3 cách giúp ngăn buồn ngủ vào giờ nghỉ trưa

Nhiều người trong chúng ta thường có cảm giác buồn ngủ sau giờ ăn trưa. Buồn ngủ khiến cơ thể cảm thấy thiếu năng lượng, thậm chí mệt mỏi.

Tranh thủ vận động, chẳng hạn như đi cầu thang, có thể giúp giảm cảm giác buồn ngủ vào giờ trưa – Ảnh: Shutterstock

Một trong những nguyên nhân giải thích cho tình trạng này là ảnh hưởng của đồng hồ sinh học. Nguyên nhân khác còn đến từ việc tiêu hóa thức ăn, theo The Healthy.

Khi mới ăn, đường huyết trong cơ thể tăng cao. Nhưng khoảng 1 giờ sau đó, đường huyết bắt đầu giảm dần, khiến cơ thể cảm thấy thiếu năng lượng và bắt đầu buồn ngủ.

Để giảm buồn ngủ sau giờ ăn trưa, mọi người có thể áp dụng những cách sau:

Vận động trong giờ trưa

Vận động thể chất giúp cải thiện lưu lượng m.áu, cung cấp ô xy và chất dinh dưỡng cho các mô trong cơ thể. Vận động cũng giúp cải thiện thể chất và tăng năng lượng một cách tự nhiên, theo The Healthy.

Mọi người có thể tranh thủ vận động trong giờ nghỉ trưa bằng các hình thức tập như đi bộ hoặc leo cầu thang thay vì chọn thang máy, tiến sĩ Carl Bazil, chuyên gia vận động và giấc ngủ tại Đại học Columbia (Mỹ), cho biết.

Tiếp xúc với cây xanh

Mọi người nên tìm đến không gian xanh trong giờ nghỉ trưa. Lựa chọn tốt nhất là hãy đi bộ từ nơi làm việc đến một công viên gần đó.

Trong một nghiên cứu, các chuyên gia tại Viện nghiên cứu Rotman ở Toronto (Canada) nhận thấy việc tiếp xúc với không gian xanh có thể giúp mọi người tăng cường trí nhớ và sự tập trung. Đây là lý do vì sao mọi người thường cảm thấy tỉnh táo, tinh thần dễ chịu hơn khi ngồi trong công viên thay vì đến các trung tâm thương mại, theo The Healthy.

Thay đổi chế độ ăn

Ăn các loại thực phẩm làm từ tinh bột trắng hoặc các món nhiều đường sẽ làm đường huyết tăng cao. Nhưng sau đó, khi đường huyết giảm thì cơ thể sẽ cảm thấy uể oải và thiếu năng lượng.

Cách để tránh tình trạng đường huyết tăng nhanh rồi giảm đột ngột thì cần ăn các món giàu protein và tinh bột phức tạp thay vì chỉ ăn tinh bột trắng. Cơ thể sẽ hấp thụ protein chậm hơn, từ đó giúp đường huyết sẽ không tăng nhanh rồi giảm đột ngột, theo The Healthy.

Những món giàu protein gồm thịt, cá và trứng. Các món là tinh bột phức tạp có thể kể đến là ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu.

Theo thanhnien

7 hành động gây tổn thương nặng cho cơ thể, người Việt đang làm mỗi ngày

Nhiều tư thế phổ biến tưởng chừng vô hại lại có thể gây tổn thương đến xương của bạn, bài viết dưới đây sẽ chỉ ra cùng lời khuyên của bác sĩ.

Trong cuộc sống hàng ngày, khi làm việc hoặc thư giãn, con người thường tạo ra những tư thế có phần “mới lạ” để cơ thể cảm thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên, nhiều người trong số chúng ta không biết rằng, đa số trong những tư thế đó thường gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe, đặc biệt là xương khớp.

Cùng điểm qua 8 thói quen xấu dưới đây mà các chuyên gia khuyên bạn nên sửa để bảo vệ sức khỏe:

1. Ngồi xổm khi đi vệ sinh

Nhiều người luôn giữ thói quen ngồi xổm khi đi vệ sinh, kèm theo việc sử dụng sách báo, điện thoại di động cho qua thời gian, tuy nhiên, đây là thói quen vô cùng có hại cho sức khỏe.

Các bác sĩ cho biết, khi ngồi xổm trong tư thế đi vệ sinh trong một khoảng thời gian nhất định, toàn bộ phần đầu gối của chúng ta sẽ chịu trọng lượng lớn của cơ thể, dẫn đến “quá tải, gây đau nhức, lão hóa khớp xương. Ở trường hợp này, bạn nên thay đổi thói quen “giải tỏa” của mình và cố gắng đi vệ sinh càng nhanh càng tốt, tránh sử dụng các thiết bị giải trí, tốn nhiều thời gian khác.

2. Nửa nằm, nửa ngồi

Đây là tư thế phổ biến mà hầu hết ai trong số chúng ta đều đã từng thử. Ở tư thế nửa ngả, đốt sống thắt lưng thiếu sự hỗ trợ đầy đủ, độ cong ban đầu buộc phải thay đổi, và trọng lực của đĩa đệm giữa tăng lên, không có lợi cho cấu trúc sinh lý của đốt sống thắt lưng và cột sống.

Theo thời gian, nó có thể gây căng cơ, vẹo cột sống và thậm chí gây đau thắt lưng, thoái hóa đốt sống cổ và thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Lời khuyên của chuyên gia là bạn hãy chú ý nằm thẳng hoặc các bộ phận được kê cao có chỗ tựa ổn định để hạn chế sự ảnh hưởng đến xương của bạn.

3. Thường xuyên leo núi, leo cầu thang

Đối với những người trẻ t.uổi, hoạt động này hoàn toàn không ảnh hưởng gì, nhưng với người trung niên, việc leo núi, leo cầu thang nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến xương khớp. Khi leo, trèo thường xuyên sẽ tạo ra lục kéo, ấn xương chày vào bề mặt khớp xương bánh chè và tạo ra một áp lực khoảng 280kg trên bề mặt khớp xương bánh chè, đầu gối càng chịu nhiều trọng lượng thì khả năng bị mòn sụn khớp càng lớn.

Vì vậy, việc tập thể dục, thể thao bằng cách leo cầu thang, leo núi nên diễn ra vừa phải, tránh quá sức và quá thường xuyên.

4. Ngồi vắt chéo chân

Kiểu ngồi này có thể khiến bạn trông có khí chất hoặc thoải mái hơn nhất thời, tuy nhiên, nó có thể làm đau phần hông và thắt lưng, dẫn đến tổn thương nếu thời gian kéo dài.

Khi chúng ta ngồi vắt chéo chân, toàn bộ cơ thể của chúng ta bị lệch và trọng lượng của cơ thể sẽ bị ép vào một bên của xương chậu. Theo thời gian, điều này sẽ làm cho xương chậu bị lệch và dịch chuyển, làm cho xương chậu trở nên không đối xứng, dễ bị đau. Căng cơ cũng có thể xảy ra. Sự phân bố áp lực của đốt sống thắt lưng và đốt sống ngực không đồng đều, gây biến dạng cột sống và gây ra thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.

Các chuyên gia khuyên bạn nên tập quen với tư thế ngồi đúng với hai đầu gối song song và chân nằm trên mặt đât.

5. Ngủ gục trên bàn

Nhiều học sinh, sinh viên và nhân viên văn phòng thường có thói quen ngủ gục trên bàn làm việc vào buổi trưa. Tuy nhiên ở tư thế này cổ bị xoắn và khớp cột sống ở trạng thái bị biến dạng, không có lợi cho độ cong sinh lý của cột sống cổ và có thể gây ra các vấn đề về cột sống cổ. Những người bị đau lưng hoặc đau cổ, khó ngủ nếu thường xuyên nằm tư thế này sẽ khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn.

Nếu không có chỗ nằm lý tưởng, bạn nên chọn ngả lưng trên ghế tựa, sử dụng các loại gối hỗ trợ cổ như gối tựa, gối chữ u…

6. Ngồi quá lâu trên ghế

Điều này thường dễ gặp ở nhân viên văn phòng, ngồi lâu, ngồi mãi một tư thế có thể gây ra nhiều thương tích cho sức khỏe của bạn. Tổn thương nhẹ ở xương và cột sống, nhưng ảnh hưởng đến lưu thông m.áu, linh hoạt cột sống bị suy giảm, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng… Những người ít vận động dễ bị béo phì, béo bụng kèm theo rất nhiều hệ lụy khác.

Nếu công việc của bạn bắt buộc phải ngồi trên ghế cả ngày, nên thường xuyên đứng dậy đi lại, vận động nhẹ nhàng và giữ đúng tư thế ngồi của bạn.

7. Nâng đồ vật dưới mặt đất mà không gập gối

Khi gập người và cố nâng đồ vật dưới đất, nếu bạn không uốn cong đầu gối có thể gây ra những tác hại lớn tới khớp xương của mình. Các cơ và dây chằng của lưng dưới thường bị tổn thương do quá tải, và nó cũng không thuận lợi cho cột sống thắt lưng.

Đặc biệt đối với những người có vấn đề với thắt lưng, khi nâng vật nặng, uốn cong đầu gối và giữ cột sống ở tư thế thẳng đứng. Sử dụng cơ chân để nâng đỡ cơ thể và từ từ đứng lên để tránh lực đột ngột.

Để bảo vệ xương khớp, bạn nên nhớ những điều sau:

– Duy trì lối sống năng động, rèn luyện thể lực thường xuyên

– Cố gắng giữ tư thế cơ thể luôn thẳng

– Chú ý những tín hiệu lạ ở xương khớp

– Thường xuyên thay đổi tư thế làm việc, sinh hoạt

– Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý

– Yêu cầu sự trợ giúp khi phải làm việc quá sức

– Thường xuyên đi khám, kiểm tra sức khỏe vào chăm sóc xương…

An An (Dịch theo Sohu)

Theo vietnamnet

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *