27 ngày giành giật sự sống cho bệnh nhân Covid-19

Bệnh nhân có t.iền sử tăng huyết áp, chức năng phổi suy giảm nghiêm trọng vào thời điểm nhập viện.

Theo thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, đó là ông N.V.Đ., 61 t.uổi, trú tại Việt Yên, Bắc Giang. Bệnh nhân nhập viện ngày 26/6 trong tình trạng nguy kịch với biểu hiện khó thở nhiều, thở oxy lưu lượng cao không đáp ứng, phải can thiệp đặt ống nội khí quản, thở máy cùng bệnh lý nền tăng huyết áp.

Sau khi thăm khám tại khoa Cấp cứu, bệnh nhân được xác định chức năng phổi suy giảm nghiêm trọng, xuất huyết tiêu hóa, dịch dạ dày nâu đen, mạch quay yếu, tĩnh mạch cổ xẹp, huyết áp tụt, duy trì thuốc vận mạch nâng huyết áp. Các bác sĩ tiên lượng tình trạng bệnh nhân rất xấu và chuyển ông Đ. tới khoa Hồi sức tích cực.

Trước đó, bệnh nhân đã có 12 ngày thở oxy lưu lượng cao (HFNC) và 2 ngày thở máy xâm nhập. Với tình trạng suy giảm chức năng phổi, tắc mạch, rối loạn đông m.áu, sốc n.hiễm t.rùng, các bác sĩ đ.ánh giá đây là ca bệnh khó, xem xét chỉ định can thiệp tim phổi nhân tạo ( ECMO) và phẫu thuật chi để lấy huyết khối.

Bệnh nhân được xuất viện sau 27 ngày điều trị hồi sức tích cực. Ảnh: BVCC.

Một ngày sau, các bác sĩ quyết địch can thiệp ECMO cho bệnh nhân kết hợp thở máy thông số kỹ thuật cao đảm bảo chức năng hô hấp, duy trì thuốc vận mạch và điều trị nội khoa huyết khối tĩnh mạch sâu.

Bệnh nhân cũng được theo dõi sát diễn biến lâm sàng kết hợp đ.ánh giá xét nghiệm đông m.áu cơ bản cùng một số thông số khác, từ đó kịp thời điều chỉnh thuốc, truyền m.áu và chế phẩm m.áu, ECMO, thở máy cũng như lọc m.áu.

Ngày 28/6, một ê-kíp đã phải mổ khí quản cấp cứu ngay tại giường cho bệnh nhân đồng thời chăm sóc hô hấp tích cực.

Sau 9 ngày, bệnh nhân bắt đầu có tiến triển tốt, chức năng phổi cải thiện, được giảm thông số máy thở và ECMO. Ngày 6/7, ông Đ. được cai ECMO thành công. Bệnh nhân chính thức qua cơn nguy kịch.

Các nhân viên y tế tiếp tục chăm sóc, tập luyện phục hồi chức năng hô hấp, vận động tại giường kết hợp dinh dưỡng qua ống thông dạ dày, nuôi tĩnh mạch, nâng cao thể trạng cho bệnh nhân.

Ngày 12/7, sức khỏe của ông Đ tiến triển, cơ lực tốt, ho khạc được, chức năng phổi cải thiện rõ, chỉ số đông m.áu ổn định hơn. Các bác sĩ cho bệnh nhân tập tự thở, rút ống nội khí quản, chuyển sang thở oxy kính.

Sau 8 ngày thở oxy kính, bệnh nhân khỏe mạnh, da niêm mạc hồng, thể trạng tốt, tiếp xúc ổn và có thể tự vận động.

Tới hôm nay (22/7), sau 27 ngày chăm sóc tích cực, bệnh nhân hoàn toàn khỏe mạnh về thể chất và tinh thần. Các xét nghiệm đông m.áu cho kết quả ổn định, âm tính với SARS-CoV-2 3 lần liên tiếp. Ông được xuất viện và trở về nhà bằng xe của bệnh viện.

Bác sĩ Đặng Văn Dương, khoa Hồi sức tích cực, cho biết: “Đây là trường hợp rất nặng, tình trạng bệnh phức tạp. Không chỉ tổn thương phổi trầm trọng, sống n.hiễm t.rùng, ông Đ. còn rối loạn đông m.áu rất nặng, huyết khối tĩnh mạch sâu. Do đó, chúng tôi phải đ.ánh giá, can thiệp rất cẩn thận và sát sao”.

Theo bác sĩ Dương, những bệnh nhân như ông Đ. có thể hồi phục, khỏe mạnh là điều kỳ diệu với toàn bộ đội ngũ nhân viên y tế.

Hiện tại, khoa Hồi sức tích cực của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương còn điều trị cho 21 bệnh nhân diễn biến nặng. Trong đó, 17 ca thở máy, 6 trường hợp phải can thiệp ECMO.

BV Bệnh Nhiệt đới TW đào tạo kỹ thuật lọc m.áu, ECMO trong điều trị COVID-19 cho tuyến dưới

Với phương pháp đào tạo “cầm tay chỉ việc”, các nhân viên y tế tuyến dưới sẽ được các bác sĩ, điều dưỡng có nhiều kinh nghiệm trong điều trị COVID-19 hướng dẫn điều trị, chăm sóc từ bệnh nhân COVID-19 thông thường đến các bệnh nhân nặng…

Nhằm tạo nguồn nhân lực sẵn sàng ứng phó với đại dịch COVID-19 theo phương châm 4 tại chỗ, ngày 20/7/2021, 49 cán bộ y tế là các bác sĩ và điều dưỡng chuyên khoa hồi sức, cấp cứu từ các cơ sở Y tế của tỉnh Hưng Yên được cử đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương để đào tạo về chẩn đoán, chăm sóc, điều trị bệnh nhân mắc COVID-19, trong đó có các kỹ thuật cao như thở máy, thở máy không xâm nhập, ecmo, lọc m.áu…

Với phương pháp đào tạo “cầm tay chỉ việc”, các nhân viên y tế tuyến dưới sẽ được các Bác sĩ, điều dưỡng có nhiều kinh nghiệm trong điều trị COVID-19 hướng dẫn điều trị, chăm sóc từ bệnh nhân mắc COVID-19 thông thường đến các bệnh nhân nặng, có nhiều bệnh lý nền, cần kỹ thuật cao.

Kết thúc khóa đào tạo, các học viên có thể tự khám, điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 tại địa phương theo phương châm 4 tại chỗ, đồng thời có thể sẵn sàng hỗ trợ các đơn vị khác khi có yêu cầu.


Đào tạo nâng cao tay nghề cho nhân viên y tế tuyến dưới.

Chia sẻ với các y, bác sĩ tham gia khóa đào tạo, TS.BS Phạm Ngọc Thạch – Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương mong rằng các học viên cố gắng hoàn thành khóa đào tạo trong thời gian từ 1 đến 2 tháng để có thể trở về địa phương hỗ trợ công tác phòng chống dịch, đồng thời sẵn sàng hỗ trợ cho các đơn vị khác khi cần.

Theo thống kê, kể từ đầu đợt dịch COVID-19 thứ 4 đến nay, bệnh viện đã tổ chức các lớp đào tạo trực tuyến về chăm sóc, điều trị COVID-19 cho các tuyến dưới, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương còn cử nhiều cán bộ đi hỗ trợ chuyên môn cho các tỉnh như Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương và hiện nay đang là Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp…

Bệnh viện còn đón tiếp và đào tạo tại chỗ cho nhiều cán bộ y tế đến từ các địa phương như: Vĩnh Phúc, Phúc Yên, Hải Phòng, Thái Nguyên… và nay là Hưng Yên, giúp các địa phương chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Hiện tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho 257 bệnh nhân COVID-19, trong đó có 28 bệnh nhân nặng, nguy kịch (thở oxy: 07; thở máy: 21; ECMO: 06).
Trong ngày hôm nay (20/7) có 25 bệnh nhân COVID-19 điều trị tại bệnh viện khỏi bệnh, được xuất viện trở về địa phương tiếp tục cách ly, theo dõi y tế theo quy định.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *