Bé Bùi Ngọc Thạch sinh năm 2004, xã Đông Bắc, Kim Bôi, Hòa Bình bị viêm não Nhật Bản di chứng nặng khiến não bị tổn thương. Suốt 2 năm qua Thạch nằm ở khoa Hồi sức Tích cực suốt và chờ hi vọng một ngày em bình phục.
Ông Diệt với cuốn sổ nhật ký bệnh viện cùng con .
Cuốn sổ đặc biệt
Ông Bùi Ngọc Diệt là cha của Thạch, suốt 2 năm qua ông không rời xa bệnh viện lấy một ngày chỉ sợ con vắng bố sẽ buồn. Ông kể Thạch dù sống thực vật nhưng em vẫn hiểu bố nói gì. Có lúc, Thạch ngủ dậy mắt đưa đưa không thấy cha đâu là hai hàng nước mắt của em lăn dài trên má. Vì thế, ông Diệt không dám đi đâu vì sợ con cần cha.
Suốt 2 năm con đi viện, ông chưa 1 ngày dám thuê giường nằm mà chỉ tiện chỗ nào ngả lưng được là ngủ. Khi còn ở Bệnh viện Nhi trung ương, giàn hoa giấy khu nhà 8 tầng được ông Thạch nhớ mãi đó là nơi ngủ của ông suốt 6 tháng. Ông sợ thuê nhà đi xa nếu bác sĩ cần gọi điện vào không kịp nên chỉ ở đó.
Người cha này đặc biệt với cuốn sổ ghi chép bệnh viện. Cuốn sổ bằng bàn tay, đã cũ mèn vì được ông ghi suốt 2 năm qua. Lật giở từng trang giấy hoen vàng, ông Thạch đọc rõ ngày nào Thạch phải thở máy, ngày nào bệnh tình em nặng, ngày nào em mệt. Những ngày đóng viện phí tạm ứng, những ngày bác sĩ gặp riêng người nhà bệnh nhân. Tất cả ông ghi lại bằng nét chữ nguệch ngoạc của người cha đã gần 60 t.uổi.
Cuốn sổ của ông Diệt ghi lại những ngày con nằm viện.
Không chỉ ghi chép lại nhật ký tình hình bệnh của con, ông Diệt còn ghi lại hết tất cả những nhà hảo tâm đã hỗ trợ cha con ông từ suất cơm miễn phí, hộp cháo tình thương tới t.iền và chăn, chiếu. Ông Diệt kể ghi lại hết để sau này Thạch khỏe lại ông sẽ cho con đọc để con biết rằng khi con bị bệnh đã có rất nhiều người đồng hành cùng con.
Những nhà hảo tâm đã hỗ trợ, ông không biết đặt tên là gì chỉ ghi tạm “nhóm tình thương Láng Thượng, quà Tết…
Những dòng nhật ký xen lẫn nhau từng ngày. Ví dụ ngày 23/1/2018 gia đình Ánh Hồng tài trợ 3 triệu đồng, ngày 27/1 hội từ thiện Sóc Sơn 1 triệu đồng…lại xen vào đó là Thạch chụp CT, Thạch, bác sĩ Hường tư vấn thời gian khá dài, toàn thở máy… đó là những dòng chữ ông Diệt ghi lại. Những mốc thời gian đó ông nhớ như in.
Ông kể buổi tối, con ngủ ông ngồi cạnh không biết làm gì và thường lấy bút ra viết. Lúc đầu ông không biết viết gì rồi nghĩ sẽ viết lại từng ngày từng ngày ở viện với con bằng dòng chữ đơn giản nhất.
Thạch chỉ nằm im như một đ.ứa t.rẻ không cười, ánh mắt đờ dại. Ông Diệt kiên trì nói chuyện với con. Ông bảo con biết đấy. Hàng ngày ông kể con nghe mọi chuyện từ bạn bè, gia đình, nhà trường. Có lúc, ông mở điện thoại cho con xem bóng đá. Nhìn ánh mắt của con lấp láy, ông thấy con bắt đầu thích vì trước khi chưa bệnh, cậu bé đam mê bóng đá vô cùng.
Hồi sinh do kiên trì
Bác sĩ Hoàng Công Tình – trưởng khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình cho biết Thạch được chuyển từ Bệnh viện Nhi trung ương về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình từ tháng 3/2018. Em bị viêm não Nhật Bản nhưng biến chứng não nặng nề. Đây là ca bệnh nằm ở khoa Hồi sức tích cực lâu nhất từ trước tới nay.
Ông Diệt chia sẻ chưa khi nào ông bỏ cuộc dù có lúc con chỉ còn 10 % hi vọng.
Hàng ngày, Thạch được điều dưỡng chăm sóc chu đáo cùng với bố của em. Thạch đang tập phục hồi chức năng, em có thể nhấc chân lên, tay nắm duỗi tốt. Điều đặc biệt Thạch không bị viêm phổi do thở máy nhiều ngày cũng như loét do tì đè. Điều này nhờ sợ chăm sóc tận tình của gia đình em cũng như nhân viên y tế.
Bác sĩ Tình cho biết trước đây cũng có nhiều ca bị di chứng sau viêm não Nhật Bản giống như của Thạch nhưng đều t.ử v.ong. Thạch hồi sinh một phần cũng là nhờ gia đình em quyết tâm theo đuổi đến cùng. Có lúc tiên lượng của em cũng thấp nhưng gia đình vẫn kiên trì đồng lòng với bác sĩ cố gắng cứu em.
Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền theo đường m.áu qua trung gian truyền bệnh là muỗi culex, do virus viêm não Nhật Bản B gây ra. Virus xâm nhập vào nhu mô não, gây phá hủy các tế bào thần kinh, bệnh diễn biến nhanh và có tỷ lệ t.ử v.ong cao khoảng 10 – 25%. Cách phòng tốt nhất đó là tiêm phòng viêm não Nhật Bản. Bác sĩ Tình cho biết bệnh truyền qua véc tơ là muỗi nên bất cứ ai cũng có nguy cơ bị. Khi bị viêm não Nhật Bản di chứng não thường vô cùng nặng nề. Trường hợp của Thạch cũng nhiều lần thập tử nhất sinh.
Trong thời gian tới, Thạch sẽ được tăng cường phục hồi chức năng nhiều hơn.
Theo infonet
Cậu bé mỉm cười sau 2 năm hôn mê
B.é t.rai ở Hòa Bình nhập viện khi mới hơn 14 t.uổi, gần 2 năm qua cháu hoàn toàn hôn mê, sống thực vật do biến chứng viêm não Nhật Bản. Hai ngày nay cháu đột nhiên mỉm cười…
Cậu bé mỉm cười trong sự động viên của bác sĩ Tình, sau gần 2 năm rơi vào trạng thái sống thực vật – Ảnh: BVCC
“Chúng tôi đã gọi sự bình phục tuyệt vời của cậu bé là điều kỳ diệu ngày thứ sáu.”
Bác sĩ Hoàng Công Tình
Các bác sĩ đang tràn trề hi vọng cháu bé hoàn toàn hôn mê trong thời gian qua có thể phục hồi được não, nói được trở lại.
Bất ngờ “thức tỉnh”
Bác sĩ Hoàng Công Tình – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, người trực tiếp điều trị cho cháu bé – cho biết trước khi được chuyển về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, cháu đã có 6 tháng điều trị tại Bệnh viện Nhi T.Ư (Hà Nội). Sau 6 tháng điều trị cháu vẫn không bỏ được máy thở, gần như rơi vào trạng thái sống thực vật: liệt tứ chi, mở mắt tự nhiên nhưng vô hồn, thở phụ thuộc vào máy thở nhân tạo.
“Hơn một năm nay kể từ khi chuyển về khoa chúng tôi, bệnh của cháu vẫn không khá lên bao nhiêu, đôi mắt vẫn vô hồn, vẫn phải phụ thuộc vào máy thở. Dù biết bệnh cháu khó nhưng các bác sĩ vẫn tích cực điều trị, và gia đình cháu, một gia đình rất nghèo, sống trong vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Hòa Bình, vẫn không hết hi vọng” – bác sĩ Tình cho biết.
Và sáng thứ sáu vừa qua, khi các bác sĩ đến thăm, điểm bệnh ở từng buồng bệnh, thật bất ngờ cháu bé đã có những tiến triển nhất định: có thể nhận biết được xung quanh, làm được các động tác theo hướng dẫn của các bác sĩ như nhắm mắt, mở mắt, đưa mắt sang trái, sang phải, há miệng, thè lưỡi, và đặc biệt khi các bác sĩ hướng dẫn cháu cười, cậu bé đã cười rất tươi.
Nỗ lực để cậu bé có cơ hội
Theo bác sĩ Tình, y văn đã từng ghi nhận những trường hợp tỉnh lại sau thời gian dài sống thực vật, gần đây ở Hà Nội đã có một cậu bé như vậy. Nhưng đây vẫn là những ca bệnh hiếm gặp.
“Nếu cháu bé bỏ được thở máy thì cháu sẽ nói được, nhưng những biểu hiện của cháu từ ngày thứ sáu vừa qua và trong hai ngày nay cho thấy não cháu đã có những dấu hiệu phục hồi. Với những bệnh nhân rơi vào tình trạng sống thực vật thì việc não phục hồi là điều quan trọng nhất. Kể cả sau này cháu có bị liệt thì não cháu vẫn nhận biết được” – bác sĩ Tình nói.
Bác sĩ cho biết sẽ nỗ lực để cháu bé có cơ hội phục hồi.
Một bác sĩ từng trực tiếp điều trị cho cháu giai đoạn cháu ở Bệnh viện Nhi T.Ư chia sẻ bệnh nhân viêm não Nhật Bản biến chứng có khi cần thời gian rất lâu mới hồi phục, trong đó những yêu cầu về dinh dưỡng, phục hồi chức năng vô cùng quan trọng. Đây là bệnh nhân đầu tiên được điều trị và chăm sóc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình phục hồi được não bộ sau khi hôn mê tới gần 2 năm và rơi vào sống thực vật.
Bác sĩ Tình cho biết hiện các bác sĩ chưa đ.ánh giá được khả năng phục hồi của cháu bé, nhưng trước hết đang cố gắng để cháu có thể tự thở được, từ đó có thể rút nội khí quản, cháu có thể nói được. Sau đó tính đến phục hồi các chức năng khác.
“Khi cậu bé cười tươi vào sáng thứ sáu vừa qua, chúng tôi đã rất bất ngờ, trong niềm vui có xen lẫn sự hồi hộp và hạnh phúc. Hạnh phúc vì một bệnh nhân nằm yên lặng gần 2 năm đã có những dấu hiệu thức giấc. Giờ đây, cả chúng tôi và gia đình cháu bé đều có quyền hi vọng những cơ may lớn hơn cho cháu” – bác sĩ Tình nói.
Được biết trong hơn 1 năm cháu điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình và trước đó nữa là 6 tháng ở Bệnh viện Nhi T.Ư, đã có nhiều nhà hảo tâm hỗ trợ cho cháu, đến bây giờ vẫn có những người tiếp tục hỗ trợ để cháu bé có thể phục hồi, tất cả đều đang cùng hi vọng…
Sau gần 2 năm sống thực vật, bất ngờ cháu bé đã có những tiến triển nhất định như có thể nhận biết được xung quanh, làm được các động tác theo hướng dẫn của bác sĩ.
Theo tuoitre