250 người c.hết đang chờ được hồi sinh nhờ công nghệ đông lạnh

Người c.hết sẽ được hồi sinh trong tương lai nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ, đó là niềm tin về thế giới bí ẩn của một số người.

Kỹ thuật đông lạnh – Cryonics

Một phần trong chúng ta tin rằng, c.hết là dấu chấm hết cuộc đời một con người. Còn một số người lại cho rằng cuộc sống sau khi c.hết là sự tồn tại của linh hồn. Khi thân xác tiêu biến, sẽ còn lại một cái gì đó huyền bí hiện vẫn chưa thể chứng minh bằng khoa học.

Tuy nhiên, đối với những người bị ám ảnh bởi kỹ thuật đông lạnh – Cryonics, “một cuộc sống thứ hai” hay chính xác hơn là cuộc sống được hồi sinh sau khi c.hết sẽ thành công trong tương lai. Họ coi đây là một công nghệ kỳ diệu để qua mặt cái c.hết, thậm chí tiến đến sự bất tử.

Kỹ thuật đông lạnh – Cryonics.

Cryonics (Đông xác) là việc bảo quản ở nhiệt độ thấp (thường ở -196 C) cho những người không thể được duy trì bằng y học hiện đại, với hy vọng rằng những xác này sẽ được làm sống lại trong tương lai xa.

Việc bảo quản lạnh của con người là không thể đảo chiều với công nghệ hiện nay; các chuyên gia đông xác hy vọng rằng tiến bộ y học ngày nào đó sẽ cho phép mọi người trữ lạnh để được hồi sinh.

Để đăng ký tham gia sử dụng phương pháp Cryonics, mỗi khách hàng phải trải qua những thủ tục phức tạp. Ở Hoa Kỳ, trước tiên bạn phải lấy được giấy c.hết hợp pháp, nếu không những người bảo quản xác sẽ bị mang tội g.iết n.gười hoặc trợ tử.

Tiếp theo, các kỹ thuật viên tiêm một liều thuốc làm tim ngừng đ.ập và khách hàng sẽ c.hết lâm sàng . Toàn thân xác được tẩm một lớp bảo quản lạnh, làm khí quản hay thực quản cùng các nội quan không đóng băng khi nhiệt độ xuống quá thấp. Cuối cùng, cơ thể sẽ được bảo quản trong nitrogen lỏng ở nhiệt độ khoảng -200 độ C. Và từng ngày, họ chờ đợi sự thay đổi của y học thế giới.

Toàn cơ thể người c.hết được tẩm một lớp bảo quản lạnh.

Chi phí thực hiện Cryonics rất đắt đỏ vì nó có thể kéo dài trong nhiều thập kỷ. Đa số các công ty thực hiện lĩnh vực này đều yêu cầu mức giá 300.000 USD (khoảng 6,2 tỷ VNĐ) trở lên, ngoài ra khách hàng phải cam kết nộp vào 300USD (khoảng 6,2 triệu đồng) mỗi năm.

Trong vòng 10 năm tới, sẽ có một t.hi t.hể người đông lạnh đầu tiên được hồi sinh?

Trên tờ Daily Star, ông Kowalski – chủ tịch Viện Cryonics, tổ chức tiên phong trong hoạt động đóng băng t.hi t.hể người, tuyên bố: Các nhà khoa học có thể hồi sinh một trong số những x.ác c.hết này trong vòng 10 năm tới.

Bên trong mỗi bồn chứa Nitơ lỏng này có 6 t.hi t.hể đang chờ được “đ.ánh thức”.

“Nếu bạn nói đến một cái gì đó như CPR (hồi sức tim phổi), nó có vẻ như là điều không thể tin được ở thời điểm 100 năm trước. Nhưng bây giờ chúng ta coi công nghệ đó là điều hiển nhiên”, ông Kowalski nói.

Kỹ thuật Cryogenics được ông ví tương tự như CPR: “Hồi sinh một ai đó từ trạng thái t.hi t.hể đóng băng chắc chắn có thể thực hiện được trong vòng 100 năm nữa, nhưng nó cũng có thể là ngay 10 năm tới đây”.

Hiện tại, viện Cryonics đã nhận được gần 2.000 người đăng ký đóng băng sau khi họ c.hết. Công ty cũng có 250 “bệnh nhân” đã được đông lạnh trong các bồn chứa Nitơ lỏng tại trụ sở chính của mình ở Michigan.

Ông Kowalski cho biết thời gian chính xác mà các nhà khoa học có thể đưa những người c.hết này trở lại phụ thuộc vào tốc độ phát triển của y học hiện đại.

Ông Kowalski trở thành tâm điểm của sự chú ý khi quyết định trả 140.000 USD (tương đương hơn 3,1 tỷ VNĐ) để cả gia đình được đóng băng sau khi c.hết, với hi vọng họ sẽ được “thức dậy” cùng nhau trong tương lai.

Trong một cuộc phỏng vấn, Kowalski cho biết công nghệ cryogenics có thể cho gia đình ông “ một cơ hội thứ hai trong cuộc đời“.

Dù có nhiều phản đối, nhưng Cryonics vẫn đang trên đà phát triển, có tất cả 62 nhà khoa học hàng đầu thế giới đã đứng ra ủng hộ cho các công ty Cryonics thực hiện phương pháp kỳ lạ này.

Câu hỏi đặt ra rằng liệu có một phép màu như những bộ phim khoa học viễn tưởng hay không? Câu trả lời vẫn đang bị bỏ ngỏ.

Theo YAN

Lời thú nhận của một thanh niên 27 t.uổi bị ung thư: Giới trẻ hãy tránh xa 3 điều này

Đây là một thanh niên 27 t.uổi sau khi mắc bệnh ung thư đã viết trên trang cá nhân, kể về việc anh ta bị ung thư như thế nào? Tác giả đã viết lại và chia sẻ với tất cả mọi người, đặc biệt là giới trẻ.

Tôi là Tiểu Đoàn, năm nay 27 t.uổi và tôi bị bệnh bạch cầu lymphocytic T cấp tính, thường được gọi là ung thư m.áu. Bệnh của tôi là tỷ lệ mắc 0,67/100.000, phát bệnh quá 3 tháng thì coi như dính “án treo”, trên lâm sàng tỉ lệ sống sót là hơn 1 năm.

Từ Đình, một nam diễn viên nổi tiếng đã c.hết cách đây vài năm, hay Tần Tư Hạn, cảnh sát giao thông đẹp trai nhất Thành Đô cũng đã c.hết, theo tìm hiểu thông tin trên mạng tôi được biết họ đều mắc căn bệnh này. Do đó, mọi người nên biết rằng căn bệnh này nguy hiểm như thế nào.

Tại sao tôi lại bị ung thư?

Từ lúc bị bệnh đến nay, tôi luôn suy nghĩ một vấn đề, tại sao tôi lại mắc căn bệnh này? Tôi không đổ lỗi cho người khác, chỉ là do bản thân tôi mà ra. Y học hiện đại đã xác nhận rằng mỗi người đều có một gen ung thư, và việc khởi phát hay không phụ thuộc vào việc gen ung thư có được kích hoạt hay không. Tôi nghĩ rằng những thói quen xấu của tôi làm cho các gen ung thư trong cơ thể được kích thích một cách thuận lợi.

1. Căng thẳng, lo lắng đến mất ngủ

Tôi đang rất trách bản thân mình, bởi tôi thường tạo áp lực lớn cho bản thân. Do vậy, tôi luôn lo lắng, cẳng thẳng cả đêm không ngủ.

2. Đễn bữa ăn toàn mua đồ ăn bên ngoài

Giấc ngủ kém khiến tôi không thể dậy nấu ăn sáng và thường xuyên bỏ bữa sáng. Sau khi tôi tốt nghiệp đại học, tôi làm việc tại Quảng Châu. Áp lực cuộc sống ở thành phố rất lớn, nên đến bữa tôi thường mua thức ăn bên ngoài.

Thường xuyên mua đồ ăn sẵn bên ngoài cũng khiến bạn dễ mắc bệnh mãn tính.

3. Thường ngủ muộn, mất ngủ, thức khuya

Buổi tối là thời gian ít ỏi trong ngày tôi được thư giãn, do đó tôi không muốn đi ngủ sớm. Tự nhiên tôi đi ngủ muộn, thường xuyên thức khuya. Tôi không có thời gian ăn, không tó thời gian tập thể dục, tôi không có thời gian để nghỉ ngơi, cũng không muốn tiêu tốn nốt thời gian được lướt web, chơi game hay nói chuyện với bạn bè vào buổi tối.

Bởi vì tôi thấy xã hội hiện nay, không ít những người trẻ thức khuya, uống rượu, ăn uống không đúng bữa là điều bình thường. Nhiều người ngồi hoặc có thể nằm cả ngày, thích đi cầu thang máy thay vì đi bộ.

Cuối cùng tôi cũng rút ra được rằng, chính sự “lười” đã đẩy con người người đến nguy cơ bị mắc bệnh ung thư.

Sau khi bị bệnh tôi thấy rằng, không những bản thân phải chịu đau đớn vì những đợt phẫu thuật, hóa trị, tiêu tốn rất nhiều t.iền của gia đình. Tôi mới biết rằng sữa khỏe đắt đỏ như thế nào. Nếu bạn cho tôi cơ hội lựa chọn, tôi chỉ cần khỏe mạnh, tôi có thể làm bất cứ điều gì. Tôi không muốn nói quá nhiều, tôi chỉ cho mọi người lời khuyên: đừng thức khuya ăn đúng giờ tập thể dục vừa phải:

Đừng thức khuya nếu bạn không muốn bị ung thư.

1. Không thức khuya

Thức khuya thực sự sẽ g.iết c.hết mọi người, nếu tôi thực sự có thể đứng trước mặt bạn, tôi sẽ nắm lấy cổ áo của bạn và nói với bạn, đừng thức khuya! Thức khuya làm đảo lộn nhịp sinh học trong cơ thể gây suy giảm miễn dịch, kích thích não bộ thường xuyên, mất ngủ, gây hàng loạt các bệnh liên quan đến não, tim, các bệnh chuyển hóa như tiểu đường,… đồng thời là cơ hội tốt để các gen ung thư có điều kiện phát triển.

2. Ăn đúng giờ

Ăn uống thực sự là một vấn rất quan trọng. Để cho bạn một ví dụ, nếu bệnh nhân không thể ăn bất cứ thứ gì, anh ta sẽ không có nhiều thời gian sinh tồn, vì chức năng cơ thể không thể hoạt động, sau đó sẽ xuất hiện hàng loạt các vấn đề. Vì vậy, mọi người nên cố gắng ăn đúng 3 bữa mỗi ngày, ăn uống đầy đủ, cân bằng dinh dưỡng, dạ dày được chăm sóc tốt, cơ thể mới thực sự khỏe mạnh.

Ăn uống thực sự là một vấn rất quan trọng.

3. Tập luyện vừa phải

Ít nhất tập luyện 30 phút mỗi ngày. Đừng ngồi lâu quá. Tôi biết rằng nằm trên ghế sofa thực sự thoải mái, nhưng sự thoải mái này sẽ khiến bạn đến gần hơn với cái c.hết. Nếu muốn khỏe mạnh, ngồi làm việc khoảng 1 tiếng hãy đứng dậy đi lại, vận động. Cố gắng mỗi ngày bỏ ra 30 phút để đi bộ, đạp xe, bơi lội, hay tập thể dục nhịp điệu…

(Nguồn: Sohu)

Theo Helino

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *