêm không steroid (NSAID), thuốc giảm đau acetaminophen, thuốc điều trị ung thư, thuốc trị trầm cảm, cả thực phẩm chức năng.
Nhưng chính thuốc giảm đau acetaminophen gây nhiễm độc gan nhiều nhất, còn thuốc kháng sinh là nhóm thuốc phổ biến nhất gây ra tình trạng này, theo Power Of Positivity .
Thường là do sử dụng một loại thuốc quá lâu.
Con đường dẫn đến xơ gan
Tất cả các loại bệnh gan đều đi theo cùng một con đường.
Giai đoạn đầu là gan khỏe mạnh, có thể tự chữa lành và hoặc tái tạo khi bị tổn thương.
Giai đoạn thứ hai là giai đoạn gan bị viêm, báo hiệu gan đang có vấn đề. Nhưng nếu vấn đề không được chăm sóc kịp thời, các mô sẹo có thể phát triển do tổn thương.
Sau đó là xơ hóa, là quá trình mô khỏe mạnh biến thành mô sẹo. Ở giai đoạn này, tổn thương vẫn có thể phục hồi được nếu được điều trị đúng cách.
Giai đoạn thứ ba là xơ gan. Lúc này mô sẹo đã cứng, có nguy cơ không thể phục hồi được.
Thường thì đến giai đoạn nguy hiểm này, những dấu hiệu đầu tiên mới biểu hiện, theo Power Of Positivity .
Giai đoạn cuối là suy gan, chỉ còn cách ghép gan, nhưng rất khó cứu sống bệnh nhân.
Cách tốt nhất để cứu mạng người bị nhiễm độc gan là nhận biết sớm.
Vì vậy, những ai đã dùng thuốc trong thời gian dài hoặc uống nhiều rượu, nên để ý các triệu chứng sau đây, để đi khám kịp thời, theo Power Of Positivity .
1. Vàng da
Vàng da xảy ra khi một người có quá nhiều sắc tố mật bilirubin trong hệ thống, do gan hoạt động kém không thể đào thải được.
Vàng da được đặc trưng bởi vàng mắt, da và niêm mạc.
2. Nước tiểu có màu nâu sẫm
Đây cũng là một biểu hiện của vàng da. Do bilirubin rò rỉ từ thận vì gan không xử lý được. Nước tiểu có thể tối đến mức có màu nâu sẫm.
3. Ngứa
Có thể vì gan hoạt động kém không thể đào thải muối mật ra ngoài đúng cách, để tích tụ dưới da, gây ngứa.
Nôn, buồn nôn là một trong những dấu hiệu sớm nhất của bệnh gan – ẢNH: SHUTTERSTOCK
4. Nổi ban
Phát ban có thể xảy ra do gan không thể lọc hết chất độc. Các chất độc này có thể lắng đọng dưới da hoặc thậm chí tương tác với da, gây ra những tác động tiêu cực dẫn đến phát ban.
5. Buồn nôn, nôn
Đây là một trong những dấu hiệu sớm nhất của bệnh gan, theo Power Of Positivity .
Đây là phản ứng của cơ thể với tất cả các chất độc mà gan không thể loại bỏ đúng cách. Tất cả những chất độc này tràn vào cơ thể khiến hệ tiêu hóa căng thẳng quá mức, dẫn đến cảm giác buồn nôn. Việc nôn mửa có thể là kết quả trực tiếp của tổn thương gan.
6. Giảm cân
Đây là một tác dụng phụ phổ biến của tổn thương gan, đặc biệt là xơ gan. Vì gan không thể xử lý thức ăn và chất thải đúng cách, nên nó không thể lấy chất dinh dưỡng từ thức ăn, dẫn đến suy dinh dưỡng.
7. Đau bụng
Thường là đau bụng cổ trướng, là sự tích tụ chất lỏng trong bụng do gan và ruột bị rò rỉ.
Đôi khi cơn đau có thể từ gan nhưng cũng có thể là cảm giác như đau ở bụng, hoặc có thể đau lưng.
8. Sốt
Khoa học cho thấy 3 nguyên nhân khiến trẻ bị sốt do bệnh gan.Đầu tiên là do mất nội độc tố. Đây là khi nội độc tố không được đào thải hết khỏi m.áu vì gan không hoạt động bình thường.
N.hiễm t.rùng có thể là nguyên nhân gây sốt, vì gan không thể loại bỏ vi khuẩn.
Nguyên nhân thứ ba có thể là do viêm gan do rượu. Sốt là một trong những triệu chứng của loại tổn thương gan này.
9. Mệt mỏi, kiệt sức
Mệt mỏi là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh gan.
10. Suy giảm chức năng nhận thức
Bệnh gan có thể dẫn đến bệnh não gan, gây mất các chức năng nhận thức.
Bao gồm thay đổi tính cách nhẹ, khó suy nghĩ, các vấn đề về trí nhớ, lú lẫn, hơi thở hôi.
Nặng thì thay đổi tính cách nghiêm trọng, mệt mỏi, run rẩy, lo lắng, co giật, thậm chí có thể hôn mê.
Bệnh não gan có thể được hồi phục nếu bệnh được phát hiện kịp thời.
Nhiễm độc gan có thể tránh được trong hầu hết các trường hợp. Nếu mọi người dùng thuốc theo chỉ định, không tự ý mua thuốc uống lâu dài, không lạm dụng thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh, không lạm dụng rượu, sẽ không bị tình trạng này, theo Power Of Positivity .
Nếu gặp phải bất kỳ triệu chứng nào kể trên, đừng đợi đến khi quá muộn. Đi khám càng sớm càng tốt để có thể đẩy lùi bệnh.
Người phụ nữ 35 t.uổi bị vàng da, suy gan đột ngột: Bác sĩ cảnh báo việc làm gây hại sức khỏe mỗi khi bị ốm của nhiều người
Tuần trước, khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đại học Tôn Trung Sơn (Trung Quốc) tiếp nhận một bệnh nhân nữ tên Lin, 35 t.uổi, nhân viên văn phòng, tuy trẻ đẹp nhưng da ngả màu vàng. Bác sĩ chẩn đoán cô bị suy gan cấp tính.
Sau khi nhập viện, các kiểm tra cho thấy tổng bilirubin của Lin cao tới 2500umol/L, và alanine aminotransferase cũng cao tới 1000U/L, đây là các chỉ số cho thấy tình trạng cơ thể bị suy gan cấp tính.
Điều kỳ lạ là trước đây cô Lin không mắc bệnh gan, không hút thuốc, không uống rượu, vậy nguyên nhân suy gan cấp của Lin là do đâu?
Các bác sĩ đã phát hiện ra sự thật được che giấu trong loại thuốc cảm mà cô Lin uống sau khi tìm hiểu chi tiết bệnh sử bệnh nhân. Hóa ra là khi đợt không khí lạnh xuất hiện cách đây hơn một tuần, nhiệt độ đột ngột giảm xuống khiến Lin bị đau đầu, sổ mũi, khô họng, hắt hơi và các triệu chứng cảm lạnh khác.
Vừa lúc, cô ấy còn có một dự án cần phải hoàn thành gấp, đề phòng bị cảm làm hỏng việc, cô Lin vội vàng ra hiệu thuốc mua 2 loại thuốc cảm khác nhau về uống mà không hề có sự tư vấn của bác sĩ.
2 ngày trước khi nhập viện, cô nhận thấy da mình bắt đầu chuyển sang màu vàng nhưng lúc đó cô Lin không để ý lắm, không đến bệnh viện cho đến khi da chuyển sang màu vàng đậm và triệu chứng mệt mỏi, chán ăn xuất hiện. Sau khi nhìn thấy hộp thuốc cảm mà cô Lin mang đến, bác sĩ lập tức hiểu ra vấn đề.
Những nguy hiểm tiềm ẩn đằng sau thuốc cảm
Theo lời kể của dược sĩ Fang Jian, Bệnh viện Đại học Tôn Trung Sơn trên tờ QQ , chắc hẳn hầu hết chúng ta đều đã từng uống thuốc cảm, là thuốc không kê đơn, thuốc cảm lúc nào cũng có ở các hiệu thuốc, tuy nhiên, loại thuốc này càng phổ biến thì người ta càng dễ phớt lờ sự nguy hiểm của nó. Hầu hết các loại thuốc cảm hiện nay là các chế phẩm hợp chất, chẳng hạn như viên Ganmaoling hợp chất, viên nén màu trắng đen, phenaminophen…
Các chế phẩm hợp chất này có thể chứa clorpheniramin maleat, paracetamol, cafein. Tuy nhiên, sự nguy hiểm của thuốc cảm chủ yếu đến từ paracetamol (hay acetaminophen).
Acetaminophen là một loại thuốc hạ sốt và giảm đau. Vì hầu hết mọi người đều có các triệu chứng như sốt hoặc đau họng cùng lúc khi họ bị cảm lạnh, nên acetaminophen là một loại thuốc điều trị cho tất cả những triệu chứng này. Liều lượng của viên nén cho người lớn là 0.5g một lần một ngày, không quá 4 lần một ngày, nói cách khác, không quá 2g một ngày.
Hơn nữa, acetaminophen không được dùng lâu dài, không nên dùng quá 3 ngày để hạ sốt, và không được dùng quá 5 ngày để giảm đau. Thuốc này còn có một tác dụng phụ nổi bật hơn, đó là dùng quá liều lượng hoặc trong thời gian dài có thể gây tổn thương gan nặng, thậm chí suy gan cấp tính.
Đối với trường hợp của cô Lin, cô đã uống 2 loại thuốc cảm cùng một lúc, và hai loại thuốc cảm này đều có chứa acetaminophen, vì vậy nếu uống cùng lúc sẽ dẫn đến quá liều acetaminophen. Thêm nữa, cô còn uống quá liều trong 5 ngày, thế là bị suy gan cấp.
Thực tế, những trường hợp như Lin không phải là hiếm, dù cảm lạnh không phải là bệnh nguy hiểm, có thể tự khỏi bằng cách mua thuốc cảm nhưng nhiều người lại bỏ qua thành phần hợp chất có trong thuốc cảm. Thậm chí, để đẩy nhanh tác dụng chữa bệnh, người ta còn mua nhiều loại thuốc cảm cùng một lúc, điều này là vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe!
Do đó, tốt nhất trước khi uống bất kì loại thuốc nào, kể cả là thuốc cảm quen thuộc bạn cũng nên xin ý kiến tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng.