3 điều cần lưu ý khi dùng thuốc aspirin để bảo vệ tim mạch

Những người mắc bệnh tim mạch có thể được kê đơn thuốc aspirin liều thấp để giúp ngăn ngừa cục m.áu đông.

Tuy nhiên có 3 điều dưới đây, người bệnh cần đặc biệt lưu ý khi dùng thuốc…

Aspirin là dẫn xuất của axit salicylic, là một loại thuốc có tác dụng giảm đau, kháng viêm. Tuy nhiên, do khả năng ức chế kết tập tiểu cầu trong m.áu, aspirin cũng được kê đơn dưới sự giám sát của bác sĩ tim mạch để ngăn ngừa cục m.áu đông, hạn chế đau tim và nguy cơ đột quỵ.

Các cục m.áu đông là nguyên nhân hàng đầu gây ra các cơn đau tim và đột quỵ. Cục m.áu đông hình thành khi mảng bám (cholesterol và các chất khác lắng đọng trên thành động mạch) vỡ ra. Khi các động mạch đã bị thu hẹp do sự tích tụ mảng bám, cục m.áu đông có thể chặn mạch m.áu và ngăn chặn dòng m.áu đến não hoặc tim.

Dùng aspirin liều thấp sẽ làm giảm khả năng hình thành cục m.áu đông.

Dùng aspirin liều thấp sẽ làm giảm khả năng hình thành cục m.áu đông do khả năng ức chế sự ngưng kết tiểu cầu, là một loại tế bào m.áu có vai trò quan trọng trong việc hình thành cục m.áu đông. Do vậy, aspirin có thể giảm khả năng hình thành cục m.áu đông trong lòng mạch m.áu và tim nhờ đó ngăn ngừa được các biến cố tim mạch và đột quỵ.

Đối với những người có t.iền sử đau tim hoặc đột quỵ, giảm nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ được gọi là phòng ngừa thứ cấp. Đối với những bệnh nhân từng bị đau tim hoặc đột quỵ, cũng như những người bị đau thắt ngực, phẫu thuật bắc cầu động mạch vành hoặc nong mạch vành, sử dụng aspirin liều thấp đều đặn giúp ngăn ngừa các cơn đau tim tái phát.

Tuy nhiên, thực tế, việc sử dụng aspirin không phải là tuyệt đối an toàn. Vì vậy khi sử thuốc cần lưu ý các điều sau đây:

1. Không dùng aspirin khi chưa được bác sĩ chuyên môn đ.ánh giá nguy cơ tim mạch

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch hoặc đột quỵ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cả đã biết và chưa biết. Nếu chưa được chẩn đoán về nguy cơ mắc bệnh tim thì việc sử dụng aspirin để ngăn ngừa bệnh tim có thể không phù hợp.

Hiện nay, chụp CT không xâm lấn để đo mức độ vôi hóa động mạch vành là một cách chính xác để chẩn đoán nguy cơ mắc bệnh tim và xác định liệu bệnh nhân có nên dùng aspirin hay không. Bệnh nhân nam và nữ ở độ t.uổi 30 có t.iền sử gia đình mắc bệnh tim sớm, nam giới trên 40 t.uổi và phụ nữ mãn kinh trên 50 t.uổi nên thực hiện kiểm tra CT này. Các bác sĩ có thể quyết định có nên chỉ định dùng thuốc aspirin hay không dựa trên tình trạng vôi hóa động mạch vành của bệnh nhân.

Aspirin có thể ngăn ngừa các cơn đau tim và đột quỵ nhưng cũng có thể có gây hại nếu sử dụng không đúng.

2. Aspirin nguy hiểm nếu sử dụng không đúng cách

Ngay cả việc dùng aspirin liều thấp mỗi ngày cũng có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết đường tiêu hóa (thực quản, dạ dày, ruột và h.ậu m.ôn). Các triệu chứng c.hảy m.áu bao gồm nôn ra m.áu đỏ tươi, nôn ra m.áu đỏ sẫm và phân đen. Nếu những triệu chứng này xảy ra, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức. Ngoài ra, ở một số trường hợp hiếm gặp, aspirin liều thấp cũng có thể gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng như sốc phản vệ.

Bệnh nhân có t.iền sử loét dạ dày, huyết áp cao, khó tiêu, k.inh n.guyệt ra nhiều, người mắc bệnh phổi, từng có vấn đề về đông m.áu, có các vấn đề về gan, thận, bệnh nhân hen suyễn khi sử dụng aspirin cần hết sức lưu ý.

Aspirin cũng tương tác với các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS) như ibuprofen và naproxen, thuốc làm loãng m.áu như warfarin… Vì vậy, tuyệt đối không nên tự ý dùng aspirin khi chưa đ.ánh giá chính xác nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và mạch m.áu não.

3. Để ngăn ngừa đau tim và đột quỵ không chỉ dựa hoàn toàn vào thuốc aspirin

Để phòng ngừa đau tim và đột quỵ thì việc duy trì lối sống lành mạnh cũng quan trọng không kém. Bắt đầu một lối sống lành mạnh càng sớm thì càng tốt cho sức khỏe của bạn.

Các biện pháp chính bao gồm:

Không hút thuốc: Một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm cho sức khỏe của mình là không sử dụng t.huốc l.á dưới mọi hình thức. Sử dụng t.huốc l.á là một thói quen khó bỏ nhưng góp phần gây ra bệnh tim và nhiều bệnh lý ngu

Tập thể dục: Tập thể dục và hoạt động thể chất là những cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa bệnh tim cũng như nhiều bệnh và tình trạng khác.

Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: Chế độ ăn tốt nhất để ngăn ngừa bệnh tim là chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, cá, thịt gia cầm và dầu thực vật. Hạn chế ăn thịt đỏ và thịt chế biến sẵn, carbohydrate tinh chế, thực phẩm và đồ uống có thêm đường, natri và thực phẩm có chất béo chuyển hóa.

Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Thừa cân, béo phì đều góp phần gây ra bệnh tim cũng như một loạt các vấn đề sức khỏe khác. Bên cạnh đó, người bệnh cần tái khám định kỳ để các bác sĩ theo dõi, giám sát quá trình dùng thuốc và đề xuất những giải pháp phù hợp.

Phát hiện thêm công dụng chữa bệnh của củ nghệ

Nghệ là loại gia vị rất quen thuộc, thông dụng và cũng là một vị thuốc quý có thể sử dụng để phòng trị chữa nhiều bệnh.

Gần đây khoa học còn phát hiện thêm nhiều tiềm năng chữa bệnh của củ nghệ…

1. Công dụng của củ nghệ

Theo Đông y, củ nghệ có vị cay, đắng, tính ấm; vào 2 kinh Can và Tỳ… có tác dụng hoạt huyết hóa ứ, thông kinh, chỉ thống (giảm đau). Dùng chữa đau ngực sườn, đau bụng do khí trệ huyết ứ; chữa phong thấp đau nhức, đặc biệt có hiệu quả với chứng đau vai và cánh tay. Còn dùng chữa phụ nữ bế kinh, đòn ngã sưng đau, mụn nhọt l.ở l.oét ngoài da…

Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, củ nghệ có tác dụng bảo vệ tế bào gan; kích thích sự co bóp của túi mật, tăng tiết dịch mật, làm giảm hàm lượng thành phần chất rắn trong dịch mật, khiến thành phần mật trở lại bình thường; giảm đau; kháng viêm; kháng khuẩn; hạ huyết áp; ức chế sự ngưng tập tiểu cầu; hạ mỡ m.áu; chống ô-xy hóa; chống ung thư; tăng co thắt tử cung và kháng s.inh d.ục ở mức độ nhất định.

Gần đây, khoa học còn phát hiện thấy các chất curcumin, demethoxycurcumin, bisdemethoxycurcumin trong củ nghệ có tác dụng kháng HIV rõ ràng. Có thể sử dụng để làm giảm nhẹ một số chứng trạng bệnh lý ở người bệnh HIV/AIDS, trong các giai đoạn cấp tính và mạn tính.

Củ nghệ có thể sử dụng phòng trị chữa nhiều bệnh.

2. Một số biện pháp sử dụng củ nghệ để chữa bệnh

– Chữa thổ huyết, c.hảy m.áu cam: Củ nghệ tán mịn, ngày uống 4-6g, chiêu bằng nước đã đun sôi.

– Hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành tim, đau thắt ngực: Củ nghệ (sao qua) 30g, đương quy (thái lát, sấy khô) 30g, mộc hương 15g, ô dược (sao qua) 15g. Tất cả tán mịn, ngày uống 2 lần. Mỗi lần uống 4g (có thể dùng ngô thù du sắc lấy nước để chiêu thuốc, tăng cường hiệu quả điều trị)

– Chữa viêm dạ dày, viêm đường mật: Nghệ vàng 6g, hoàng liên 3g, nhục quế 2g, diên hồ sách 5g, uất kim 5g, nhân trần 6g; sắc nước uống trong ngày.

– Giúp giảm đau vai gáy và cánh tay: Củ nghệ 10g, cành cây dâu tằm (tang chi) 10g, cốt khí củ 8g, bạch truật 10g, cam thảo 4g; sắc nước uống trong ngày.

– Lên cơn suyễn, đờm kéo lên tắc nghẽn, khó thở: Củ nghệ 40-50g, giã nát, hòa với đồng tiện (nước tiểu t.rẻ e.m khỏe mạnh), vắt lấy nước uống.

Củ nghệ hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành tim, đau thắt ngực

– Phòng trị các chứng bệnh phụ nữa sau sinh: Củ nghệ nướng chín, nhai, nuốt dần; hoặc giã nát hòa với rượu hay đồng tiện uống.

– Phụ nữ sau khi đẻ m.áu xấu xông lên tim: Nghệ đốt tồn tính (bên ngoài cháy đen, bên trong vẫn giữ nguyên mầu nghệ), tán thành bột mịn; ngày uống 3 lần, mỗi lần 3g.

– Với người nhiễm HIV/AIDS, bị rối loạn tiêu hóa, suy gan, ngực sườn và bụng dưới đau tức, tinh thần trầm uất, bồn chồn, dễ cáu giận: Củ nghệ 15g, hương phụ (củ gấu) 12g, đương quy 10g, bạch thược 10g, mộc hương 8g, bạch hoa xà thiệt thảo 30g, diệp hạ châu (chó đẻ răng cưa) 20g; sắc nước uống mỗi ngày 1 thang.

– Với những phụ nữ bị HIV/AIDS, bị ứ huyết, nổi u bướu, k.inh n.guyệt rối loạn, đau bụng: Củ nghệ 15g, đương quy 12g, bạch thược 10g, mẫu đơn bì 8g, hồng hoa 8g, diên hồ sách 8g, địa hoàng 15g, xuyên khung 6g, bạch hoa xà thiệt thảo 20g; sắc nước uống mỗi ngày 1 thang.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *