Sáng 29/11, trao đổi với VietNamNet, đại diện Sở Y tế Cao Bằng thông tin 18 trẻ có biểu hiện ngất, khóc thét, co cứng chân tay, kích động, đ.ánh n.gười tại một trường tiểu học là do mắc chứng rối loạn phân ly tập thể.
Đây là chứng rối loạn tâm lý thường gặp ở môi trường đông người, nhất là trường học. Hiện tại, 18 trẻ (gồm 2 nam, 16 nữ) đang được theo dõi sức khỏe tại nhà, hỗ trợ ổn định tâm lý và bổ sung dinh dưỡng.
Sau khi kiểm tra, đ.ánh giá, ngành y tế xác định các học sinh có biểu hiện bất thường là do mắc chứng rối loạn phân ly tập thể, điều trị chủ yếu bằng phương pháp liệu pháp tâm lý và giáo dục.
Hai ngày qua, các bác sĩ Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng đã hướng dẫn các giáo viên xử lý khi xảy ra ca bệnh, nhanh chóng đưa học sinh bị bệnh ra ngoài phòng riêng, yên tĩnh để theo dõi.
Đoàn công tác của Sở Y tế thăm khám cho học sinh mắc chứng rối loạn phân ly tập thể. Ảnh: Sở Y tế Cao Bằng
Trước đó, vào 21h ngày 24/11, Sở Y tế tỉnh Cao Bằng nhận được thông tin tại điểm Trường Nà Rại thuộc Trường Tiểu học Cốc Pàng (Bảo Lạc, Cao Bằng), một số em học sinh biểu hiện lạ như bỗng nhiên ngất, khóc thét, co cứng chân tay, sợ hãi, gọi hỏi không trả lời, kích động, đ.ánh n.gười…
Thời gian xuất hiện triệu chứng lạ khoảng 3-5 phút sau đó tăng dần lên 10-30 phút. Sau khi các biểu hiện này biến mất, các em ngủ lịm khoảng 10-20 phút và tỉnh lại, giao tiếp bình thường. Tổng số trẻ có biểu hiện này gồm 18 em (2 nam, 16 nữ). Các học sinh chỉ có biểu hiện khác lạ khi ở nơi đông người, tại trường học, không xuất hiện lúc ở một mình và tại nhà.
Các triệu chứng có tính chất lây lan, khởi phát bắt đầu từ một học sinh sau đó lan truyền sang các em khác. Việc tập trung nhiều người chú ý, chăm sóc càng khiến nhiều em học sinh phát bệnh. Ngoài những cơn bất thường trên, các bệnh nhi tỉnh táo, tiếp xúc tốt, da niêm mạc hồng, tim nhịp đều, rõ; phổi thông khí đều 2 bên, không phát hiện bệnh lý, dấu hiệu bất thường.
Khi được thăm khám sức khỏe tâm thần, trẻ biểu hiện lo lắng, sợ hãi, không thể trả lời khi bác sĩ hỏi về tình trạng bệnh. Sau quá trình điều trị tại chỗ bằng một số phương pháp tâm lý cơ bản, hầu hết trẻ hồi phục hoàn toàn, có thể trở về lớp học bình thường.
Qua quá trình tiếp xúc với các bệnh nhi, bà Vương Thị Tuyên, Phó giám đốc Sở Y tế Cao Bằng, nhận định các cháu có biểu hiện trên do mắc chứng rối loạn phân ly tập thể. Đây là một nhóm các bệnh tâm thần thường gặp. Hiện tượng này gặp chủ yếu ở t.rẻ e.m gái.
Đặc trưng là những triệu chứng gợi ý bệnh lý của một cơ quan, bộ phận nào đó trong cơ thể nhưng không thể tìm được nguyên nhân bằng các phương pháp thăm khám lâm sàng và xét nghiệm.
Rối loạn phân ly tập thể thường xảy ra đồng loạt trong một nhóm tập thể như trường học hoặc đám đông. Nếu không được xử trí kịp thời và triệt để sẽ dẫn đến nét tính cách phân ly khó điều trị và gây lây lan trong các môi trường đông người. Chứng bệnh này được điều trị chủ yếu bằng phương pháp liệu pháp tâm lý và giáo dục.
Đối với các trường hợp học sinh có biểu hiện lên cơn tái lại nhiều lần trong ngày và kéo dài nhiều ngày, nhà trường báo cáo, phối hợp với chính quyền địa phương, gia đình học sinh thực hiện biện pháp chăm sóc và theo dõi tại nhà từ 5 đến 7 ngày, nếu tình trạng học sinh ổn định, tiếp tục học tập bình thường.
Nhà trường cũng được đề nghị tăng cường các hoạt động ngoại khóa như ca, múa, nhạc, tập thể dục, chơi các môn thể thao và lao động tập thể… đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ và nghỉ ngơi hợp lý cho học sinh.
Nóng: Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế xử trí ca mắc COVID-19; cách ly F1 là học sinh khi học trực tiếp
Bộ Y tế đã có hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 khi tổ chức dạy, học trực tiếp với 4 bước; Đồng thời Bộ Y tế cũng đề nghị cơ sở giáo dục không bắt buộc tất cả các học sinh phải xét nghiệm COVID-19 trước khi trở lại trường học trực tiếp…
Bộ Y tế đã có hướng dẫn công tác phòng, chống dịch COVID-19 khi tổ chức dạy, học trực tiếp gửi Bộ GD&ĐT ngày 21/2.
Theo Bộ Y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời ” Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19“, căn cứ tình hình dịch bệnh hiện nay trên thế giới và tại Việt Nam, tỷ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 cao trên toàn quốc, Bộ Y tế đã xây dựng, bổ sung một số nội dung hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 trong trường học để tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở giáo dục khi tổ chức dạy, học trực tiếp, cụ thể như sau:
Quy trình xử trí khi phát hiện trường hợp mắc COVID-19 trong cơ sở giáo dục
Bước 1: Khi có trường hợp F0, báo ngay Hiệu trưởng/Ban chỉ đạo/Tổ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 của nhà trường. Cán bộ y tế trường học hoặc Ban chỉ đạo/Tổ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 của nhà trường chuyển ngay trường hợp F0 xuống phòng cách ly tạm thời của trường học theo lối đi riêng đã được phân luồng.
Bộ Y tế đã có hướng dẫn công tác phòng, chống dịch COVID-19 khi tổ chức dạy, học trực tiếp với 4 bước gửi Bộ Giáo dục & Đào tạoẢnh minh họa
Bước 2 : Hiệu trưởng/Ban chỉ đạo/Tổ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 của nhà trường thông báo đồng thời ngay cho trạm y tế cấp xã hoặc cơ sở y tế đã được giao nhiệm vụ phân công hỗ trợ trường học trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 để ngay lập tức đến xử lý cùng.
Bước 3: Đối với lớp học có học sinh F0:
Giáo viên chủ nhiệm cho học sinh ngồi yên tại chỗ. Cán bộ y tế trường học và Ban chỉ đạo/Tổ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 của nhà trường, cán bộ y tế cấp xã tổ chức điều tra xác định các trường hợp F1 theo hướng dẫn của ngành y tế (việc xác định trường hợp là F1 thực hiện theo Công văn số 11042/BYT-DP ngày 29/12/2021 của Bộ Y tế về việc điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19).
Cán bộ y tế trường học và Ban chỉ đạo/Tổ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 của nhà trường, cán bộ y tế cấp xã tổ chức xét nghiệm kháng nguyên nhanh ngay cho toàn bộ học sinh của lớp đó, nếu trường hợp có kết quả xét nghiệm kháng nguyên nhanh dương tính với virus SARS-CoV-2 thì được xác định là F0 và xử lý theo qui định.
Nếu không phải là F1 và kết quả xét nghiệm kháng nguyên nhanh âm tính: cho những học sinh này đi học trở lại bình thường.
Nếu là F1 và kết quả xét nghiệm kháng nguyên nhanh âm tính:
Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú 5 ngày và xét nghiệm (RT-PCR hoặc kháng nguyên nhanh) ngày thứ 5 đối với những học sinh là F1 và đã tiêm đủ ít nhất 02 liều vaccine phòng COVID-19 (được ghi trên giấy xác nhận đã tiêm vaccine COVID-19, phần mềm ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử hoặc PC-Covid) theo qui định, liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày;
Hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 3 tháng tính đến thời điểm được xác định là đối tượng F1 (có giấy ra viện/giấy xác nhận khỏi bệnh COVID-19).
Các trường hợp có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 vào ngày thứ 5 được đi học trực tiếp trở lại, nhà trường và phụ huynh học sinh tiếp tục theo dõi sức khoẻ cho học sinh trong 05 ngày tiếp theo và hướng dẫn học sinh thực hiện Thông điệp 5K.
Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú 07 ngày và xét nghiệm (RT-PCR hoặc kháng nguyên nhanh) ngày thứ 7 đối với những học sinh là F1 và chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vacine phòng COVID-19; các trường hợp có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 vào ngày thứ 7 được đi học trực tiếp trở lại, nhà trường và phụ huynh học sinh tiếp tục theo dõi sức khoẻ cho học sinh trong 03 ngày tiếp theo và hướng dẫn học sinh thực hiện Thông điệp 5K.
Bộ Y tế lưu ý: Trong quá trình cách ly, theo dõi sức khỏe, nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác, … hoặc triệu chứng nghi ngờ khác, thì thông báo ngay cho Trạm Y tế cấp xã, Nhà trường để theo dõi và xử trí theo qui định.
Riêng đối với khối mầm non, nhà trẻ, nhóm trẻ: Nếu trong lớp học có 01 ca xét nghiệm kháng nguyên nhanh dương tính với virus SARS-CoV-2 (F0) thì cho toàn bộ trẻ trong lớp đó cách ly, theo dõi sức khoẻ tại nhà, nơi lưu trú 07 ngày và xét nghiệm (RT-PCR hoặc kháng nguyên nhanh) vào ngày thứ 7.
Các trường hợp có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 vào ngày thứ 7 được đi học trực tiếp trở lại, phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm tiếp tục theo dõi sức khoẻ cho trẻ trong 03 ngày tiếp theo.
Nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác,…hoặc triệu chứng nghi ngờ khác, thì phụ huynh/giáo viên chủ nhiệm thông báo ngay cho Trạm Y tế cấp xã, Hiệu trưởng/Ban chỉ đạo/Tổ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 của nhà trường để theo dõi và xử trí theo qui định.
Bước 4:
Bộ Y tế: Các địa phương chuẩn bị sẵn nguồn lực để tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5-11 t.uổi
Thêm 6 địa phương quyết định lùi thời gian tổ chức học trực tiếp
Bộ Y tế nhắc 9 tỉnh tăng cường tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 t.uổi
– Đối với lớp có học sinh F0:Sau khi xác định đối tượng là F1, cho học sinh không phải là F1 di chuyển sang lớp học dự phòng và khử khuẩn toàn bộ lớp học.
– Đối với học sinh các lớp học khác:
Nếu không có sự giao lưu tiếp xúc với F0 thì cho đi học bình thường.
Nếu xác định có học sinh tiếp xúc gần (F1) với trường hợp F0 thì tiến hành xét nghiệm kháng nguyên nhanh với trường hợp là F1 đó và xử lý F1 như bước 3.
Cơ sở giáo dục không bắt buộc tất cả các học sinh phải xét nghiệm COVID-19 trước khi trở lại trường để học trực tiếp
Bộ Y tế lưu ý, trường hợp phát hiện học sinh là F0 đang ở tại nhà, phụ huynh cho học sinh nghỉ học, báo ngay với nhà trường và trạm y tế cấp xã. Nhà trường, Trạm Y tế cấp xã tiến hành truy vết các trường hợp học sinh là F1 liên quan và xử lý các trường hợp F1 như trên.
Yêu cầu cơ sở giáo dục không bắt buộc tất cả các học sinh phải xét nghiệm trước khi trở lại trường để học trực tiếp, chỉ xét nghiệm đối với các trường hợp nghi ngờ (sốt, ho, khó thở, … hoặc có triệu chứng nghi ngờ khác) hoặc có t.iền sử tiếp xúc với F0.
Về việc tổ chức học bán trú của học sinh, Bộ Y tế nêu rõ:
– Nếu tổ chức cho trẻ học bán trú, nhà trường phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của ngành Y tế và ngành Giáo dục và Đào tạo, trong đó bảo đảm theo nguyên tắc hạn chế giao lưu, tiếp xúc giữa các học sinh trong cùng lớp và giữa các lớp.
– Ưu tiên tổ chức ăn, ngủ, nghỉ ngay tại lớp học; học sinh lớp nào ăn, ngủ riêng theo lớp đó, không chung với các lớp khác.
– Học sinh ăn theo suất ăn riêng, không dùng chung các đồ dùng cá nhân, rửa tay với nước sạch và xà phòng trước và sau khi ăn.
– Vệ sinh, khử khuẩn nhà ăn sau mỗi lượt tổ chức cho học sinh ăn (nếu tổ chức ăn ở nhà ăn chung của nhà trường).
– Bảo đảm an toàn thực phẩm, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm.
Bộ Y tế đề nghị Bộ GD&ĐT căn cứ vào các nội dung hướng dẫn nêu trên để chỉnh sửa, bổ sung vào Sổ tay bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong trường học và các văn bản hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 khác của Bộ GD&ĐT.