Khi một người được chẩn đoán có nồng độ cholesterol, bác sĩ sẽ khuyến cáo thực hiện một số thay đổi trong chế độ ăn uống, tập thể dục, cai t.huốc l.á và có thể cần dùng thêm thuốc.
Ăn uống đủ chất là cần thiết nhưng một số chất bổ sung cần tránh dùng chung với thuốc.
Cholesterol trong m.áu cao thường không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào trong thời gian dài. Người bệnh thậm chí không biết mình mắc tình trạng này cho đến khi đến bác sĩ khám, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
A xít béo omega-3 có tác dụng giảm mức chất béo trung tính và có lợi cho sức khỏe tim mạch. Ảnh PEXELS
Để đảm bảo đủ chất, nhiều người có thói quen dùng một số loại thực phẩm bổ sung, thậm chí là các loại có tác dụng giảm cholesterol. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo không phải loại nào cũng dùng được, đặc biệt là nguy cơ tương tác với thuốc và dùng quá liều. Mọi người chỉ nên dùng khi có khuyến cáo của bác sĩ.
Các loại thực phẩm bổ sung cần tránh khi có mức cholesterol cao gồm:
Bổ sung kali
Kali là loại khoáng chất đóng vai trò quan trọng giúp duy trì cân bằng chất lỏng trong tế bào. Với những người bị huyết áp cao, bác sĩ thường khuyên nên ăn thực phẩm chứa nhiều kali. Vì kali giúp tăng đào thải natri qua nước tiểu, nhờ đó giúp giảm huyết áp.
Tuy nhiên, những người có mức cholesterol cao và huyết áp cao khi đã có uống thuốc thì không nên bổ sung kali. Họ thường được kê thuốc ức chế men chuyển angiotensin để làm giãn mạch m.áu. Thế nhưng, thuốc cũng làm giảm bài tiết kali qua nước tiết.
Khi đó, bổ sung kali nhưng đồng thời dùng thuốc angiotensin sẽ khiến hàm lượng kali trong m.áu tăng cao. Tình trạng này làm tim đ.ập nhanh, đau ngực, buồn nôn và ói mửa. Thậm chí, trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng.
Thực phẩm bổ sung kết hợp
Một số loại thực phẩm bổ sung kết hợp nhiều thành phần khác nhau được quảng cáo là có tác dụng giảm mức cholesterol trong m.áu. Các sản phẩm này chứa chất chiết xuất từ một số loại dầu thực vật, đồng thời có các dưỡng chất có lợi như niacin, magiê.
Các chuyên gia khuyến cáo nếu người bệnh muốn sử dụng để kiểm soát cholesterol trong m.áu thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Đặc biệt, chúng không thể thay thế các loại thuốc mà bác sĩ đã kê.
A xít béo omega-3
A xít béo omega-3 có tác dụng giảm mức chất béo trung tính. Nếu hàm lượng chất béo trung tính quá cao sẽ góp phần gây xơ vữa động mạch.
A xít béo omega-3 dù không giảm được cholesterol “xấu” LDL nhưng vẫn được xem là chất béo lành mạnh, có lợi cho người có mức cholesterol cao. Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý một số loại thực phẩm chứa a xít béo omega-3 trên thị trường có thể làm tăng mức cholesterol “xấu” LDL. Do đó, nếu muốn dùng thì người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ, theo Healthline.
4 thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao bạn nên tránh
Dưới đây là 4 loại thực phẩm mà bạn nên hạn chế hoặc tránh bởi chúng có hàm lượng cholesterol cao và có thể gây hại cho sức khỏe.
4 thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao bạn nên tránh
1. Đồ chiên rán
Đồ chiên rán như thịt chiên giòn và phô mai que là nguồn gốc của cholesterol và calo cao. Chúng không chỉ tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch mà còn có thể góp phần vào tình trạng béo phì và các vấn đề sức khỏe khác. Thay vào đó, hãy chọn các phương pháp nấu chín như nướng hoặc hấp để giảm lượng chất béo và calo đồng thời vẫn giữ được hàm lượng dinh dưỡng.
2. Đồ ăn nhanh
Thói quen ăn đồ ăn nhanh đã được chứng minh là có mối liên kết mật thiết với nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm như bệnh tim mạch, tiểu đường và béo phì. Các loại thức ăn này thường chứa nhiều cholesterol và chất béo không lành mạnh, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch mà còn gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác. Thay vào đó, hãy tìm kiếm các lựa chọn ăn uống cân đối với nguồn dinh dưỡng đa dạng từ rau củ và trái cây.
3. Thịt chế biến sẵn
Xúc xích, thịt xông khói và các loại thịt chế biến sẵn khác thường có hàm lượng calo cao và có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Thay vào đó, hãy ưu tiên lựa chọn thịt tươi nguyên chất và phương pháp nấu chín như nướng, hấp để giảm lượng chất béo đồng thời vẫn đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng cần thiết.
4. Món tráng miệng
Bánh quy, kem và các loại đồ ngọt khác thường chứa nhiều cholesterol, đường bổ sung và chất béo không lành mạnh. Ăn quá nhiều đồ ngọt có thể góp phần vào việc tăng cân và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Thay vào đó, hãy chọn các loại trái cây tươi ngon lành hoặc các loại bánh ngọt được làm từ nguyên liệu tự nhiên ít đường và chất béo.
Nhớ rằng, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch mà còn là bước quan trọng để duy trì một lối sống lành mạnh và cân đối. Hãy chăm sóc cơ thể của bạn bằng cách chọn lựa những thực phẩm tốt cho sức khỏe!