Vận động thường xuyên sẽ giúp duy trì một trái tim khỏe mạnh. Nếu quá bận rộn, chúng ta hoàn toàn có thể tranh thủ tập luyện bằng cách gắng việc này với các hoạt động quen thuộc hằng ngày.
Đi thang bộ thay vì thang máy có thể giúp tranh thủ tập luyện và đốt nhiều calo hơn – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Sau đây là 3 cách giúp tạo thói quen tập thể dục qua các hoạt động hằng ngày:
1. Tranh thủ tập khi tivi có quảng cáo
Nếu bạn đang xem chương trình truyền hình yêu thích và xuất hiện quảng cáo thì đừng vội chuyển sang kênh khác. Thay vì vậy, hãy tranh thủ tập luyện ngay tại nhà bằng các động tác như hít đất, squat, nhảy tại chỗ hay gập bụng, theo The Healthy.
Mỗi giờ chương trình truyền hình có thể quảng cáo đến hàng chục phút. Đây sẽ là khoảng thời gian tập luyện rất hữu ích với nhiều người.
2. Không dùng đến máy móc
Các loại máy móc, thiết bị như máy rửa chén, thang máy, được tạo ra là để tiết kiệm thời gian và công sức. Tuy nhiên, chính chúng cũng khiến chúng ta ít vận động hơn.
Để tạo thói quen và tăng cường động lực tập luyện, thay vì rửa chén bằng máy, mọi người có thể rửa bằng tay. Tương tự, hãy tranh thủ vận động bằng cách bỏ thang máy và đi thang bộ. Một số nghiên cứu phát hiện thói quen đi thang bộ có thể giúp đốt cháy thêm khoảng 110 calo/ngày. Nếu duy trì trong 1 năm, lượng calo này tương đương 4,5 kg mỡ thừa, theo The Healthy.
3. Tranh thủ tập lúc chờ đợi
Việc phải đứng và chờ đợi là rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày, từ đứng chờ thanh toán tại siêu thị, rút t.iền ở cây ATM đến chờ đến lượt giao dịch ở ngân hàng. Trong những lúc này, nhiều người thường tìm chỗ ngồi để giảm mỏi mệt.
Thay vì ngồi một chỗ, chúng ta hoàn toàn có thể tranh thủ vận động vào những lúc này. Tuy từng nơi mà bạn có thể đứng tại chỗ, đi bộ xung quanh hoặc đi thang bộ, theo The Healthy.
Cảnh báo nguy cơ tiềm ẩn lây nhiễm SARS-CoV-2 tại cây ATM
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM cảnh báo tình trạng đông đúc và môi trường kín tại các cây ATM có thể là nguy cơ tiềm ẩn lây nhiễm SARS-CoV-2.
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM, cơ chế lây lan virus SARS-CoV-2 là khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện sẽ phát tán virus qua các giọt nhỏ, dịch tiết. Người nhiễm do hít phải giọt nhỏ này hoặc do tiếp xúc các bề mặt nhiễm virus và đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Vì vậy, những khu vực công cộng như cây ATM là một trong những nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan Covid-19.
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM cảnh báo không gian ở các cây ATM khá nhỏ, có cửa đóng kín nên không thông thoáng khí. Trong khi đó, những bề mặt tay tiếp xúc trực tiếp như khe rút thẻ, phím bấm, tay nắm cửa… tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan virus do tiếp xúc với bàn tay của nhiều người.
Môi trường kín và các bề mặt tiếp xúc với bàn tay của nhiều người có thể vô tình lây lan virus. Ảnh: Việt Hùng.
Tiến sĩ Nguyễn Hồng Vũ, Viện Nghiên cứu ung thư quốc gia City of Hope, California, Mỹ, cho rằng khi đã có bằng chứng cho thấy virus có mặt ở trên tay nắm cửa, việc virus có mặt trên tờ t.iền là chuyện có thể xảy ra.
Theo chuyên gia này, sự sống của virus ngoài môi trường phụ thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng mặt trời. Nên nếu so với tay nắm cửa trong ngôi nhà đóng kín, virus trên tờ t.iền có thời gian sống ngắn hơn.
Để phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm virus từ các cây ATM, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM khuyến cáo mọi người dân mỗi người chúng ta cần nâng cao cảnh giác, thực hành các biện pháp phòng bệnh, giảm nguy cơ nhiễm bệnh cho bản thân và gia đình.
Cơ quan này khuyến khích người dân ưu tiên sử dụng các hình thức thanh toán điện tử thay vì dùng t.iền mặt. Tránh rút t.iền tại những cây ATM có đông người tập trung và giữ khoảng cách với người khác khi đi rút t.iền.
Người dân cần chú ý rửa tay sau khi rút t.iền, luôn đeo khẩu trang khi đi ra ngoài. Khi ho, hắt hơi hãy che kín miệng và mũi và tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng.
“Với chủ trương chung sống an toàn, chúng ta vừa thực hiện các biện pháp phòng chống Covid-19 vừa phát triển kinh tế xã hội. Điều chúng ta cần nhớ đó là nguy cơ lây lan dịch bệnh luôn chực chờ, nhất là khi chúng ta gỡ bỏ quy định giãn cách xã hội”, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM cảnh báo.
Bích Huệ