Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa có chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường công tác phòng, chống bệnh dại trên địa bàn.
Cà Mau tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp quản lý chó nuôi và phòng, chống bệnh dại ở động vật.
Ngày 4/10, ông Nguyễn Đức Thánh, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh này vừa giao Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, các sở, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp quản lý chó nuôi và phòng, chống bệnh dại ở động vật.
Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền để người dân quản lý chặt chẽ chó nuôi, không thả rong chó ra đường; tổ chức tiêm phòng vắc xin cho đàn chó nuôi trên địa bàn, đảm bảo tỷ lệ tiêm phòng theo quy định. Bên cạnh đó, UBND các huyện, thành phố Cà Mau chỉ đạo các ngành chức năng tuyên truyền, vận động người dân khi bị chó cắn, phải đến cơ sở y tế tiêm vắc xin phòng bệnh dại.
Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Cà Mau, tính từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có 2 trường hợp t.ử v.ong do bệnh dại ở người ở huyện U Minh và huyện Phú Tân; có 9 ổ dịch nghi dại và dại trên chó (trong đó, có 4 ổ xét nghiệm dương tính trên chó, 5 ổ không lấy được mẫu xét nghiệm, gồm: huyện Trần Văn Thời 4 ổ (2 ổ dương tính), huyện Cái Nước 4 ổ (1 ổ dương tính), TP Cà Mau 1 ổ dương tính). Số người bị chó cắn tại 9 ổ dịch là 35 người, tiêm vắc xin 35 người, tiêm huyết thanh kháng dại 33 người.
Một trường hợp ở Cà Mau bị chó dữ cắn vào bàn chân khi đi chợ.
Bác sĩ Lê Ngọc Định, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Cà Mau chia sẻ, người dân có thói quen nuôi chó, mèo và chó nuôi thường thả rông, không xích nhốt và rọ mõm. Đa số không đăng ký, khai báo với chính quyền khi nuôi chó mèo tại hộ gia đình và không tự giác đem chó, mèo tiêm phòng vắc xin dại cho chó.
“Hiện nay, một số ít người dân có tính chủ quan, thiếu hiểu biết, phong tục tập quán lạc hậu khi bị chó, mèo còn điều trị theo phương thức gia truyền như lấy nọc, đắp thuốc… phương pháp này hiện nay chưa được được y học chấp nhận”, bác sĩ Định thông tin.
Cũng theo bác sĩ Định, để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả cần phải tiếp tục giám sát chặt chẽ tại cộng đồng, kịp thời phát hiện những trường hợp chó, mèo bị bệnh, c.hết hay cắn người… Phối hợp với cơ quan thú Y xác định xem còn bệnh dại nghi ngờ trên chó và các động vật khác hay không. Nếu có cần phối hợp xử lý ngay.
Vận động những người bị chó, mèo mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh cắn, cào, liếm hoặc đã tiếp xúc với chó, mèo mắc bệnh phải được xử lý vết thương ngay theo hướng dẫn. Đến ngay Trung tâm y tế hoặc các điểm tiêm ngừa vắc xin dại gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời.
“Tuyệt đối không tự chữa hoặc điều trị thuốc nam, thuốc gia truyền, sẽ nguy hiểm đến tính mạng người bị chó cắn. Các điểm tiêm phòng khi người dân đến tiêm phòng dại cần khai thác kỹ tình trạng chó, mèo cắn người. Nếu chó, mèo có dấu hiệu bệnh dại hoặc cắn nhiều người cần báo ngay cho Trung tâm Y tế gần nhất biết để phối hợp phòng chống dịch kịp thời”, bác sĩ Định khuyến cáo đến người dân.
Theo baogiaothong
54 người c.hết vì bị chó dại cắn chỉ trong 9 tháng năm nay
9 tháng năm 2019, cả nước ghi nhận có 54 người c.hết vì bệnh dại, trong đó có những ca được ghi nhận ở địa phương trước đây chưa có người mắc.
Chó thả rông không được quản lý chặt khiến số người bị chó cắn đang gia tăng hàng năm – Ảnh Hoàng Phan
Chiều nay 26.9, thông tin từ Chương trình quốc gia khống chế và loại trừ bệnh dại, Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, cho biết thống kê trên cả nước, từ đầu năm đến nay đã ghi nhận 54 người c.hết vì bệnh dại ở 24 tỉnh, thành.
Đáng lưu ý, bệnh dại có xu hướng lan rộng ở các tỉnh, thành phố, khi nhiều địa phương trước đó chưa từng có ca mắc bệnh dại nay đã ghi nhận có ca c.hết vì bệnh dại. Trong năm 2018, bệnh dại được ghi nhận ở 20 tỉnh, thành phố với 64 người c.hết.
TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết biện pháp hiệu quả nhất về chi phí và ngăn ngừa các trường hợp bị chó cắn c.hết vì bệnh dại là phải quản lý tốt đàn chó và tiêm vắc xin để loại trừ bệnh dại trên đàn chó, ngăn ngừa lây lan sang người.
Theo thông tin từ các tổ chức quốc tế, bệnh dại hiện là một trong những bệnh truyền nhiễm lâu đời và đáng sợ nhất trong lịch sử nhân loại. Khi đã lên cơn dại thì bệnh nhân chắc chắn sẽ t.ử v.ong.
Hiện tại, bệnh dại đang lưu hành ở 150 quốc gia trên thế giới. Dù đã được dự phòng bằng vắc xin nhưng ước tính mỗi năm, trên thế giới có khoảng 59.000 người t.ử v.ong vì bệnh dại. Trong đó, khoảng 40% người t.ử v.ong là t.rẻ e.m dưới 15 t.uổi ở các nước châu Á và châu Phi.
Còn tại Việt Nam, theo thống kê của Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, ở Việt Nam, số người bị chó cắn mỗi năm tăng trên 100.000 người và tính trung bình mỗi năm có trên nửa triệu người bị chó cắn. Nếu tính chi phí vắc xin bỏ ra tiêm và các chi phí đi lại, ăn uống, thời gian nghỉ làm việc, học hành, thì mỗi năm xã hội tiêu tốn cả nghìn tỉ đồng do bị chó cắn và chi phí điều trị bệnh dại.
2019 là năm thứ 23 thế giới kỷ niệm ngày Phòng chống bệnh dại. Trong ngày 27.9, Bộ NN-PTNT, Bộ Y tế, Tổ chức Lương thực và nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) sẽ tổ chức lễ mít tinh hướng ứng ngày Phòng chống bệnh dại tại Bà Rịa – Vũng Tàu, với chủ đề “Tiêm vắc xin để loại trừ bệnh dại”.
Trưởng đại diện FAO tại Việt Nam Albert Lieberg cho biết, nếu chúng ta có thể loại trừ bệnh dại trên toàn cầu, thì mỗi năm, hàng nghìn sinh mạng sẽ được cứu sống, và có thể dành ra một khoản t.iền tương đương 8,6 tỉ USD để sử dụng cho các mục tiêu phát triển khác.
Theo Thanh niên