Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới (WCRF) khuyến cáo chúng ta nên ăn nhiều thực phẩm giàu hợp chất hóa học thực vật ( phytochemical) để bảo vệ bản thân khỏi bệnh tật, bao gồm cả ung thư.
Ngoài vitamin và khoáng chất quan trọng, trái cây, rau củ còn cung cấp phytochemical. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hệ thống miễn dịch, làm giảm nguy cơ ung thư, sa sút trí tuệ, viêm khớp, bệnh tim, đột quỵ và thoái hóa điểm vàng… – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Ngoài vitamin và khoáng chất quan trọng, trái cây, rau củ còn cung cấp phytochemical. Các hợp chất hóa học thực vật này là món quà tuyệt vời từ thiên nhiên, mang lại cho trái cây và rau củ có màu sắc, hương vị đa dạng.
Đồng thời, nó đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hệ thống miễn dịch, do đó, làm giảm nguy cơ ung thư, sa sút trí tuệ, viêm khớp, bệnh tim, đột quỵ và thoái hóa điểm vàng (giảm thị lực do t.uổi tác) cũng như bảo vệ làn da, cải thiện tâm trạng và chức năng não ở người.
10 loại thực phẩm bạn nên ăn mỗi ngày để phòng ngừa ung thư, theo Daily Mail:
1. Củ dền
Đây là một trong số ít loại rau củ chứa betalain – sắc tố làm củ dền màu đỏ tím. Một số nghiên cứu xác định chất này có khả năng giảm viêm và tăng cường hình thành chất chống ô xy hóa, rất quan trọng để giảm nguy cơ ung thư nói chung.
Bên cạnh sở hữu hàm lượng chất xơ cao, là kho chứa carbohydrate và khoáng chất phức tạp, củ dền còn chứa nhiều hợp chất tăng cường sức khỏe ở dạng vitamin C, carotenoid, a xít phenolic và flavonoid.
Củ dền có chất betalain, sắc tố làm củ dền màu đỏ tím. Một số nghiên cứu xác định chất này có khả năng giảm viêm và tăng cường hình thành chất chống ô xy hóa, rất quan trọng để giảm nguy cơ ung thư nói chung – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
2. Ớt
Nhiều nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn bao gồm ớt có thể giúp ngăn ngừa ung thư do nó làm các tế bào bị tổn thương c.hết đi, ngăn chặn tế bào đột biến lây lan.
Nghiên cứu cũng chỉ ra, nó giúp ngăn ngừa ung thư vú và ung thư ruột, đặc biệt là nếu kết hợp với nghệ. Một nghiên cứu tại Trung Quốc kết luận, những người ăn ớt 1 hoặc 2 lần/tuần có tỷ lệ t.ử v.ong thấp hơn 10% so với những người ăn ớt ít thường xuyên hơn, theo Daily Mail.
3. Hành tây, tỏi và tỏi tây
Loại rau củ này (hành tây, tỏi và tỏi tây) đặc biệt giàu các loại polyphenol (chất chuyển hóa trung gian của thực vật, có nhiều chức năng quan trọng đối với sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật, trong đó có tác dụng ngăn ngừa ung thư) như quercetin, a xít gallic và kaempferol.
Thường xuyên ăn những loại rau này có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư phổi, ung thư thực quản và ung thư tuyến tụy, đặc biệt là ở người hút thuốc và nghiện rượu. Những polyphenol này bị phá hủy do nhiệt, vì vậy, bạn nên ăn sống chúng (thêm vào món salad chẳng hạn).
4. Các loại rau họ cải
Nghiên cứu tại Bệnh viện Bedford (Anh) – xem xét thói quen ăn uống của 155.000 người trong 12 năm – cho thấy mối liên hệ rõ ràng giữa việc ăn các loại rau họ cải và giảm nguy cơ ung thư.
Bông cải xanh, súp lơ trắng, cải xoăn, bắp cải, cải ngọt, măng tây, cải xoong, cải brussels, wasabi và cải ngựa đều tốt cho cơ thể vì giàu chất xơ, vitamin C và K, khoáng chất và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác có lợi cho sức khỏe cũng như chống ung thư.
5. Nghệ
Loại gia vị này là vũ khí mạnh mẽ chống lại chứng viêm mạn tính và ô xy hóa. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh ăn nghệ liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư, theo Daily Mail.
6. Lựu
Đôi khi được gọi là “vua của các loại trái cây”, lựu chứa nhiều polyphenol có đặc tính chống virus, giúp đường ruột khỏe mạnh, làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư khác nhau và làm chậm sự phát triển của ung thư tuyến t.iền liệt.
Lựu chứa nhiều polyphenol có đặc tính chống virus, giúp đường ruột khỏe mạnh, làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư khác nhau – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
7. Ngũ cốc nguyên hạt
Đây là nguồn chính của nhiều hóa chất thực vật – đặc biệt là lignans và isoflavone – giúp ngăn chặn hoóc môn estrogen hoạt động quá mức. Đó là lý do tại sao hấp thu nhiều lignans và isoflavone giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư nhạy cảm với hoóc môn, như ung thư vú và ung thư buồng trứng, thấp hơn.
Bạn có thể tìm thấy chúng trong hạt lanh, hạt vừng, bí ngô, các loại đậu, kiều mạch và ngũ cốc nguyên hạt chưa tinh chế bao gồm lúa mạch đen, yến mạch và lúa mạch.
8. Cà chua
Các nghiên cứu cho thấy những người ăn nhiều cà chua có nguy cơ ung thư thấp hơn. Cà chua dễ ăn, giàu vitamin, khoáng chất và nhiều chất phytochemical khác nhau.
Hầu hết các chất phytochemical trong cà chua được bảo tồn trong quá trình chế biến, vì vậy, cà chua đóng hộp, cà chua nghiền, sốt cà chua… đều có tác dụng tốt với sức khỏe của bạn, theo Daily Mail.
9. Quả mọng và trái cây có múi
Hầu như tất cả các loại quả mọng và trái cây ăn được đều là nguồn tuyệt vời cung cấp vitamin C, chất xơ và khoáng chất cũng như nhiều loại chất phytochemical.
10. Quả hạch
Quả óc chó, hạnh nhân, phỉ, hạt điều và hồ đào, đậu phộng… chứa nhiều chất dinh dưỡng, hợp chất có tác dụng ngăn ngừa và làm chậm các bệnh mạn tính do t.uổi tác, đồng thời tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột.
Chúng giàu a xít béo tốt, giúp điều chỉnh và hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, lượng protein, vitamin E và polyphenol trong chúng còn cung cấp khả năng bảo vệ chống lại các chất gây ung thư từ môi trường và bức xạ UV.
Các nghiên cứu cho thấy, ăn các loại hạt làm giảm nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến t.iền liệt, ung thư vú và ung thư ruột. Ăn một ít các loại hạt này mỗi tuần có thể làm giảm nguy cơ tái phát ung thư ruột và t.ử v.ong do ung thư ruột xuống 40%, theo một nghiên cứu năm 2017, theo Daily Mail.
Vitamin C có liên quan gì với bệnh tim mạch?
Một đ.ánh giá gần đây, đăng trên tạp chí về khoa học – International Journal of Molecular Sciences, đã kết luận thiếu hụt vitamin C làm tăng nguy cơ t.ử v.ong do bệnh tim mạch, theo Supplement Report.
Thiếu hụt vitamin C làm tăng nguy cơ t.ử v.ong do bệnh tim mạch – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Bài báo cũng cho thấy rằng vitamin C có thể giúp điều chỉnh huyết áp, giảm độ cứng động mạch và giảm lượng cholesterol trong m.áu.
Mối liên quan giữa vitamin C và bệnh tim mạch
Vitamin C, một vi chất dinh dưỡng hòa tan trong nước, được ca ngợi là có tác dụng chống ô xy hóa mạnh, giúp giảm viêm.
Phản ứng viêm, một khi bị rối loạn điều hòa, sẽ góp phần vào sự phát triển của các bệnh mạn tính, như bệnh tim mạch, ung thư và thoái hóa điểm vàng.
Để hiểu rõ tác dụng bảo vệ tim mạch của vitamin C và cơ chế hoạt động của chúng, các nhà nghiên cứu đã xem xét các nghiên cứu dịch tễ học và quy mô lớn về vitamin C và vai trò của nó trong việc phòng ngừa bệnh tim mạch.
Đa số các nghiên cứu quy mô lớn quan sát xem xét mối quan hệ giữa nguy cơ tim mạch và lượng vitamin C hấp thu, đều đồng ý rằng nồng độ vitamin C trong huyết tương thấp sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Mặt khác, một số nghiên cứu tập trung vào tác động của vitamin C đối với một số dấu hiệu giúp xác định sức khỏe tim mạch như độ cứng động mạch, chức năng nội mô – điều hòa huyết áp và mức mỡ m.áu.
Theo đ.ánh giá của các thử nghiệm, bổ sung vitamin C giúp giảm độ cứng động mạch do xơ vữa động mạch.
Xơ vữa động mạch là hậu quả của chế độ ăn uống kém và ít vận động, thúc đẩy sự tích tụ cholesterol trong động mạch.
Nếu không được điều trị, xơ vữa động mạch có thể dẫn đến đau ngực dữ dội, hình thành cục m.áu đông gây t.ử v.ong và gây ra cơn đau tim.
Trong một nghiên cứu riêng, gồm những người từ 52 t.uổi trở xuống, các nhà nghiên cứu đã phân tích tác động của vitamin C đối với mức mỡ m.áu và phát hiện ra rằng bổ sung vitamin C dẫn đến giảm một phần mức cholesterol trong m.áu.
Vitamin C cũng được phát hiện là làm tăng mức cholesterol “tốt” ở bệnh nhân tiểu đường.
Trong khi đó, các nghiên cứu khác đã phát hiện ra rằng vitamin C tác động tích cực đến cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương, theo Supplement Report.
Một số nghiên cứu thậm chí còn báo cáo rằng vitamin C giúp bảo vệ nội mô – mô lót bên trong mạch m.áu – khỏi bị hư hại do stress ô xy hóa.
Rõ ràng, tăng lượng vitamin C có thể cải thiện các dấu hiệu của sức khỏe tim mạch, như huyết áp và mức cholesterol trong m.áu.
Cần ăn uống lành mạnh, tập thể dục, bỏ hút thuốc…
Tuy nhiên, không có thuốc tiên nào có thể ngăn chặn sự phát triển của bệnh tim nếu bạn không kiểm soát các yếu tố nguy cơ khác, như chế độ ăn uống kém lành mạnh, hút thuốc, mỡ m.áu cao và bệnh tiểu đường, theo Mayo Clinic.
Vì vậy, cần phải kiểm soát tốt mức huyết áp, mức mỡ m.áu, thường xuyên tập thể dục, hạn chế rượu bia, bỏ hút thuốc, kiểm soát tốt bệnh tiểu đường, giải tỏa căng thẳng, ngủ đủ giấc.
Tốt nhất là nên thêm nhiều thực phẩm giàu chất dinh dưỡng – như rau và trái cây, dầu thực vật, các loại hạt, ngũ cốc thô chưa tinh chế và ít nhất 2 phần cá mỗi tuần – vào chế độ ăn uống để giúp bảo vệ tim mạch, theo Supplement Report.