12 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại một khu dân cư ở thị xã Kỳ Anh

Theo báo cáo của Trạm Y tế xã Kỳ Lợi (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh), từ ngày 12/10 – 21/10, trên địa bàn xã xuất huyệt 12 ca mắc sốt xuất huyết.

Đoàn cán bộ của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Tĩnh vừa có buổi kiểm tra công tác phòng, chống sốt xuất huyết tại địa bàn thôn Đông Yên cũ (xã Kỳ Lợi, TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh).

Cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tuyên truyền công tác phòng, chống dịch SXH cho người dân thôn Đông Yên

Qua kiểm tra thực tế tại các hộ cho thấy, vẫn còn nhiều nguy cơ gây dịch sốt xuất huyết như: Người dân đang còn thờ ơ, không chịu thu gom, lật úp các phế thải đựng nước tại nơi mình sinh sống; các dụng cụ chứa nước xung quanh đường làng ngõ xóm như: chai, lọ hoa, bể cây cảnh, bể nước tại các công trình xây dựng… còn có ổ bọ gậy, nguy cơ dịch có thể sẽ bùng phát nếu chính quyền địa phương và người dân không vào cuộc phòng, chống dịch sốt xuất huyết.

Thôn Đông Yên cũ đã được bố trí tái định cư để phục vụ các dự án trên địa bàn nhưng hiện tại vẫn còn 158 hộ dân sinh sống tạm thời, do chưa di dời.

Tỷ lệ bọ gậy, loăng quăng ở thôn Đông Yên khá cao do công tác vệ sinh môi trường không được người dân chú trọng

Theo Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Tĩnh Nguyễn Lương Tâm: Hiện, việc tổ chức chiến dịch tổng vệ sinh môi trường, diệt loăng quăng, bọ gậy trên địa bàn khu dân cư Đông Yên còn hạn chế; người dân còn thờ ơ, chưa quan tâm đến công tác phòng bệnh.

Mặt khác, đây là địa bàn đã được giải phóng mặt bằng nên phần lớn những ngôi nhà bị phá dỡ, bỏ hoang, rất khó khăn trong việc thu gom phế thải chứa đựng nước (là nguồn phát sinh loăng quăng, bọ gậy).

Nhà bỏ hoang không ai ở là nơi dễ phát sinh loăng quăng, bọ gậy…

Thời tiết mưa nắng thất thường như hiện nay là một trong những điều kiện thuận lợi để dịch sốt xuất huyết gia tăng. Vì vậy, để ngăn chặn dịch sốt xuất huyết bùng phát cần có sự vào cuộc của chính quyền địa phương, các thôn lân cận, nhất là công tác diệt bọ gậy tại các nơi có nguy cơ gây bệnh.

Đồng thời, nâng cao ý thức người dân trong công tác phòng chống dịch, cũng như khoanh vùng, xử lý triệt để các ổ dịch; tiếp tục tuyên truyền các biện pháp phòng tránh muỗi đốt như ngủ màn, kem xoa ngoài da, hóa chất diệt muỗi…

Lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh kiểm tra bệnh nhân bị mắc SXH đang điều trị tại Trạm Y tế xã Kỳ Lợi

Trong trường hợp nghi ngờ mắc sốt xuất huyết, người dân cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và chữa trị kịp thời; không tự ý điều trị tại nhà.

Theo baohatinh

Hà Đông: Tích cực ngăn chặn dịch sốt xuất huyết

Theo đ.ánh giá của ngành Y tế, năm nay dịch sốt xuất huyết trên địa bàn quận Hà Đông đến sớm hơn, với số ca mắc tăng cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2018.

Trước nguy cơ bùng phát dịch, quận Hà Đông đã tích cực chỉ đạo các cấp, ngành tích cực triển khai các biện pháp phòng chống.

Nhiều nguy cơ bùng phát dịch bệnh

Theo báo cáo của quận, đến ngày 9/8 trên địa bàn Hà Đông có 352 trường hợp mắc sốt xuất, trong đó có 339 trường hợp đã khỏi bệnh, hiện còn 13 trường hợp đang điều trị tại các cơ sở y tế.

Các gia đình tích cực kiểm tra các dụng cụ chứa nước để diệt bọ gậy.

Trong 17 phường, chỉ có Biên Giang không có dịch sốt xuất huyết. Địa phương có nhiều ổ dịch sốt xuất huyết (SXH) nhất là Phú Lương, với 205 ca mắc. Số ca mắc mới cũng nhiều nhất với 7 ca. Phú Lãm đứng sau với tổng số 27 ca, trong đó có 6 ca mắc mới. La Khê và Kiến Hưng có 20 và 21 ca mắc. Đến tuần 30 – 31, dịch sốt xuất huyết trên địa bàn quận gần như đi ngang. Trong đó có 16 ổ dịch, 6 ổ dịch đã kết thúc và còn 10 ổ dịch đang hoạt động.

Phường Phú Lương có ổ dịch lớn nhất với quy mô phường. Tuy nhiên, số ca mắc cao nhất ở tuần 29, đến tuần 31 số lượng ca mắc có xu hướng giảm. Phường có xu hướng gia tăng ca mắc SXH tại thời điểm giữa tháng 8 là Phú Lãm và Kiến Hưng.

Phú Lương là ổ dịch lớn nên tập trung nhiều lực lượng phòng chống muỗi sinh trưởng trong các diện tích đất trống.

Theo nhận định của các cơ quan chuyên môn và địa phương, đây là thời điểm bước vào mùa mưa, thời gian mưa có thể còn kéo dài sang tháng 9. Đây là thời điểm muỗi sinh sản của muỗi, ý thức của người dân tại một số vùng chưa cao, do vậy nguy cơ bùng phát dịch bệnh rất cao nếu không có biện pháp ngăn chặn.

Chủ động phòng chống

Trong thời gian vừa qua, chính quyền các địa phương, ngành Y tế triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết. Lãnh đạo quận đã đến kiểm tra, chỉ đạo trực tiếp tại các phường có số ca mắc tăng như Phú Lương, Phú Lãm … Thường xuyên họp ban chỉ đạo phòng chống dịch, đ.ánh giá, rút kinh nghiệm.

Các nghĩa trang được các tổ chức tham gia tích cực diệt bọ gậy.

Với 103.692 hộ gia đình, 290 cơ quan đơn vị, 128 trường học, 143 khu đô thị, 128 đình chùa, 68 nghĩa trang, 92 khu đất trống, 28 chợ, quận đã tổ chức rà soát, thống kê các khu vực công cộng, lập kế hoạch triển khai vệ sinh môi trường, thu gom phế thải, phế liệu, phu hóa chất … Duy trì việc ra quân dọn vệ sinh môi trường vào thứ 7, Chủ nhật hàng tuần.

Quận và các phường phát động mỗi cá nhân, hộ gia đình nâng cao ý thức, hiểu đúng đặc điểm lây truyền của bệnh để chủ động các biện pháp hạn chế muỗi sinh sản, tích cực phòng sốt xuất huyết.

Đặc tính của muỗi gây bệnh sốt xuất huyết chỉ đẻ ở các vật chứa nước có sẵn trong nhà và xung quanh nhà, nhất là những vật chứa có ánh sáng mặt trời chiếu rọi 30-40%/ngày, do đó quận đã tổ chức 44 chiến dịch dọn VSMT diệt bọ gậy. Trong đó 16 chiến dịch có sự tham gia của 1.262 lượt cán bộ y tế. Thông qua việc tuyên truyền, làm vệ sinh, đến nay đã có trên 120.450 lượt hộ gia đình tham gia kiểm tra đồ dùng dụng cụ, tránh muỗi phát sinh, chiếm 93% số hộ trên địa bàn.

Phụ nữ quận và phường Văn Quán, Yết Kiêu tham gia hỗ trợ diệt bọ giúp người dân phường Phú Lương.

Quận đã huy động các tổ dân phố, hội đoàn thể tham gia công tác tuyên truyền, kiểm tra và lật úp các dụng cụ chứa nước làm nơi cho muỗi sinh sản. Theo chia sẻ của bà Lại Hà Phương, Chủ tịch Hội Phụ nữ (HPN) quận, thời gian qua HPN quận, phường thường xuyên tổ chức dọn vệ sinh, kiểm tra các khu vực đất trống, chợ, tuyên tuyền các gia gia đình chủ động lật các dụng cụ chứa nước. Ngoài ra, HPN còn tăng cường các hội viên ở những địa phương ít dịch bệnh, đến phường gia tăng nhiều ổ dịch như Phú Lương để tuyên tuyền, cùng với người dân kiểm tra các dụng cụ chứa nước và diệt bọ gậy.

Các lọ ho ở nghĩa trang là nơi chứa nước để muỗi sinh sản được hội viên HPN úp đổ nước tránh sự phát triển của bọ gậy.

Đến nay, toàn quận đã kiểm tra, xử lý 12.500/244.466 dụng cụ chứa nước có bọ gậy, thả 2.793 con cá diệt bọ gậy. Quận đã tổ chức phun hóa chất ở các khu vực ổ dịch tại các phường Phú Lương, Yên Nghĩa, Nghuyễn Trãi, La Khê, Vạn Phúc, Yết Kiên, Kiến Hưng, Quang Trung … Riêng ổ dịch phường Phú Lương quận đã phun hóa chất đạt 83% hộ gia đình.

Cùng với việc chủ động giảm lượng muỗi sinh sản với tinh thần “không có bọ gậy, không có sốt xuất huyết”, ngành Y tế và các địa phương trên địa bàn quận tuyên truyền cho người dân nhận biến hiệu sớm của bệnh SXH là bị sốt cao, sốt kéo dài, kèm theo triệu chứng đau nhức cơ thể, chán ăn phải đến ngay cơ quan Y tế để kiểm tra, được hỗ trợ điều trị, tránh khi bệnh quá nặng gây ảnh hưởng đến tính mạng.

Theo kinhtedothi

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *