103 trẻ t.ử v.ong vì ăn vải: 3 loại quả mẹ lùng mua ngày hè mà không biết nguy hại

3 loại quả này được bán rất nhiều trên thị trường những ngày hè tháng 6, tháng 7 nhưng lại có thể gây hại cho trẻ nhỏ.

Những ngày hè tháng 6, đầu tháng 7 là lúc vải thiều chín rộ, vào đúng vụ và được bán rất nhiều trên thị trường, các chợ, siêu thị, tiệm tạp hóa nhỏ. Loại quả này có hương thơm, vị ngọt và dễ ăn, rất cuốn hút trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nó cũng tiềm ẩn nguy hiểm c.hết người mà nhiều mẹ không hề biết.

Còn nhớ đúng thời vụ này 1 năm về trước, tháng 6/2019, truyền thông Ấn Độ và thế giới bàng hoàng đưa tin 103 t.rẻ e.m ở bang Bihar, Ấn Độ t.ử v.ong có liên quan đến vải thiều. Tất cả ca t.ử v.ong được ghi nhận tại hai bệnh viện ở vùng trồng vải chính của bang Bihar, Ấn Độ. Nạn nhân là t.rẻ e.m nghèo nhặt quả vải rụng để ăn và nhập viện với triệu chứng nôn mửa, sốt cao, co giật, hôn mê.

Đã có trẻ t.ử v.ong, phản ứng mạnh sau khi ăn vải thiều lúc đói. (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân được xác định là quả vải chứa độc tố Glycine ức chế khả năng chuyển hóa glucose trong cơ thể, gây hạ đường huyết đột ngột trong m.áu của trẻ vốn đã xuống thấp do đói, dẫn đến viêm não cấp.

Đó không phải là những trường hợp đầu tiên trẻ phản ứng sau khi ăn vải trên thế giới mà tại Quảng Châu (Trung Quốc), báo chí cũng rầm rộ đưa tin năm 2017, một b.é t.rai 7 t.uổi đã ngất đi do phản ứng hạ đường huyết sau khi ăn một lúc hơn 20 quả vải trong khi người đang đói và khát.

Cũng từ các trường hợp trên, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo bậc cha mẹ cần lưu ý khi cho con nhỏ ăn vải thiều:

– Chọn ăn quả vải chín.

– Không ăn khi đói. Không ăn trước khi đi ngủ. Ăn sau bữa cơm 30 phút.

– Ăn với lượng vừa phải. (Vì khả năng của mỗi bé chịu đựng là khác nhau nên chuyên gia không đưa ra một con số chính xác).

Ngoài vải thiều thì 2 loại trái cây sau cũng nở rộ vào ngày hè, mẹ cần cẩn thận khi mua cho con dùng:

1. Quả dứa

(Ảnh minh họa)

Không chỉ vải thiều mà dứa còn thơm và ngon không kém, thu hút các bé. Tuy nhiên, một số nghiên cứu chỉ ra rằng dứa là loại quả dễ gây dị ứng nhất vì các thành phần có trong quả dứa như glycoside, bromelain và serotonin. Trong đó, glycoside và bromelain có tác dụng kích thích niêm mạc miệng và biểu bì của môi. Trẻ bị dị ứng sẽ có triệu chứng bị đỏ, ngứa và viêm da tiếp xúc.

An toàn nhất khi cho trẻ ăn dứa tránh dị ứng là chế biến như nấu ăn hoặc hâm nóng bằng lò vi sóng để phá hủy cấu trúc của chất gây dị ứng.

2. Xoài

(Ảnh minh họa)

Xoài cũng là một loại trái cây gây dị ứng với các triệu chứng ở trẻ nhỏ như nổi ban đỏ quanh miệng, má.

An toàn nhất khi cho bé ăn xoài đó là cắt nhỏ, đưa miếng xoài vào trực tiếp miệng bé, tránh để nước xoài tiếp xúc với da, điều này cũng làm giảm nguy cơ dị ứng.

Trái cây nào tốt cho sức khỏe: Giải nhiệt mùa hè

Các loại trái cây giải nhiệt tốt và có thể cung cấp các loại vitamin cho trẻ trong mùa hè là cam, quýt, vải, măng cụt, dưa hấu, bưởi, vú sữa, thơm, xoài…

SHUTTERSTOCK

Bác sĩ Nguyễn Thị Hoa, Phó chủ tịch Hội Dinh dưỡng – Thực phẩm TP.HCM, cho biết các loại trái cây giải nhiệt tốt và có thể cung cấp các loại vitamin cho trẻ trong mùa hè là cam, quýt, vải, măng cụt, dưa hấu, bưởi, vú sữa, thơm, xoài… Đối với trẻ bình thường, phụ huynh có thể cho trẻ ăn trái cây hoặc uống nước ép trái cây sau khi ăn cơm, nhưng với trẻ béo phì, cần phải sử dụng trái cây trước khi ăn và không nên ăn trái cây có nhiều vị ngọt.

“Các phụ huynh cần đặc biệt chú ý đến sự an toàn của con khi ăn trái cây. Đó là tuyệt đối không cho trẻ ăn trái cây để lâu đã bị hư. Nếu thấy quả bị hư một phần thì vứt bỏ luôn chứ không nên tiếc rẻ cắt bỏ phần hư ăn phần chưa hư. Trái cây có vỏ mới gọt, bóc cần ăn ngay không nên để tủ lạnh quá lâu. Cũng không nên ăn quá liều lượng. Cả 3 điều trên đều dẫn đến rối loạn tiêu hóa.

Bên cạnh đó, trẻ vẫn phải uống nước trắng đầy đủ và ăn đủ 4 nhóm thức ăn gồm chất bột đường, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất để giữ cho cơ thể khỏe mạnh”, bác sĩ Hoa chia sẻ thêm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *