Tính từ năm 2004 đến hết tháng 08/2019, Đơn vị Tim mạch – Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng đã thực hiện 4.429 ca can thiệp và 1.529 ca phẫu thuật; trong đó, có nhiều trường hợp bệnh lý phức tạp đã được điều trị thành công.
Tối 19/10, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng tổ chức Chương trình “15 năm – Hành trình Vì trái tim hoàn mỹ” nhân kỷ niệm 15 năm ca can thiệp tim mạch đầu tiên được thực hiện (2004-2019).
Hơn 15 năm trước, khi phẫu thuật tim hở và can thiệp tim mạch là niềm mơ ước của nhiều cơ sở y tế nhưng chưa thể thực hiện được, nhưng Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng đã làm được điều đó và trở thành Bệnh viện đầu tiên của khu vực miền Trung triển khai can thiệp tim mạch (tháng 06/2004) và đứng thứ hai sau Bệnh viện Trung ương Huế trong triển khai phẫu thuật tim hở (tháng 07/2006).
Sự thành công bước đầu không chỉ dừng lại ở đó, cùng với nỗ lực và quyết tâm cao, tinh thần học hỏi không ngừng; cũng như sự hỗ trợ, hợp tác của các chuyên gia đầu ngành trong nước, và các giáo sư quốc tế, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng đã phát triển mạnh mẽ về chuyên môn, đạt nhiều thành tựu trong công tác điều trị tim mạch như triển khai và ứng dụng Phẫu thuật Nội soi tim ít xâm lấn, Phẫu thuật nội soi cắt kén khí phổi, thùy phổi, u màng tim, Phẫu thuật phình động mạch chủ bụng…
Các bác sĩ đang phẫu thuật tim mạch.
Tính từ năm 2004 đến hết tháng 08/2019, Đơn vị Tim mạch – Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng đã thực hiện 4.429 ca can thiệp và 1.529 ca phẫu thuật; trong đó, có nhiều trường hợp bệnh lý phức tạp đã được điều trị thành công.
Tính từ năm 2007 – Tháng 08/2019, Bệnh viện đã khám sàng lọc tim bẩm sinh cho hơn 300.000 trẻ, trong đó hơn 4.800 em được can thiệp/phẫu thuật thành công.
Đặc biệt, bệnh nhân nhi nhỏ t.uổi nhất (03 tháng t.uổi, cân nặng 04 kg) đã được can thiệp/phẫu thuật thành công vào tháng 08/2016 là thành tựu nổi bật nhất tính đến nay.
Các bác sĩ tặng hoa và quà cho các bệnh nhi đã được phẫu thuật tim mạch thành công, tại Chương trình “15 năm – Hành trình Vì trái tim hoàn mỹ” vào tối 19/10.
Bên cạnh đó, cùng với sự đầu tư về máy móc và cơ sở hạ tầng mới gần 25 tỷ đồng như: Khu Hồi sức Tim, Phòng mổ hiện đại chuyên sâu về Tim, máy CEC – ứng dụng kỹ thuật ECMO (tuần hoàn ngoài cơ thể) hiện đại nhất miền Trung-Tây Nguyên, máy bơm bóng nghịch cảnh trong động mạch chủ (hiện chỉ có Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng đầu tư máy này)…Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng sẽ tiếp tục phát huy thế mạnh chuyên khoa mũi nhọn tim mạch, góp phần cứu chữa nhiều bệnh nhân mắc bệnh tim tại khu vực miền Trung-Tây Nguyên, nâng cao chất lượng cuộc sống, kéo dài t.uổi thọ, giúp giải quyết sớm tình trạng ứ đọng, giảm được sự quá tải bệnh nhân phẫu thuật tim tại các bệnh viện lớn tại Việt Nam.
Cũng trong ngày 19/10, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng cũng tổ chức Hội nghị Nghiên cứu Khoa học lần 8 năm 2019 – Chuyên đề Tim mạch, lồng ngực với sự tham gia báo cáo của nhiều đại biểu đến từ các bệnh viện trong hệ thống Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ & các bệnh viện lớn trong cả nước như: Bệnh viện Đa Khoa Đà Nẵng, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Trung ương Quảng Nam, Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh, Viện Tim mạch Việt Nam.
Đức Hoàng
Theo toquoc
Tim ngưng đ.ập 77 phút, cô bé vẫn sống sót kỳ diệu
Khi chỉ mới 6 tuần t.uổi, cô bé Evalina Cox đã trải qua ca phẫu thuật tim ngặt nghèo. Quả tim của Evalina đã ngưng đ.ập suốt 77 phút. Điều kỳ diệu là cô bé vẫn sống sót và hồi phục.
Tim bé Evelina Cox đã hoạt động lại sau 77 phút ngừng đ.ập – Ảnh minh họa: Shutterstock
Trong lần kiểm tra thai kỳ ở tuần 20, bà Jo và ông Justin ở thị trấn Margate (Anh) đã nhận tin sét đ.ánh. Đứa con chưa chào đời của họ mắc khuyết tật tim nghiêm trọng và có thể đe dọa tính mạng, theo Mirror.
Hai mạch m.áu chính là động mạch phổi và động mạch chủ của Evelina bị hoán đổi vị trí. Tình trạng này gọi là chuyển vị đại động mạch. Chính vì sự bất thường của mạch m.áu mà m.áu c.hảy đến phổi để lấy ô xy rồi lại tiếp tục chảy ngược trở lại phổi thay vì đến những cơ quan khác.
Trong khi đó, dòng m.áu đang lưu thông khắp cơ thể lại không thể chảy đến phổi để lấy ô xy. Vì vậy, cơ thể không thể hoạt động bình thường, theo Mirror.
Ngoài ra, các bác sĩ cũng phát hiện bé Evalina còn xuất hiện thêm nhiều vấn đề về tim khác như chỉ có 1 động mạch vành thay vì 2.
Dù vậy, Evalina vẫn chào đời. Cô Jo được sắp xếp sinh con tại bệnh viện St Thomas’ Hospital, một chi nhánh của Bệnh viện Nhi đồng Evelina London ở thành phố London (Anh).
Ca phẫu thuật tim đầu tiên được thực hiện tại Bệnh viện Nhi đồng Evelina London khi c.ô b.é được 6 ngày t.uổi. 6 tuần sau, cô bé lại tiếp tục thực hiện ca phẫu thuật tim mở đẩu tiên.
Nhưng trong chính ca phẫu thuật thứ 2 này, bố mẹ Evelina phải trải qua những cảm xúc kinh hoàng. Tim cô bé ngừng đ.ập, nói cách khác là c.ô b.é đã c.hết trên bàn mổ. Các bác sĩ đã cố gắng kích lại nhịp tim cho Evelina bằng cách liên tục thực hiện hồi sức tim phổi.
Cuối cùng, nỗ lực đã được đền đáp. Quả tim của Evelina đã hồi sinh sau 77 phút ngừng đ.ập. Cô bé tiếp tục nằm lại viện điều trị thêm 6 tuần nữa để khắc phục các biến chứng như xẹp phổi, co giật và đột quỵ. Điều may mắn là não Evelina không bị tổn hại và đã c.ô b.é đã hồi phục hoàn toàn sau đột quỵ.
Đến khi được 19 tháng t.uổi, Evelina tiếp tục phẫu thuật để sửa chữa những tổn thương còn lại ở tim. Ca phẫu thuật kéo dài suốt 9 giờ.
Nếu không có các y bác sĩ tại Bệnh viện Nhi đồng Evelina London thì Evelina có thể đã c.hết. Vì thế, cặp vợ chồng đã quyết định lấy tên của bệnh viện để đặt tên cho con gái mình là Evelina. “Đây là một tên đẹp và nó cũng thể hiện sự biết ơn của chúng tôi với bệnh viện”, cô Jo nói.
Theo Thanh niên