10 nguyên nhân khiến bạn bị ho

Ho là triệu chứng của nhiều bệnh và thường do những bệnh của đường hô hấp gây nên. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể khiến bạn bị ho.

Hút t.huốc l.á: Hút thuốc gây tổn thương lâu dài đến cấu trúc bảo vệ đường hô hấp, khiến phổi phải tiếp xúc với mọi nhân tố gây kích ứng. Ho chính là phản ứng tự vệ của cơ thể để loại bỏ các nhân tố này.

Nhiễm khuẩn lồng ngực: Nhiễm khuẩn lồng ngực là tình trạng khi các virus gây cảm lạnh di chuyển sâu vào phổi, dẫn đến phản ứng ho của cơ thể nhằm đẩy chất đờm xanh xám ra ngoài. Bạn nên hạn chế sử dụng kháng sinh, vì kháng sinh không có tác dụng t.iêu d.iệt các virus này.

Lao phổi: Triệu chứng đặc thù của bệnh lao phổi là ho dữ dội, suy nhược cơ thể, ho ra m.áu, đổ mồ hôi khi ngủ và sụt cân. Đây là một bệnh có tính lây lan cao và cần điều trị bằng kháng sinh mạnh trong 6 đến 12 tháng.

Ho gà: Ho gà là một dạng nhiễm khuẩn nặng, khiến người bệnh ho kéo dài đến hàng tuần, thậm chí hàng tháng. Bệnh này có thể gây t.ử v.ong ở trẻ sơ sinh. Các bác sĩ khuyến cáo nên cho trẻ tiêm vaccine phòng bệnh ho gà.

Các vấn đề về tim: Các vấn đề về tim đôi khi có thể gây ho. Các vấn đề này khiến dịch lỏng trong cơ thể xâm nhập vào phổi, dẫn đến ho dai dẳng và suy nhược cơ thể, khiến bạn mệt mỏi ngay cả khi chỉ dùng ít sức lực.

Ho do thuốc: Các dược phẩm cũng có thể gây ho. Các loại thuốc điều trị huyết áp thường là thủ phạm gây ho khan, đặc biệt vào ban đêm. Nếu bạn bị ho khi sử dụng thuốc mới, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn.

Ung thư phổi: Các cơn ho do ung thư phổi thường dai dẳng và ngày càng trầm trọng hơn. Ho ra m.áu, đau thắt lồng ngực và suy nhược cơ thể là các triệu chứng khác của bệnh này.

Hen suyễn: Hen suyễn làm sưng khí quản, khiến người bệnh khó thở. Hen suyễn thường gây ho nặng dần về đêm, đi kèm với âm thanh khò khè. Tiếng khò khè này cho thấy có dị vật trong khí quản, gây khó thở và khó ngủ.

Ho do virus: Virus thường gây viêm và ho kéo dài, kể cả khi bệnh lý đã được chữa khỏi. Cơn ho này thường do chảy ngược dịch nhầy, do đó bạn có thể uống si-rô ho để giảm bớt triệu chứng.

Ợ nóng: Ợ nóng đôi khi có thể gây nhiễm khuẩn vòm họng, dẫn đến ho. Cơn ho do ợ nóng thường xuất hiện nếu bạn đi ngủ sau khi ăn nhiều vào bữa tối. Hãy tránh ăn tối gần giờ đi ngủ, hoặc sử dụng gối kê đầu cao hơn để ngăn trào ngược axit dạ dày./.

T.H./VOV.VN (biên dịch)

Theo Facty

Loại thịt được ví là “báu vật trần gian”, được Đông y tôn vinh là “kho báu” vì bổ gấp 3 lần thịt bò, gà nhưng người Việt vẫn thờ ơ

Từ xa xưa, loại thịt này đã được người phương Tây yêu thích, xem là “báu vật trần gian”, bổ hơn tất thảy các loại thịt khác nhưng nhiều người Việt vẫn còn thờ ơ với nó.

Nếu bạn nghĩ rằng, thịt bò, gà, lợn, hay vịt… là những loại thịt bổ dưỡng nhất thì bạn đã nhầm, thịt thỏ mới xứng đáng mệnh danh là “vua của các loại thịt”. Đây là một món ăn không thể thiếu trong các bữa tiệc tại các nước Châu Âu và Châu Mỹ. Ở Việt Nam, loại thịt này vừa quen lại vừa lạ, ai cũng biết là ngon nhưng mỗi khi nhắc đến món ăn này lại cảm thấy ai ngại, sợ hãi.

Thực tế, thịt thỏ trắng hồng, rất mềm, ngọt, thơm lại dễ chế biến. Ngoài ra, loại thịt này nhiều chất xơ, dễ tiêu hóa hơn hẳn so với bò, lợn dê. Dù có hàm lượng đạm cao nhưng thịt thỏ ít chất béo và cholesterol, tốt cho người huyết áp cao và bệnh tim mạch.

Bàn giải về món thịt thỏ, lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng cho biết đây thực sự là một món ăn đem lại nhiều dinh dưỡng. Trong Đông y, thịt thỏ vị ngọt, tính bình, vào tỳ vị và đại tràng.

Còn theo y học hiện đại, thịt thỏ chứa 38,4% nước, 11,8% protit, 4,4% lipit, 11,6mg% canxi, 123,2mg% phốt pho, 0,9mg% sắt, 4,2mg% vitamin PP. Một chiếc đùi thỏ, có thể cung cấp 30% omega-3 nhu cầu trong ngày (cao gấp 3 lần các loại thịt khác)và hầu như không có cholesterol.

Những món ngon từ thịt thỏ có tác dụng chữa bệnh

Lương y Bùi Đắc Sáng cho biết, thịt thỏ trên thị trường hiện nay không hiếm, hơn nữa cách dùng nó để trị bệnh cũng không hề khó. Bạn có thể chế biến thịt thỏ theo những cách sau để chữa bệnh.

1. Trị suy nhược cơ thể

Cách làm: Thịt thỏ 120g, đảng sâm 30g, sơn dược 30g, táo đỏ 30g, câu kỷ tử 15g cùng với hành, gừng, rượu vang, muối. Đem các nguyên liệu trên đi nấu thành canh ăn. Khi ăn thì bỏ hành, gừng, ăn thịt thỏ uống nước canh. Ngoài ra, đảng sâm, sơn dược, câu kỷ và táo cũng có thể ăn.

Thịt thỏ có thể trị suy nhược cơ thể.

2. Hỗ trợ trị đái tháo đường

Cách làm: Câu kỷ tử 15g, thịt thỏ 250g. Cho vào nồi rồi đổ nước hầm nhỏ lửa cho đến khi thỏ chín thì cho thêm muối, mì chính… Ăn một lần trong ngày, dùng 10 ngày một đợt.

3. Trị suy nhược cơ thể sau khi bệnh, phụ nữ huyết hư, gầy yếu

Cách làm: Chuẩn bị thịt thỏ 200g, thái nhỏ, hấp cách thủy hoặc nấu chín nhừ với táo tàu (20g), dùng nóng. Mỗi ngày hoặc cách ngày ăn 1 lần, cứ 10 ngày là một liệu trình. Có thể nghỉ vài ngày rồi tiếp tục cho đến khi phục hồi sức khỏe.

4. Hỗ trợ điều trị tiểu đường

Cách làm: Thịt thỏ hầm với một số vị thuốc nam như thục địa, đương quy, xuyên khung, xích thược, hoàng kỳ, gia vị vừa đủ ăn tuần vài lần cho tác dụng.g

Món ngon từ thịt thỏ.

5. Dưỡng thai

Thịt thỏ vốn chứa một lượng canxi, phốt pho tương đối cao, có thể phát triển hệ thần kinh bào thai, cải thiện sức khỏe bà bầu. Mẹ bầu có thể ăn các món ăn từ thịt thỏ sẽ có tác dụng dưỡng thai.

Thịt thỏ tốt cho bà bầu.

6. Bổ m.áu

Những người bị thiếu m.áu nên ăn nhiều thịt thỏ bởi nó có chứa nhiều vitamin B12, rất cần thiết cho người thiếu m.áu, bồi bổ hệ thần kinh. Ngoài ra, thịt thỏ còn chứa nhiều sắt, vitamin B… vô cùng tốt cho người cao niên, phụ nữ sau sinh.

Kiêng kỵ khi ăn thịt thỏ

Lương y Sáng khuyến cáo, ăn thịt thỏ có khi xảy ra tác dụng phụ, có một số người không nên ăn là người bị dương hư, bị liệt dương, bị lãnh cảm t.ình d.ục.

Thịt thỏ không được nấu lẫn, ăn cùng với các loại thịt ba ba, thịt rùa trong một bữa ăn sẽ gây đầy bụng, tiêu chảy. Không ăn thịt thỏ cùng củ cải, rau cải vì sẽ trúng độc.

ĐỖ ĐỖ

Theo baodansinh

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *