Nước là nhân tố thiết yếu đối với sự sinh tồn của con người. Tuy nhiên, nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm có thể gây nhiều bệnh nguy hiểm.
Viêm dạ dày ruột: Bệnh này do norovirus gây ra. Norovirus là nguyên nhân gây khoảng 10 triệu ca tiêu chảy mỗi năm. Virus này thường lây truyền qua nước và thức ăn, hoặc qua tiếp xúc với bề mặt chứa virus.
Viêm gan A: Bệnh viêm gan A lây truyền qua các phần tử phân có trong nước và thức ăn ô nhiễm.
Crypto tiêu hóa: Crypto tiêu hóa là một dạng tiêu chảy do kí sinh trùng Cryptosporidium gây ra. Kí sinh trùng này sống trong ruột của người và động vật nhiễm bệnh. Bệnh crypto lây qua đường nước ô nhiễm có chứa phần tử phân của người hoặc động vật nhiễm bệnh.
Bệnh Legionnaires: Đây là một dạng viêm phổi do Legionella gây ra. Vi khuẩn này có trong các môi trường nước ngọt tự nhiên như ao, hồ, suối,… Người bệnh nhiễm khuẩn khi hít phải hơi nước có chứa vi khuẩn này.
Bệnh lỵ: Bệnh lỵ là một bệnh do ô nhiễm nguồn nước, có tính lây nhiễm cao, do vi khuẩn Shigella gây ra. Khuẩn Shigella có thể gây các biến chứng nguy hiểm như mất nước, xuất huyết trực tràng và co giật ở trẻ nhỏ.
Nhiễm Salmonella: Khuẩn Salmonella là một vi khuẩn có trong phân và lây truyền qua nước ô nhiễm. Những người nhiễm khuẩn thường có triệu chứng tiêu chảy, ớn lạnh, đau bụng và sốt.
Bệnh thương hàn: Salmonella Typhi là vi khuẩn gây bệnh thương hàn. Vi khuẩn này phát triển trong ruột và m.áu, lây truyền qua nước hoặc thức ăn nhiễm phần tử phân của người bệnh.
Bệnh tả: Bệnh tả do Vibrio Cholerae gây ra. Bệnh này hiện vẫn phổ biến ở các nước có hệ thống xử lí nước thải chưa phát triển. Bệnh tả gây tiêu chảy, mất nước, chuột rút cơ, tim đ.ập nhanh, huyết áp thấp, da mất đàn hồi và cảm giác khát khô cổ họng.
Nhiễm khuẩn E.coli: Khuẩn E.coli là một loại vi khuẩn sống trong ruột người và động vật. Vi khuẩn này lây nhiễm qua thức ăn kém vệ sinh và nước ô nhiễm. Người nhiễm E.coli có thể bị đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa và sốt./.
CTV Ngọc Diệp/VOV.VN (biên dịch)
Theo Worldwaterreserve
“Không được ăn giá đỗ sống ngay cả khi tự tay làm vì có thể khiến cơ thể nhiễm loại vi khuẩn kháng tất cả kháng sinh”: Chuyên gia nói gì về điều này?
Nhiều người cho rằng không nên ăn giá đỗ sống, ngay cả khi bạn tự làm tại nhà vì có nguy cơ ngộ độc, tiêu chảy… do nhiễm khuẩn E.Coli. Nhưng điều này có thực sự đúng?
Giá đỗ – Thực phẩm rau mầm chứa nhiều dinh dưỡng
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), giá đỗ là một thực phẩm dạng rau mầm vô cùng giàu dinh dưỡng. Giá đỗ giàu vitamin C, A có khả năng hỗ trợ các tế bào bạch cầu ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn, giúp hạn chế tác động của các gốc tự do gây bệnh. Giá đỗ và các loại hạt họ đậu đều là nguồn cung cấp các enzim thiết yếu cho cơ thể trong mỗi khẩu phần ăn mỗi ngày. Các enzym này giúp duy trì quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường.
Giá đỗ là một thực phẩm dạng rau mầm vô cùng giàu dinh dưỡng.
Các enzym tăng cường trao đổi chất trong giá đỗ cũng có khả năng cải thiện tiêu hóa hiệu quả. Chúng đóng vai trò quan trọng trong các phản ứng hóa sinh diễn ra tại đường tiêu hóa. Các enzym này hỗ trợ phá vỡ cấu trúc thức ăn, từ đó thúc đẩy cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng nhanh hơn trong quá trình tiêu hóa.
Bên cạnh đó, giá đỗ sở hữu rất nhiều chất xơ giúp làm mềm phân và bôi trơn đường ruột. Nhờ sự có mặt của chất này, phân sẽ di chuyển ở tốc độ tối ưu, từ đó kích thích cơ thể thải chúng ra ngoài nhanh và dễ dàng hơn. Giá đỗ còn chứa các khoáng chất vi lượng như sắt và đồng rất cần thiết trong quá trình tạo m.áu.
Nếu tự làm giá đỗ tại nhà, bạn có thể đảm bảo tính vệ sinh an toàn thực phẩm hơn. Mặc dù vậy, thời gian gần đây, trên MXH và rất nhiều người loan truyền nhau rằng không nên ăn giá đỗ sống, ngay cả khi nhà tự làm vì nguy cơ nhiễm khuẩn E. Coli – loại vi khuẩn kháng tất cả kháng sinh.
Vậy, có phải chỉ cần không nên ăn giá đỗ sống là bạn ngăn chặn được loại vi khuẩn này?
E.Coli không chỉ tồn tại trong giá đỗ mà có thể có trong bất cứ loại thực phẩm nào
Trả lời về vấn đề không được ăn giá đỗ sống ngay cả khi nhà tự làm, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khẳng định đây là thông tin suy đoán, méo mó vì “không chỉ giá đỗ, bất cứ loại thực phẩm nào khi chế biến không đảm bảo đều có thể nhiễm khuẩn”. Ví dụ như rau diếp, rau xà lách, ăn trái cây cam quýt, thịt cá… đều có khả năng nhiễm khuẩn E.Coli chứ không riêng gì giá đỗ.
“Tất cả những loại thực phẩm ăn sống đều có nguy cơ nhiễm khuẩn E.Coli như nhau cả mà thôi chứ không phải chỉ có riêng giá đỗ cũng như không thể quy kết giá đỗ là loại thực phẩm nhiễm khuẩn này cao nhất”, chuyên gia khẳng định.
Trả lời về vấn đề không được ăn giá đỗ sống ngay cả khi nhà tự làm, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khẳng định đây là thông tin suy đoán, méo mó.
Ông Thịnh chia sẻ, bản thân giá đỗ sống không có vi khuẩn nhưng trong quá trình nuôi trồng và chế biến sẽ có nguy cơ vi khuẩn ngoại lai xâm nhập. Nguyên nhân là vì giá đỗ là một loại rau mầm, trong quá trình phát triển, mầm chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể, ăn cây mầm rất tốt vì giàu dinh dưỡng. Nhưng khi ăn sống thì do quá trình chế biến, cũng như nuôi trồng trước đó không đảm bảo mới dẫn đến nguy cơ nhiễm khuẩn.
“Nếu có cảnh báo cho rằng không được ăn giá đỗ sống, kể cả giá đỗ nhà tự làm vì chứa vi khuẩn E.Coli thì thực sự không đúng. Điều cần phải nói là trong quá trình ủ mầm, việc sử dụng nước, dụng cụ, môi trường nuôi trồng, con người tiếp xúc… có đảm bảo vệ sinh hay không. Nếu đảm bảo thì chẳng có lý gì mà chúng ta không ăn sống được bình thường cả”, ông Thịnh khẳng định.
Người dân có thể ăn giá đỗ sống tự nhà làm nhưng phải đảm bảo vệ sinh trong quá trình nuôi trồng, chế biến, nhất là nguồn nước nuôi giá đỗ cần đảm bảo sạch, nên dùng nước sôi để nguội để làm giá đỗ.
Chuyên gia nhấn mạnh, người dân có thể ăn giá đỗ sống tự nhà làm nhưng phải đảm bảo vệ sinh trong quá trình nuôi trồng, chế biến, nhất là nguồn nước nuôi giá đỗ cần đảm bảo sạch, nên dùng nước sôi để nguội để làm giá đỗ. Khi làm giá đỗ cần đóng trong am, hộp cẩn thận và bàn tay khi tiếp xúc giá đỗ cần đảm bảo sạch sẽ…, khi chế biến cần ngâm rửa sạch qua nhiều nước… thì bạn vẫn có thể ăn giá đỗ sống bình thường mà không phải quá lo lắng nguy cơ nhiễm khuẩn E.Coli.
Theo Helino