3 bài tập thở giúp người hen phế quản cải thiện tình trạng bệnh

Hen phế quản là bệnh lý mạn tính ở đường hô hấp, rất thường gặp trong cộng đồng và ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống của người bệnh.

Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh hen phế quản có thể thực hiện một số bài tập thở nhằm cải thiện tình trạng bệnh.

1. Khó thở do hen phế quản gây hậu quả gì?

Bệnh hen phế quản làm co các đường dẫn khí trong phổi, thu hẹp không gian để cơ hoành đẩy không khí vào và ra. Điều này gây trở ngại cho quá trình thở, đặc biệt đối với thì thở ra, gây ra cảm giác tức ngực.

Nếu cơ hoành không thể thực hiện giúp bạn thở dễ dàng, các cơ cổ, lưng và ngực sẽ cố gắng bù đắp nhưng cơ thể vẫn bị thiếu không khí khiến mức ôxy thấp làm cho các hoạt động hàng ngày trở nên khó khăn hơn.

Ngoài ra, tình trạng khó thở kéo dài còn khiến người bệnh bị biến dạng lồng ngực, sức khỏe kém và dễ mắc các bệnh lý khác tại phổi như tâm phế mạn, khí phế thũng…

Các chuyên gia hô hấp khuyên bạn nên thực hiện các bài tập thở đơn giản để làm dịu nhịp thở và cải thiện chức năng tổng thể của phổi và cơ hoành.

2. Các bài tập thở cho người mắc hen phế quản

2.1 Thở mím môi

Kỹ thuật này rất hữu ích khi bạn cảm thấy khó thở. Mục tiêu của thở mím môi là làm chậm nhịp thở, giữ cho đường thở mở lâu hơn, giảm việc thở, giải phóng không khí mắc kẹt trong phổi, giảm khó thở và thư giãn.

Cách thực hiện:

Thư giãn cơ cổ và vai.

Hít vào bằng mũi (mím môi)

Thở ra từ từ bằng miệng chúm môi lại (giống như thổi sáo)

Hít vào 1-2 thì thở ra 1-2-3-4 (gấp đôi lúc hít vào)

Khi hít vào và thở ra không cần gắng sức quá mức mà chỉ cần hít sâu vừa sức cùng với thở ra vừa sức

Lặp đi lặp lại động tác hít thở này hàng ngày. Nên tập thường xuyên. Khi nào khó thở hay vận động thì hãy dùng cách hít thở này. Tập mỗi ngày ít nhất 3 lần (mỗi lần 15 phút). Sau này quen rồi có thể dùng cách thở này liên tục hàng ngày.

Động tác hít vào (bên trái) và thở ra (bên phải) cho người bệnh hen phế quản.

2.2 Thở bụng

Thở bằng bụng có thể giúp tăng cường sức mạnh cơ hoành, giảm khó thở, tăng lượng oxy trong m.áu, giúp cơ thể thải khí ra khỏi phổi dễ dàng hơn, giảm huyết áp, giảm nhịp tim.

Biện pháp thở này thích hợp với người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, người bị căng thẳng hay rối loạn lo âu.

Cách thực hiện:

Bắt đầu bằng cách ngồi hoặc nằm ở tư thế thoải mái và đặt tay lên bụng.Hít sâu bằng mũi, bụng phình lên.Sau đó thở ra từ từ bằng miệng, bụng hóp lại.Thực hành kiểu thở này trong 5-10 phút mỗi ngày có thể giúp cải thiện chức năng cơ hoành để dễ thở hơn.

Thở bụng cho người mắc hen phế quản có thể thực hiện ở tư thế nằm hoặc ngồi.

2.3 Thở yoga

Trong một nghiên cứu được công bố gần đây tại Mỹ cho thấy, những người bị hen phế quản tham gia các lớp học yoga ít bị lên cơn hen hơn và không cần thường xuyên sử dụng các loại thuốc hít có tác dụng nhanh.

Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu tin rằng hít thở sâu và chậm giúp tăng cường các cơ được sử dụng để thở, giúp giảm khó thở. Giữ hơi thở

Giữ hơi thở liên quan đến việc nín thở mà không hít vào hoặc thở ra trong một khoảng thời gian. Giữ hơi thở trong một thời gian ngắn có thể giúp thư giãn và giảm căng thẳng.

Cách thực hiện:

Bắt đầu ngồi khoanh chân trên sàn.Giữ lưng thẳng, hít vào bằng mũi trong 5 giây.Giữ không khí bên trong phổi trong 10 giây.Khi bạn đã đạt đến 10 giây, hãy thở ra từ từ bằng miệng.Hít thở một vài nhịp bình thường trước khi lặp lại quá trình.

Hơi thở của lửa

Hơi thở của lửa bao gồm việc hít vào nhẹ nhàng và thở ra một cách mạnh mẽ. Bài tập này giúp giải tỏa căng thẳng, cải thiện khả năng tập trung và tăng cường chánh niệm.

Cách thực hiện:

Ngồi khoanh chân trên sàn, giữ thẳng lưng.Hít vào bằng mũi đếm đến năm đồng thời đặt tay lên bụng để có thể cảm bụng nhô lên.Ngay sau khi hoàn thành việc hít vào, thở ra thật mạnh bằng mũi, hóp bụng lại. Đảm bảo rằng bạn hít vào và thở ra có cùng độ dài, mặc dù chúng được thực hiện với lực khác nhau.Lặp lại động tác này 10 lần một cách nhanh chóng.

Những lợi ích tuyệt vời của quả dứa và lưu ý khi ăn để bảo vệ sức khỏe

Thơm ngon và chứa nhiều chất có lợi cho sức khoẻ, tuy nhiên không phải ai ăn dứa cũng tốt. Đây chính là những lưu ý khi ăn dứa mà bạn cần biết.

1. Tác dụng của dứa với sức khỏe

Tăng cường hệ thống miễn dịch

Uống nước ép dứa với mức độ vừa phải sẽ giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch và rút ngắn thời gian hồi phục khi bị bệnh. Trong một nghiên cứu được thực hiện ở Philippines, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra tác động của dứa ở t.rẻ e.m trong độ t.uổi đi học.

Những trẻ được cung cấp nước dứa đóng hộp trong khẩu phần ăn hàng ngày ít bị lây nhiễm virus và vi khuẩn hơn những trẻ không uống nước dứa. Thời gian hồi phục của các trẻ này khi bị bệnh cũng được rút ngắn.

Tác dụng của dứa hỗ trợ tiêu hóa

Bromelain là một enzym có trong quả dứa, được chứng minh là giúp p.hân h.ủy và tiêu hóa protein. Bromelain ở dạng viên nang cũng đã cho thấy hiệu quả làm giảm sưng, bầm tím, rút ngắn thời gian lành vết thương, và đau sau phẫu thuật.

Ảnh minh họa

Lưu ý: cách chế biến thông thường khi ép dứa lấy nước có thể làm giảm mất phần nào lượng bromelain chứa trong nước ép.

Tác dụng của dứa hỗ trợ điều trị ung thư

Công dụng của thơm giúp hỗ trợ điều trị ung thư là kết quả của một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, trong đó nước dứa tươi được sử dụng có tác động ức chế các tế bào ung thư buồng trứng và ung thư kết tràng.

2. Những lưu ý khi ăn dứa

– Người có t.iền sử tăng huyết áp khi dùng nhiều dứa dễ gây hiện tượng nóng bừng mặt, đau đầu choáng váng… dễ có nguy cơ cơn tăng huyết áp.

– Ăn quá nhiều dứa có thể làm tăng kích thích co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai. Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu.

Chuyên gia cũng lưu ý mọi người chỉ nên chọn mua dứa khi có ý định sử dụng ngay. Trong trường hợp chưa cần dùng đến, nên để dứa ở nơi mát, tránh ánh nắng và không để quá 2 đến 3 ngày.

– Quả dứa có một loại glucoside có tính chất kích ứng niêm mạc mạnh nên khi ăn nhiều dứa thường thấy rát miệng lưỡi, cổ họng tê rát, ngứa ngáy. Nên những người có t.iền sử viêm mũi họng, viêm thanh quản, hen phế quản không nên ăn nhiều để tránh nguy cơ bệnh tái phát và nặng hơn…

– Ăn hoặc uống nước ép dứa chưa chín rất nguy hiểm. Lúc này, dứa rất độc hại, rất dễ gây tiêu chảy nặng và nôn mửa. Ăn quá nhiều lõi dứa có thể khiến cho những búi chất xơ hình thành trong đường ruột.

– Dứa là trái cây nhiều nước, mát, rất thích hợp trong mùa hè. Tuy nhiên, nếu bạn ăn khi đói sẽ khiến cơ thể bị nôn nao, khó chịu. Nguyên nhân là do các chất hữu cơ và bromelin có trong dứa tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *